Cervix cổ nghĩa là gì

CIN là giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung hay còn được gọi là giai đoạn loạn sản tế bào cổ tử cung. CIN được chia làm nhiều mức độ khác nhau là 1,2,3. Vậy cụ thể Cin 1,2,3 cổ tử cung là gì?

1. Cin cổ tử cung là gì?

HPV gây tân sinh ở các lớp tế bào phủ bề mặt của cổ tử cung [Cervical Intraepithelial Neoplasia – CIN] đặc biệt là vùng tiếp giáp giữa lớp biểu mô phủ mặt ngoài cổ tử cung với lớp niêm mạc ống cổ tử cung. CIN hay còn gọi là loạn sản cổ tử cung phát triển từ nông vào sâu của lớp biểu mô phủ cổ tử cung. Các lớp tế bào này thuộc loại tế bào sừng nhưng không hóa sừng hay còn gọi là tế bào biểu mô gai hay biểu mô vảy.

HPV gây tân sinh ở các lớp tế bào phủ bề mặt của cổ tử cung

Đây là giai đoạn phát triển sớm nhất của các tế bào bất thường của cổ tử cung mà chúng có thể trở thành tế bào ung thư. Loạn sản tế bào cổ tử cung thường là giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, có một số phụ nữ bị loạn sản tế bào cổ tử cung nhưng không phải ai bị loạn sản tế bào cổ tử cung cũng bị ung thư.

Tham khảo: phương pháp khoét chóp cổ tử cung

2. Thông tin cụ thể về Cin giai đoạn 1,2,3

Ung thư cổ tử cung xuất phát chủ yếu từ lớp tế bào này [>95%] chỉ có

ùy vào nồng độ nông sâu của tổn thương tân sản này mà người ta xếp độ I, II, III và ung thư tại chỗ[/caption]

  • CIN I là tổn thương lành tính trong đó các tế bào bất bình thường được giới hạn nằm ở 1/3 ngoài lớp tế bào của tế bào cổ tử cung [biểu mô]. Sự phân loại này bao gồm các tế bào đã bị biến đổi do bị nhiễm vi rút u nhú ở người [HPV]. Loại loạn sản này thường gặp ở những phụ nữ tuổi từ 25 đến 35 tuổi.
  • CIN II: Là giai đoạn loạn sản ở mức độ vừa phải, trong đó các tế bào bất thường đã chiếm một nửa lớp tế bào cổ tử cung [biểu mô].
  • CIN III: Là giai đoạn bị loạn sản nặng, trong đó toàn bộ lớp tế bào biểu mô là tế bào loạn sản, nhưng những tế bào này chưa xuyên qua lớp tế bào đáy để xâm nhập vào các tổ chức dưới biểu mô của cổ tử cung. Loại tổn thương này được gọi là ung thư tại chỗ [in situ], loạn sản nặng [CIN II] thường gặp nhiều ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi.

Thời gian từ khi lây nhiễm HPV đến khi có tổn thương CIN I thường mất 2 năm.

Chỉ có 1% và 5% của CIN II và 15% của CIN III dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Thời gian từ khi có tổn thương mức độ nhẹ CIN I đến khi tiến triển thành ung thư cổ tử cung xâm lấn kéo dài từ 10 đến 15 năm, trong đó từ ung thư tại chỗ [Carcinoma Insitu] đến khi ung thư xâm lấn kéo dài khoảng 2 năm. 70% CIN I sẽ tự khỏi sau 12 tháng và 90% sẽ tự khỏi sau 2 năm; 50% CIN II sẽ tự khỏi trong vòng 2 năm. Chỉ có 11% CIN I và 22% CIN II diễn tiến đến ung thư tại chỗ. Và từ 11% ung thư tại chỗ của CIN I chỉ có 1% và 5% của CIN II và 15% của CIN III dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Như vậy, sàng lọc ung thư cổ tử cung là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sàng lọc mọi bệnh ung thư nói chung. Vì nếu phát hiện được tổn thương sớm, bệnh nhân sẽ được điều trị và điều trị khỏi hoàn toàn, đặc biệt ung thư tại chỗ với các phương pháp rất đơn giản và không tốn kém.

