Cắt tay sâu bao lâu thì chết

Cuộc đời này chẳng ai có thể sống lại lần thứ 2, cũng không ai có thể sống hộ ai, buồn khổ sướng vui mỗi người đều tự làm ra lấy, tự chịu lấy. Ngày mai dẫu bạn có không ở trên đời này nữa, mặt trời vẫn sẽ mọc như thường, nếu sống thì nhất định phải tự mình biên tập cuộc đời mình.

Giờ đây khi đã làm việc tại một đài truyền hình nổi tiếng, tôi vẫn không quên được những ngày hè của 6 năm về trước, khi tôi nhận được kết quả thi đại học.

Ngoi ngóp trong học hành

Tuổi thơ của tôi là những trận đòn vì điểm kém, là nền giáo dục so sánh ganh đua mà tôi đồ rằng mọi đứa trẻ thời đó đều trải qua. Trong khi tôi là một đứa trẻ có tâm lý rất yếu.

Những trận đòn roi khiến tôi buồn suốt cả tuần trời. Chỉ một câu chê học kém thôi, tôi cũng có thể khóc thầm cả đêm. Những vết roi trên cơ thể dần lành lại nhưng vết thương trong tâm hồn lại cứ ngày một lớn lên. 

Tôi dần trở nên ít nói và xa lánh với mọi người. Tôi cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, vì dường như mỗi câu chuyện đều là về chuyện học hành, điểm số. Tôi sợ điều đó.

Hè năm 2012 là lúc tôi biết điểm thi đại học của mình, điểm thi còn thấp hơn cả điểm sàn năm ấy. Tôi như chết lặng, cả thế giới như sụp đổ dưới chân tôi. Không có một ai đứng về phía tôi mà động viên, một người thôi cũng không có. Mọi người nói tôi là kẻ thất bại, nói tôi không có tư cách để đi học đại học, còn nói kẻ như tôi bị chửi là đúng lắm.

Tôi lúc đó giống như một người sắp chết đuối, đang cố ngoi lên khỏi mặt nước thì lại bị người ta ở trên ném đá xuống, cứ như thể làm như vậy sẽ khiến tôi thức tỉnh mà vùng ngoi lên.

Không! Tôi làm sao có thể, tôi chỉ là đứa trẻ thôi mà.

Kết thúc thôi, cũng chẳng có gì lưu luyến nữa...

Tôi tuyệt thực suốt một tuần trời, hầu như chỉ chờ lúc nhà không có ai thì ra ngoài lấy một bình nước uống qua ngày. Tôi nghĩ: nếu mình cứ như thế này thì sẽ chết nhanh thôi.

Nhưng những cơn đói đến lả người ngày một tăng lên, không ngừng giày vò. Không được, tôi cần phải kết thúc sớm sự khó chịu này.

Vậy là tôi thủ sẵn một con dao rọc giấy. Tôi tính cả rồi, đợi khi cả nhà ngủ say tôi sẽ rạch tay, máu sẽ chảy ra hết, cho đến khi mọi người thức dậy thì mọi chuyện đã kết thúc.

Nghĩ đến chuyện ngày mai của các năm sau sẽ là ngày giỗ mình, nước mắt tôi lại tuôn ra.

Lặng nhìn khoảng không tối đen trong căn phòng của mình, tôi tự nhủ có lẽ đây là những gì cuối cùng trên thế gian này mà tôi được nhìn ngắm. Đen tối,

vô định và cô đơn... giống như cuộc đời tôi lúc này. Kết thúc thôi, cũng chẳng có gì lưu luyến nữa!

Tôi đưa con dao lên, trượt lưỡi dao ra khỏi chuôi nhựa một cách thật chậm, không còn nhiều thời gian nữa đâu. 1...2...3... Cứa. Lưỡi dao trượt ngang 1 đoạn dài qua cổ tay. Lưỡi dao không sắc hoặc tay tôi run rẩy, nên chỉ vừa đủ cứa một đường mỏng, cảm giác đau đớn ập đến dữ dội. 

