Cắt vát cành giâm với đường kính là

Yêu cầu của nghề : a. Phải có tri thức và những kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả b. Phải yêu nghề, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. c. Phải có sức khoẻ tốt - Yêu cầu nào cũng quan trọng và rất cần thiết, không thể thiếu một yêu cầu nào nếu muốn có kết quả trồng tốt nhất. Tuy nhiên phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động sáng tạo thì mới có thể theo nghề trồng cây ăn quả và trồng có kết quả được, nếu không yêu nghề thì chẳng bao giờ có sáng tạo hay học hỏi thì dù có tri thức vẫn không thể trồng cho kết quả tốt nhất được.

Phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay là chiết và ghép . Vì : cây ghép sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự hoạt động của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khi hậu đất đai của cây gốc ghép Cây ghép giữ được đặc tính của cây muốn nhân Tăng cường khả năng chống chịu của cây

Kỹ thuật chiết Bước 1. Khoanh vỏ: Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. Dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào tượng tầng, dùng giẻ lau sạch vết cắt. Bước 2. Chuẩn bị hỗn hợp bó bầu: Cùng với việc chọn cành, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn vớiphân chuồnghoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây... Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà [đất có thể vê thành con giun, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay]. Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 - 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ. Bước 3. Chiết cành Chọn ngày có thời tiết tốt [trời nắng], dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau. Ví dụ, các loại cây có nhiều nhựa mủ như hồng xiêm, trứng gà thì nên phơi nắng tối thiểu 7 ngày sau đó mới bó bầu, còn các giống ít nhựa mủ hơn như các cây có múi, nhãn, vải... thì nên phơi nắng tối thiểu 2-3 ngày sau đó mới bó bầu Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như đất bó bầu, giấy nilon, dây bó... Dùng nguyên liệu đất đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều đủ bó xung quanh cành, dùng giấy nilông quấn xung quanh bầu, lấy dây buộc chặt hai đầu túi bầu, buộc chặt không cho bầu chiết xoay tròn. Bước 4. Cắt cành chiết Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanhthì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.. Bước 5. Hạ bầu chiết Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non Mật độ giâm cành chiết 20x20 cm, hoặc 30 x 30 cm. Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Trước khi hạ bầu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5- 10 ngày chuyển sang chế độ 1-2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt chiếttre và chăm sóc như với cây giâm cành Sau khi hạ bầu 15 - 20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.

Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây ăn quả mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng để nhân giống cây ăn quả được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành. + Nhóm các phương pháp ghép mắt. Phương pháp ghép mắt cửa sổ. Phương pháp ghép mắt cửa sổ thường được áp dụng với các chủng loại cây ăn quả dễ bóc vỏ, có thân cành dễ lấy mắt, mắt ghép lớn.

Trên gốc ghép, cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở vết ghép có dạng cửa sổ và bóc bỏ phần vỏ. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt một phần khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn vết mở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Sau ghép 15 - 20 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.

Bước 1: Chọn và cắt cành ghép - Chọn cành bánh tẻ, có lá, mầm ngủ to, không sâu bệnh. Đường kính của cành ghép phải tương đương với gốc ghép. - Cắt vát đầu gốc của cành ghép [có 2 - 3 mầm ngủ] một vết dài từ 1,5 - 2cm.

Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm. - Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép. - Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép. Bước 3: Ghép đoạn cành - Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau. Buộc dây ni lông cố định vết ghép. Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong. Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép Sau khi ghép từ 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.

giải giúp e phần trắc nghiêmh vs ạ

Video liên quan

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Thực hành: Giâm cành được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới quý độc giả tìm hiểu và tham khảo môn Công nghệ 9 để giảng dạy và học tập hiệu quả hơn.

Bài: Thực hành: Giâm cành

  • I - DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU
  • II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH
  • III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

I - DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU

Dao nhỏ sắc

Kéo cắt cành, lá

Khay đựng đất bột mịn hoặc cát

Bình tưới nước có vòi sen

Túi bầu PE có kích thước 9cm x 15cm

Thuốc kích thích ra rễ.

Nền giâm cành.

II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH

Bước 1. Cắt cành giâm

Cắt vát cành giâm với đường kính là

Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 – 7cm, có từ 2 – 4 lá. Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.

Bước 2. Xử lý cành giâm

Cắt vát cành giâm với đường kính là

Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, nhúng sâu từ 1 - 2 cm trong thời gian 5 - 10 giây. Sau đó vẩy cho khô.

Bước 3. Cắm cành giâm

Cắt vát cành giâm với đường kính là

Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 - 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.

Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc.

Bước 4. Chăm sóc cành giâm

Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho đất, cát và mặt lá luôn ẩm.

Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn.

Cắt vát cành giâm với đường kính là

Sau khi giâm khoảng 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất

III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hành theo nội dung:

- Sự chuẩn bị thực hành

- Thực hiện quy trình thực hành

- Số cành giâm được.

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động.

Với nội dung bài Thực hành: Giâm cành các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức phương pháp, quy trình thực hiện cách giâm cành...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 9: Thực hành: Giâm cành. Các bạn học sinh cùng quý thầy cô có thể tham khảo một số tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải vở bài tập Công nghệ 9, Tài liệu học tập lớp 9

Bài 4. Thực Hành : Giâm cành – Thực hành bài 4 trang 24 SGK Công Nghệ 9 – Trồng cây ăn quả. Để giâm cành theo đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật cần :

I. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU

2 dao nhỏ sắc

1 kéo cắt cành, lá

1 Khay đựng đất hoăc cát

1 Bình tưới nước

4 túi bầu PE có kích thước 9cm x 15cm

Cành giâm: Cành cây khúc tần, …

II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH

 + Các bước của quy trình giâm cành là:

Cắt vát cành giâm với đường kính là

Quảng cáo

– Bước 1: Cắt cành giâm:Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 – 7cm, có từ 2 – 4 lá. Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá. Cắt vát cành giâm có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cành giâm và làm tăng lực 

– Bước 2: Xử lý cành giâm: Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ , nhúng sâu từ 1 – 2 cm trong thời gian 5 – 10 giây. Sau đó vẩy cho khô.Làm cho rễ cành giâm mau hình thành.

– Bước 3: Cắm cành giâm : – Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 – 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.

– Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc.Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển

– Bước 4: Chăm sóc cành giâm : Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho mặt luống luôn ẩm.
Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn

Sau khi giâm khoảng 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất

+ Một số loại cây nhân giống được bằng phương pháp giâm cành như cây: Chanh, bưởi, mận, đào, rau ngót, sanh, dâu….

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 

Các nhóm tự đánh giá theo kết quả của mình