  • Việc kiểm tra cổ tử cung thường xuyên sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn
  • Việc kiểm tra được kín đáo, và bạn có thể yêu cầu có nữ bác sĩ hoặc nữ y tá
  • Việc kiểm tra thường chỉ mất vài phút – và có thể hơi khó chịu, nhưng có thể cứu sống bạn

Có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung qua việc thường xuyên kiểm tra cổ tử cung. 

Xét nghiệm Kiểm tra cổ tử cung có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, vậy việc bỏ ra vài phút mỗi 5 năm để đi xét nghiệm có thể cứu mạng của bạn.

Nếu bạn không chắc khi nào thì mình cần đi xét nghiệm cổ tử cung lần kế, hãy liên lạc bác sĩ để họ giúp tìm ra, hoặc gọi đến Sở đăng ký Kiểm tra Ung thư Toàn quốc [National Cancer Screening Register - NCSR] qua số 1800 627 701.

Thông tin về việc kiểm tra cổ tử cung

Để giúp bạn hiểu được việc kiểm tra cổ tử cung là gì, chúng tôi tóm lược một số thông tin để giải thích việc kiểm tra [screening] có nghĩa là gì, tại sao việc này quan trọng, và những gì xảy ra tại cuộc hẹn kiểm tra cổ tử cung của bạn.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư xảy ra trong tế bào của cổ tử cung, phần dưới của tử cung [dạ con] nơi mở vào âm đạo.

Hơn 99% số trường hợp1, một dạng nhiễm trùng gọi là siêu vi gây u nhú ở người [human papillomavirus - HPV] là nguyên nhân của ung thư cổ tử cung.

Kiểm tra cổ tử cung là gì?

Kiểm tra cổ tử cung giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách tìm ra HPV trước khi HPV có thể gây ra tổn hại đến các tế bào.

HPV là một dạng nhiễm trùng rất thông thường mà đa số dân chúng sẽ gặp phải vào một lúc nào đó – việc lây nhiễm là qua hoạt động tình dục. HPV thường tự hết trong vòng 1-2 năm.

Trong các trường hợp hiếm, nhiễm trùng HPV mà không tự hết có thể làm cho các tế bào thay đổi và có thể trở thành ung thư cổ tử cung. Việc này thường kéo dài khoảng 10-15 năm.

Bị HPV không có nghĩa là bạn đã lăng nhăng hoặc không chung thủy – HPV là nhiễm trùng rất thông thường mà đa số mọi người sẽ mắc phải vào một lúc nào đó trong đời.

Ai có thể bị nhiễm trùng HPV?

Bất kỳ ai có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm HPV, ngay cả khi bạn chỉ có một người bạn đời duy nhất. HPV rất phổ biến nơi những người đã và đang có hoạt động tình dục.

Ai nên có Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung?

Nếu trong độ tuổi 25-74, bạn nên có Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung mỗi 5 năm. Việc này kể cả các phụ nữ đã có chủng ngừa HPV.

Việc kiểm tra cổ tử cung cần thực hiện ngay cả khi bạn mạnh khỏe mà không có triệu chứng gì – đây là một trong những việc quan trọng nhằm giúp bạn và gia đình sống cuộc đời lành mạnh.

Nếu bạn đã từng có hoạt động tình dục, hãy thảo luận với y tá hoặc bác sĩ về việc khi nào thì nên bắt đầu đi kiểm tra cổ tử cung. Nên thảo luận với người thân [chị em gái] và bạn gái về việc họ cũng nên đi xét nghiệm kiểm tra cổ tử cung.

Nếu bạn có trải qua triệu chứng gì, chẳng hạn như đau hoặc chảy máu bất thường, hãy gặp bác sĩ ngay thay vì chờ đến khi đi Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung.

Việc gì xảy ra tại cuộc hẹn kiểm tra cổ tử cung?

Khi đặt hẹn Xét nghiệm Kiểm tra Cổ Tử cung, bạn có thể yêu cầu việc này được thực hiện bởi nữ bác sĩ hoặc nữ y tá. Bạn không cần phải có xét nghiệm này với bác sĩ gia đình nếu bạn không muốn.

Khi đến cuộc hẹn Xét nghiệm Kiểm tra Cổ Tử cung, y tá hoặc bác sĩ sẽ đưa bạn đến một phòng riêng biệt, nơi họ sẽ thảo luận với bạn về cuộc xét nghiệm và giải thích về những gì cần làm.