Tôi ôm vội lấy cổ tay, cơn đau dần xâm chiếm toàn bộ tâm trí tôi. Cả người tôi run rẩy không ngừng, môi tôi mím chặt ngăn tiếng khóc không thành lời. Thì ra đây chính là cảm giác khi tự tay kết liễu cuộc đời mình, thật đau đớn biết mấy. Thì ra tôi sợ chết.

Nhìn con dao bên cạnh, tôi cứ nghĩ mình có nên cứa thêm một nhát nữa không? Quả thật tôi không cách nào cầm nó lên. Có lẽ tôi chưa thật đủ mạnh mẽ để chịu đau đớn mà đến với cái chết. Nhưng nếu sống, tôi biết phải đối diện với cuộc đời này như thế nào đây?

Tôi chỉ có một cuộc đời duy nhất!

Ngay sau ngày hôm đó, dù khó khăn nhưng tôi đã quyết định bắt đầu lại. Tôi tìm hiểu về các trường để nộp nguyện vọng 2. Điểm số và nguyện vọng làm các lựa chọn của tôi bị giới hạn, tôi cần phải ra tận trường để tận dụng cơ hội.

Ngày nộp đơn, tôi đã dậy từ sáng sớm và vác chiếc bụng đói, vượt hơn 150 cây số ra Hà Nội. Tôi lúc ấy là con bé con chưa đủ 18 tuổi, lần đầu tiên tự mình ra Hà Nội tìm trường, ngơ ngác hỏi hết người này đến người kia vì sợ lạc. 

Khu nộp đơn ở trường tôi chọn đông nghịt người, chủ yếu là các phụ huynh, mỗi tôi là con bé nhà quê lọt thỏm giữa đám đông, có lúc bị đám đông đẩy ra vì hầu như họ không xếp hàng mà chen lên. Đến lúc chen lên nộp lại bị thiếu 2 phong bì, tôi lại hớt hải chạy ra ngoài tìm chỗ mua. 

Chật vật mãi cuối cùng cũng nộp được hồ sơ.

Xong xuôi đâu đó rồi tôi mới nhớ ra là từ đêm qua đến giờ mình chưa ăn gì. Phải ăn đã, mình đã quyết định sống rồi thì phải sống cho tử tế.

Ngày chuẩn bị nhập học, tôi gần như dọn hết đồ của mình để đem ra Hà Nội. Lần này xa nhà, tôi thật sự muốn giải thoát cho chính bản thân mình, muốn tự mình bắt đầu lại mọi thứ.

Vì chưa tìm được nhà trọ ngay nên những ngày đầu tôi ở nhà người quen của bạn, 4 người chật chội trên một chiếc giường trong một căn phòng khoảng 15m2. Ban ngày tôi mang giấy tờ đi nhập học, buổi tối đi bộ tìm nhà trọ, sau khi tìm nhà trọ rồi tự mình sắm sửa mua đồ dùng.

Con bé chưa tròn 18 tuổi năm ấy đã tự mình set-up mọi thứ rất ổn thỏa mà không hề rơi một giọt nước mắt nào. Cuộc đời trước mắt chỉ có thể dựa vào sự lèo lái của bản thân, tôi nghĩ như thế.

Còn nhiều lắm những câu chuyện nối đuôi nhau sau đó. Ngần ấy năm, từ con bé đáng thương tự mình tìm đến cái chết đến một cô biên tập viên tổ chức cả một chương trình truyền hình. Chẳng bằng ai nhưng có lẽ cô bé suýt chết năm ấy sẽ không bao giờ hình dung ra được.

Mọi người cho rằng vì tôi nỗ lực. Nhưng tôi biết, chỉ mình tôi nỗ lực thôi chưa đủ, chính khoảnh khắc đau đớn ngắn ngủi kia đã kéo tôi lại với cuộc đời này một lần nữa khi tôi đứng trước lằn ranh mong manh sống - chết, cho tôi một cơ hội làm lại tất cả.

