Cấu tạo túi tiêu hóa ở thủy tức năm 2024

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào [không bào tiêu hóa] và tiêu hóa ngoại bào [túi tiêu hóa, ống tiêu hóa].

II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip…

- Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào.

- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa $ \rightarrow$ Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa $ \rightarrow$ thức ăn được thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản $ \rightarrow$ chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất.

III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HÓA

- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa.

- Túi tiêu hóa hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.

- Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó, thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.

IV. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA

- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.

- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.

- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa [tiêu hóa cơ học] và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa [tiêu hóa hóa học] để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

Tiêu hóa gồm 2 hình thức là tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào. Để tìm hiểu rõ hơn về 2 hình thức tiêu hóa này, hãy cùng VUIHOC tìm hiểu về các điểm giống và khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào qua bài viết sau.

1. Tiêu hóa nội bào là gì?

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu xem tiêu hóa nội bào là gì? Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra ngay bên trong tế bào nhờ không bào tiêu hóa.

Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào như trùng roi, trùng đế giày, trùng amip,…

Quá trình tiêu hóa nội bào trải qua các giai đoạn:

  • Thực bào: Màng tế bào lõm vào bên trong bao bọc lấy thức ăn hình thành không bào tiêu hóa.
  • Tiêu hóa: Lizoxom hợp nhất với không bào tiêu hóa, đưa các enzim tiêu hóa vào thủy phân các chất phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
  • Hấp thụ: Chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất, phần không tiêu hóa được của thức ăn được đưa ra khỏi tế bào theo hình thức xuất bào.

2. Tiêu hóa ngoại bào là gì?

Tiêu hóa ngoại bào là quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra bên ngoài tế bào.

Tiêu hóa ngoại bào xảy ra ở cả hệ tiêu hóa dạng túi và hệ tiêu hóa dạng ống. Trong đó, hệ tiêu hóa dạng ống tiến hóa hơn so với tiêu hóa dạng túi:

  • Tiêu hóa dạng túi gồm cả tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.

  • Tiêu hóa dạng ống chỉ tiêu hóa ngoại bào.

3. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào

Tiêu hóa nội bào

Tiêu hóa ngoại bào

Giống nhau

- Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào đều là 2 cơ chế tiêu hóa thức ăn.

- Cả tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào đều có sự tham gia của các enzim tiêu hóa.

- Kết quả của quá trình tiêu hóa đều là phân giải các chất phức tạp trong thức ăn thành các chất đơn giản.

- Cả 2 hình thức tiêu hóa đều thực hiện chung mục đích giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Khác nhau

Định nghĩa

Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra ngay bên trong tế bào nhờ không bào tiêu hóa.

Tiêu hóa ngoại bào là quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra bên ngoài tế bào.

Đối tượng

Vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh [trùng amip, trùng đế giày, trùng roi]

Từ ngành ruột khoang, giun dẹp [tiêu hóa bằng túi tiêu hóa] trở lên đến động vật có xương sống, chim, động vật có vú [tiêu hóa bằng ống tiêu hóa].

Phương thức tiêu hóa

Chỉ xảy ra tiêu hóa hóa học.

Xảy ra cả 2 phương thức: tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Nơi xảy ra

Xảy ra ở bên trong không bào tiêu hóa.

Xảy ra bên ngoài tế bào, trong khoang túi hoặc trong ống tiêu hóa.

Hoạt động nuốt thức ăn

Thức ăn được lấy vào bằng con đường thực bào. Màng tế bào lõm vào bao lấy thức ăn hình thành không bào tiêu hóa.

Thức ăn được lấy vào qua miệng [ở tiêu hóa bằng ống tiêu hóa] hoặc lỗ thông [ở tiêu hóa bằng túi tiêu hóa]

Cơ chế

Lyzoxom dung hợp vào với không bào tiêu hóa, đưa enzim vào không bào thực hiện thủy phân các chất.

Các tế bào tuyến [ở túi tiêu hóa] hoặc các tuyến [ở ống tiêu hóa] tiết ra các enzim tiêu hóa thủy phân trong lòng tiêu hóa ngoại bào. Các chất phức tạp trong thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

Hình thức hấp thụ chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng được khuếch tán trong tế bào chất qua màng không bào tiêu hóa.

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và thông qua biểu mô ruột.

Bài tiết chất thải

Các chất không được tiêu hóa được thải ra ngoài nhờ hình thức xuất bào.

Các chất không được tiêu hóa được bài tiết ra ngoài qua lỗ thông [ở tiêu hóa bằng túi tiêu hóa] hoặc qua hậu môn [ở tiêu hóa bằng ống tiêu hóa]

Mức độ phức tạp của quá trình tiêu hóa

Ít phức tạp, là 1 cơ chế đơn giản của sự tiêu hóa.

Phức tạp hơn, là 1 cơ chế phức tạp của sự tiêu hóa.

Thành phần trong hệ tiêu hóa

Không bào tiêu hóa, lizoxom.

Lỗ thông, xúc tua, tế bào tuyến, không bào tiêu hóa ở tiêu hóa bằng túi tiêu hóa. Các cơ quan tiêu hóa miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột và cuối cùng là hậu môn.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất cho bản thân

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình Sinh học lớp 11 yêu cầu các em phải nắm thật chắc. Chúc các em ôn tập tốt. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay vào Vuihoc.vn để xem thêm các bài giảng hoặc liên hệ tới trung tâm hỗ trợ để nhận thêm nhiều bài giảng và chuẩn bị hành trang kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhé!

Chủ Đề