Nhân dịp này họ cũng có thể thảo luận với bạn về sức khỏe tổng quát của bạn. Khi bạn đã sẵn sàng, họ sẽ yêu cầu bạn cởi bỏ y phục từ eo trở xuống và nằm lên giường [bạn có thể dùng tấm vải mỏng trên giường để che người].

Y tá hoặc bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cong đầu gối lên và họ sẽ nhẹ nhàng nhét một dụng cụ gọi là mỏ vịt [speculum] vào âm đạo của bạn. Việc này nhằm để giúp họ có thể nhìn rõ cổ tử cung và thu thập mẫu tế bào từ cổ tử cung.

Xét nghiệm này thường nhanh chóng và rất an toàn. Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, nhưng thường không đau. Nếu cảm thấy đau, hãy báo cho bác sĩ hoặc y tá biết.

Bạn có thể cảm thấy không thoải mái hoặc khác lạ khi làm Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung, nhưng điều quan trọng là nên nhớ rằng y tá và bác sĩ thực hiện việc này luôn luôn vì đây là một phần công việc của họ.

Cách thức để tôi nhận được kết quả của Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung?

Sau cuộc xét nghiệm, mẫu tế bào sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và y tá hoặc bác sĩ sẽ giải thích về việc bạn sẽ nhận được kết quả của mình bằng cách nào.

Tin đáng mừng là, nếu mẫu tế bào của bạn không có HPV, thì sau 5 năm bạn mới cần đi Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung lần kế tiếp.

Nếu trong tế bào có HPV, bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn cần phải đi Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung một lần nữa sau 12 tháng, hoặc cần có xét nghiệm thêm nữa và sớm hơn.

Tôi có thể nhận được các kết quả gì?

Các kết quả có thể là như sau:

  • Cần trở lại kiểm tra sau 5 năm
  • Kết quả không thỏa đáng
  • Cần đi xét nghiệm lại sau 12 tháng
  • Giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa

Cần trở lại kiểm tra sau 5 năm

Cuộc Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung cho thấy bạn không có siêu vi gây u nhú [HPV].

Chương trình Kiểm tra Cổ tử cung sẽ gửi thư mời bạn đến Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung lần nữa trong 5 năm tới.

Kết quả không thỏa đáng

Kết quả không thỏa đáng không có nghĩa là có vấn đề nào đó, mà chỉ có nghĩa là mẫu xét nghiệm đã không đọc được đúng cách. Điều quan trọng là bạn cần đi xét nghiệm lại sau 6-12 tuần lễ.

Cần đi xét nghiệm lại sau 12 tháng

Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung cho thấy bạn bị nhiễm trùng HPV. Vì cơ thể của bạn có thể đẩy lui việc nhiễm trùng này trong vòng 12 tháng kế tiếp, bạn nên đi xét nghiệm lần nữa sau 12 tháng để đảm chắc việc nhiễm trùng đã chấm dứt.

Nếu nhiễm trùng HPV đã chấm dứt sau 12 tháng, bạn có thể đi xét nghiệm lần nữa sau 5 năm.

Nếu cuộc xét nghiệm lập lại cho thấy HPV vẫn còn đó, bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm thêm.

Giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa

Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung cho thấy bạn có một loại HPV mà cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra thêm, hoặc mẫu xét nghiệm cho thấy các tế bào đã thay đổi và cần bác sĩ chuyên khoa quyết định xem bạn có cần được chữa trị không.

Điều quan trọng là bạn làm theo các chỉ dẫn của chuyên viên y tế nếu nhận được kết quả nói trên.

Tôi có thể đến đâu để được Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung?

Bạn có thể đến gặp y tá hoặc bác sĩ gia đình, hoặc y tá hoặc bác sĩ nào khác để được Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung.

Nên nhớ bác sĩ và y tá làm các xét nghiệm này luôn luôn vì đây là một phần công việc của họ. Nếu cảm thấy lo lắng về xét nghiệm này, bạn có thể thể nhờ người thân hoặc bạn bè đi cùng với mình.

Tôi có thể được dịch vụ thông phiên dịch giúp đỡ?