Cuộc đời này chẳng ai có thể sống lại lần thứ 2, cũng không ai có thể sống hộ ai, buồn khổ sướng vui mỗi người đều tự làm ra lấy, tự chịu lấy. Ngày mai dẫu bạn có không ở trên đời này nữa, mặt trời vẫn sẽ mọc như thường, nếu sống thì nhất định phải tự mình biên tập cuộc đời mình.

Bạn đọc thân mến,

Bắt đầu phát động từ tháng 5-2018, đến nay cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" đã bước vào thời điểm kết thúc: tháng 12-2018 [như điều lệ cuộc thi].

Suốt thời gian qua, ban tổ chức đã nhận trên 1.000 tác phẩm dự thi của bạn đọc. Phần lớn tác phẩm đều viết về ký ức ấn tượng nhất của cuộc đời mình, cho chính tác giả bài học cuộc sống, làm thay đổi số phận.

Hiện ban tổ chức cuộc thi đang tiến hành các bước để chấm giải và dự kiến việc trao giải diễn ra trong tháng 12-2018. Chúng tôi sẽ thông báo kết quả cuộc thi trên trang 18 Tuổi Trẻ nhật báo và tại tuoitre.vn khi có kết quả. Các tác giả đoạt giải sẽ được ban tổ chức thông báo và được trao giải tại một buổi lễ do báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Do một số sơ suất, đến nay một số tác giả chưa nhận được nhuận bút, chúng tôi sẽ rà soát và gửi đến quý vị sớm nhất. Trong quá trình thông báo bài dự thi, có lúc còn sót tên một vài tác giả, chúng tôi đã bổ sung đầy đủ nhưng cũng rất xin lỗi vì sự không kịp thời. Mong bạn đọc lượng thứ.

Sau bài viết này, cuộc thi sẽ kết thúc. Tuy nhiên Tuổi Trẻ vẫn tiếp tục nhận và đăng những bài viết hay, bài được đăng được trả nhuận bút theo quy định của Tuổi Trẻ. Xin chân thành cảm ơn.

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

Từ ngày 30-11 đến 3-12, cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" đã nhận được bài dự thi của các tác giả: Thân Trọng Quý, Nguyễn Thị Hằng, Huỳnh Thanh Tuyết, Lê Huỳnh An Thủy, Trần Huỳnh Xuân, Lê Thị Kim Thơ, Trần Phương Nam, Nguyễn Thành Đạt [TP.HCM], Nguyễn Khánh Vân [Tây Ninh], Ngô Quang Thanh [Đồng Nai], Hà Thị Thủy [Thái Bình], Nguyễn Thiện Nam, Hà Thị Thiên Lý, Mai Hương, Tô Trâm Anh, Nguyễn Quang Hòa, Lê Thị Lan Anh [Hà Nội], Nguyễn Thị Hường [Hưng Yên], Phạm Thị Thuận [Hải Dương], Nguyễn Thị Phúc Thảo [Đà Nẵng], Lê Thị Thu Trang [Phú Yên], Jessica Nguyen, Trương Nữ Quỳnh Thư, Nguyễn Thị Kim Việt, Chi Phạm.

Đồng hành cùng cuộc thi này

Tuổi Trẻ tiếp tục chào đón bài của bạn đọc.

LÊ THỊ LAN ANH [Hà Nội]

Vết cắt sâu có thể gây ra bởi vật nhọn làm tổn thương da, bao gồm những thứ đơn giản như góc tường hoặc dụng cụ để cắt như dao. Bất kể nguyên nhân là gì, vết cắt sâu thường đau đớn, chảy nhiều máu và có thể cần đến cấp cứu. Nếu bạn, hoặc ai đó có vết cắt sâu, bạn cần phải xem xét sự nguy hiểm của vết thương và sau đó xử lý ngay.

  1. 1

    Kiểm tra vết thương. Nếu bạn thấy mỡ, bắp thịt hoặc xương qua vết cắt hoặc nếu vết cắt rộng và hở, bạn có thể sẽ cần khâu lại. Nếu không chắc, bạn nên đến trạm y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Dấu hiệu cho biết vết thương cần được xử lý ngay bao gồm: đau dữ dội, chảy nhiều máu, dấu hiệu sốc phản vệ [như da trở nên lạnh và toát mồ hôi hột, cảm thấy lạnh hoặc trở nên nhợt nhạt].
    • Vết cắt sâu là khi bạn có thể thấy mỡ [lớp chồi lên màu vàng], bắp thịt [đỏ đậm, mô dạng sợi] hoặc xương [mặt phẳng cứng, màu trắng ngà].[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nếu vết cắt không xuyên sâu qua da, bạn không nhất thiết phải khâu và có thể tự chăm sóc tại nhà.

  2. 2

    Sơ cứu vết thương nghiêm trọng trước khi đến gặp bác sĩ. Nếu bạn cho rằng vết cắt cần được cấp cứu, bạn cần phải thực hiện vài việc trước khi di chuyển. Nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước để rửa sạch bụi bẩn. Tiếp theo, dùng áp lực đè lên vết thương với khăn sạch hoặc băng gạc và tiếp tục giữ đè chặt trong khi di chuyển đến phòng cấp cứu.

    • Vết thương sẽ được rửa sạch một lần nữa khi bạn đến gặp bác sĩ để đảm bảo là nó đã được sát trùng kỹ.
    • Nếu vết thương lớn và chảy nhiều máu, hãy băng vết thương bằng khăn hoặc gạc y tế, sau đó tiếp tục giữ chặt bằng áp lực.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Đừng cố làm sạch vết thương hoặc làm kín vết thương bằng dụng cụ có sẵn ở nhà. Đừng cố lấy bất kỳ vật thể nào không trôi ra khỏi vết thương khi rửa. Nếu thủy tinh hoặc mảnh vỡ nào đó ghim vào vết thương, bạn có thể làm vết thương trở nên nặng hơn khi tự lấy nó ra. Bên cạnh đó, đừng cố may hoặc dán kín vết thương vì các dụng cụ tại nhà có thể gây viêm nhiễm, khiến vết thương khó lành. Đừng dùng cồn tẩy rửa, oxy già hoặc i ốt để rửa vết cắt vì nó có thể làm vết thương lâu lành.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Bảo đảm an toàn khi di chuyển đến bệnh viện. Đừng tự lái xe vì việc này rất nguy hiểm. Nếu xung quanh không có ai và vết thương chảy máu nghiêm trọng, tốt nhất nên gọi cấp cứu.

  1. 1

    Vệ sinh vết cắt. Rửa bằng xà phòng và nước ít nhất 5-10 phút. Bất kỳ loại xà phòng nào và nước sạch cũng đều ổn. Nghiên cứu cho biết không có sự khác biệt lớn khi dùng phương pháp khử trùng bằng oxy già hoặc xà phòng kháng khuẩn để làm sạch vết cắt.

    • Quan trọng là bạn phải rửa vết thương thật kỹ. Nếu có bụi bẩn, thủy tinh hoặc vật thể khác trong vết cắt mà không thể dễ dàng làm sạch, hoặc nếu vết thương gây ra bởi vật nhiễm bẩn và bị gỉ sét, hoặc do động vật cắn, bạn nên đến gặp bác sĩ.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Giữ chặt bằng áp lực để cầm máu. Sau khi làm sạch vết thương, ấn khăn sạch hoặc gạc y tế lên vết thương ít nhất 15 phút. Bạn cũng có thể làm chậm việc mất máu bằng cách giữ vết cắt cao hơn vị trí của tim.