Nếu gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn có thể gọi đến Dịch vụ Thông Phiên dịch qua số 131 450.

Thông dịch viên có thể giúp bạn hiểu được thông tin về việc kiểm tra cổ tử cung, đặt hẹn cho cuộc kiểm tra, và thu xếp để một thông dịch viên có mặt trong cuộc hẹn.

Tôi có thể đem theo người thân hoặc bạn bè đến cuộc hẹn?

Được, bạn có thể đem theo bạn bè hoặc người thân khi bạn đi Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung.

Nếu như tôi quên khi nào thì đến lúc tôi cần đi Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung lần kế tiếp?

Nếu như không chắc khi nào thì đến lúc phải đi kiểm tra cổ tử cung lần kế tiếp, hãy liên lạc bác sĩ gia đình hoặc Sở đăng ký Kiểm tra Ung thư Toàn quốc [National Cancer Screening Register - NCSR] qua số 1800 627 701.

Bạn có thể dùng dịch vụ Thông phiên dịch qua số 13 14 50 và nhờ họ gọi đến NCSR.

Điều gì cản trở bạn đi Xét nghiệm Kiểm tra?

Nếu có lý do nào dưới đây cản trở bạn trong việc đi kiểm tra cổ tử cung, hãy đọc tiếp để biết tại sao việc đi kiểm tra cổ tử cung định kỳ là điều quan trọng cho tất cả phụ nữ.

“Bác sĩ có thể hỏi về mối quan hệ của tôi và điều này có thể làm tôi cảm thấy không thoải mái”

Bất cứ điều gì bạn nói với bác sĩ đều được bảo mật hoàn toàn, vì vậy bạn khỏi phải lo rằng thông tin riêng tư của mình bị chia sẻ.

“Bác sĩ của tôi là một người đàn ông”

Khi bạn đặt hẹn để được Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung, hãy yêu cầu việc xét nghiệm được nữ bác sĩ hoặc nữ y tá thực hiện. Bạn có thể được bác sĩ khác [không phải bác sĩ gia đình] thực hiện xét nghiệm nếu điều này làm bạn cảm thấy thoải mái hơn.

“Một số người trong gia đình hoặc cộng đồng sẽ phán xét về tôi”

Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung là việc quan trọng cần làm nhằm giữ cho cơ thể lành mạnh, vì cuộc xét nghiệm có thể cứu mạng sống của bạn bằng cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ không tiết lộ với ai khác về việc bạn đã có Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung, trừ khi có sự chấp thuận của bạn.

“Tôi không muốn nói về tình dục”

Điều quan trọng cho tất cả phụ nữ tuổi từ 25-74 mà từng có hoạt động tình dục thì nên đi kiểm tra cổ tử cung thường xuyên. Nên nhớ, việc có nhiễm trùng HPV [nguyên nhân cơ bản của ung thư cổ tử cung] không có nghĩa là bạn lăng nhăng.

Bằng cách giúp phát hiện ra các phụ nữ nào có mức nguy cơ cao về ung thư cổ tử cung, Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung giúp cứu được mạng sống.

*Vào tháng Mười Hai 2017, Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung thay thế xét nghiệm Pap và được xem là phương pháp kiểm tra phụ nữ để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Úc.

  • Tìm hiểu chương trình kiểm tra cổ tử cung đã thay đổi như thế nào

1 World Health Organisation. Human Papillomavirus [HPV] Factsheet. WHO. [Online] 3 September 2010. [Cited: 19 May 2015.] //www.who.int/immunization/topics/hpv/en/.

Giải thích từ ngữ

Cổ tử cung: Phần bên dưới [hoặc ‘cổ’] của tử cung [dạ con] nằm ở phía trên âm đạo.

Âm đạo: là phần ống kéo dài từ cổ tử cung cho đến bên ngoài cơ thể.

Mỏ vịt: Là một dụng cụ dùng trong Xét nghiệm Kiểm tra Cổ tử cung. Hình dáng dụng cụ này giống cái mỏ vịt và có tay nắm và được dùng để giữ âm đạo mở rộng. Dụng cụ này có thể làm bằng nhựa và dùng xong thì bỏ, hoặc làm bằng kim loại và có thể dùng lại.

Video liên quan

Chủ Đề