    • Nếu vết cắt vẫn tiếp tục chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Băng bó vết thương. Bôi một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh và băng lại bằng băng gạc y tế. Giữ vết thương khô ráo và sạch sẽ bằng cách thay băng gạc 1-2 lần mỗi ngày đến khi vết thương lành.

  4. 4

    Theo dõi để biết vết thương có bị nhiễm trùng hay không. Khi thấy có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ. Dấu hiệu bao gồm cảm giác nóng rát hoặc đỏ xung quanh vết thương, vết thương bị chảy mủ, đau đớn nhiều hơn hoặc bị sốt.

  1. 1

    Gọi hoặc nhờ ai đó gọi cấp cứu. Nhờ ai đó có chuyên môn xem xét càng nhanh càng tốt. Nếu bạn và người bị thương đang ở một mình, bạn cần phải cầm máu trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ.

  2. 2

    Đeo bao tay khi bạn chăm sóc người khác. Cách ly máu của người bị thương với bạn là việc rất quan trọng. Bao tay y tế sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi sự truyền nhiễm bệnh từ máu của người khác.

  3. 3

    Kiểm tra sự nghiêm trọng của vết thương và phản ứng của bệnh nhân với vết thương. Bên cạnh đó là kiểm tra hơi thở và tuần hoàn máu. Yêu cầu bệnh nhân nằm xuống hoặc ngồi nếu như có thể để họ nghỉ ngơi và thư giãn.

    • Kiểm tra vết thương để biết vấn đề. Cắt quần áo [nếu cần] để có thể nhìn rõ vết thương.

  4. 4

    Đánh giá độ nguy hiểm của vết thương đến tính mạng. Nếu vết thương ở tay hoặc chân chảy nhiều máu, yêu cầu bệnh nhân giơ cao bộ phận đó lên. Giữ nguyên vị trí đến khi ngưng chảy máu.

    • Sốc phản vệ cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bệnh nhân bị sốc, giữ ấm bệnh nhân và giúp bệnh nhân thư giãn.
    • Đừng tự lấy bất kỳ vật thể nào như mảnh vụn thủy tinh, trừ khi bạn đã được huấn luyện để làm việc đó; vì nó có thể làm mất nhiều máu nếu vật thể đó đang là vật cầm máu.

  5. 5

    Băng bó vết cắt. Đặt một miếng gạc y tế sạch lên vết cắt và ấn nhẹ trực tiếp lên đó.

    • Bạn có thể dùng băng quấn được làm từ vải nếu không có băng cá nhân. Nếu bạn có băng quấn hãy dùng để băng bó quanh vết thương. Đừng băng quá chặt, đảm bảo là bạn có thể luồng hai ngón tay vào lớp băng quấn.

  6. 6

    Nếu máu thấm qua lớp băng đầu tiên thì băng bó thêm một lớp nữa. Đừng cố lấy lớp băng đầu tiên ra vì có thể ảnh hưởng đến vết thương.

    • Không tháo miếng băng đầu tiên vì nó giúp giữ lại lớp máu đã đông, ngăn không cho máu chảy thêm nữa.

  7. 7

    Theo dõi hơi thở và tuần hoàn máu của bệnh nhân. Trấn an bệnh nhân trong khi chờ người đến giúp đỡ [trong trường hợp nghiêm trọng] hoặc đến khi máu ngưng chảy [trường hợp ít nghiêm trọng hơn]. Phải gọi cấp cứu nếu vết cắt nghiêm trọng và/hoặc không ngừng chảy.

    • Hãy mô tả tình trạng chấn thương của người bị nạn khi bạn gọi cấp cứu. Việc này sẽ giúp đội cấp cứu có sự chuẩn bị tốt hơn để ứng phó ngay khi tới hiện trường.

  8. 8

    Để nhân viên y tế xử lý vết thương. Ví dụ, nếu vết cắt sâu hoặc bị nhiễm khuẩn, bạn sẽ cần tiêm ngừa uốn ván. Uốn ván là một loại nhiễm khuẩn nghiêm trọng có thể dẫn đến bại liệt và tử vong nếu không được điều trị. Nhiều người tiêm ngừa uốn ván và boosters [tiêm nhắc lại] như một phần của lộ trình chăm sóc sức khỏe vài năm một lần.

    • Nếu vết thương của bạn là do một vật bị nhiễm bẩn hoặc gỉ sét gây ra thì việc tiêm mũi nhắc lại là rất quan trọng để tránh viêm nhiễm. Gặp bác sĩ để biết là bạn có cần phải tiêm hay không![10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Vết thương nghiêm trọng cần phải khâu hoặc đính kẹp bởi nhân viên y tế. Nếu vết cắt sâu, rộng hoặc hở, bác sĩ sẽ quyết định khâu [hay còn gọi là sutures] hoặc đính kẹp để vết thương liền lại. Khi bác sĩ khâu vết thương hoặc đính kẹp, họ sẽ rửa vết cắt và tiêm thuốc tê xung quanh vết thương. Sau khi khâu, bác sĩ sẽ băng vết cắt lại.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bác sĩ sẽ dùng kim y tế vô trùng và chỉ để khâu mép của vết cắt lại với nhau. Chỉ này có loại tự tiêu sau một thời gian hoặc loại không tự tiêu và phải tháo chỉ ra khi vết thương lành lại.
    • Đinh kẹp để làm liền vết cắt là loại đặc biệt dùng trong phẫu thuật tương tự như mũi khâu và phải được tháo ra như chỉ không tự tiêu. [12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Chăm sóc vết thương đúng cách. Chăm sóc vết thương đã được khâu và đính kẹp là rất quan trọng để vết thương mau lành và không bị nhiễm trùng. Để được như vậy, bạn nên:[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Giữ cho mũi khâu hoặc đinh kẹp khô và được băng bó hằng ngày. Bác sĩ sẽ cho bạn biết nên giữ trong bao lâu. Thường sẽ là 1-3 ngày tùy thuộc vào loại chỉ và kích thước của vết thương.
    • Khi làm ướt vết thương, hãy dùng xà phòng và nước nhẹ nhàng rửa lên toàn bộ mũi khâu hoặc đinh kẹp. Đừng ngâm vết thương vào nước, giống như khi tắm hoặc bơi. Quá nhiều nước sẽ làm vết thương lâu lành và gây nhiễm trùng.
    • Sau khi rửa, thấm khô nước và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Băng bó vết thương bằng gạc hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

  3. 3

    Tránh các hoạt động hoặc chơi thể thao có thể ảnh hưởng đến vết thương trong ít nhất 1-2 tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên dừng trong bao lâu. Mũi khâu có thể rách, khiến cho vết thương hở thêm một lần nữa. Hãy đến gặp bác sĩ nếu trường hợp đó xảy ra.

    • Gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu nhiễm trùng [ví dụ như sốt, ửng đỏ, sưng, chảy mủ].

  4. 4

    Đến gặp bác sĩ khi vết thương lành. Chỉ không tự tiêu và đinh kẹp sẽ được lấy ra sau 5-14 ngày. Khi đã tháo chỉ hoặc đinh kẹp, bạn nên bảo vệ vết sẹo khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng hoặc che lại bằng quần áo. Nhờ bác sĩ giới thiệu cho bạn loại kem bôi làm lành sẹo.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Các loại kem chứa vitamin E hoặc silica có thể làm giảm hình thành sẹo lồi [các vết đỏ và lồi lên] sau khi một vết thương nghiêm trọng phục hồi.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Anthony Stark, EMR. Anthony Stark là nhân viên cấp cứu y tế được chứng nhận tại British Columbia. Ông hiện đang làm việc cho Dịch vụ xe cứu thương British Columbia. Bài viết này đã được xem 41.048 lần.

Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu

Trang này đã được đọc 41.048 lần.

Video liên quan

Chủ Đề