Chaâu nam cực diện tích bao nhiêu km vuông năm 2024

Nam Cực hiện là khối băng lớn nhất trên Trái đất với diện tích hơn 14 triệu km2. Những tảng đá ẩn bên dưới lớp băng có thể tiết lộ lịch sử "bận rộn" của Nam Cực.

Libby Ives - một ứng cử tiến sĩ về khoa học địa chất tại Đại học Wisconsin-Milwaukee (Mỹ) - cho hay: "Nam Cực là một lục địa giống như bất kỳ lục địa nào khác, với rất nhiều cảnh quan (dãy núi, thung lũng và đồng bằng), tất cả đều được định hình bởi lịch sử địa chất của nó. Phần lớn lịch sử địa chất này vẫn còn là một bí ẩn vì chưa đến 1% lục địa có những tảng đá lộ ra - thứ có thể giúp chúng ta hiểu hơn về câu chuyện này".

Nhiều tảng đá lộ ra ở Nam Cực là một phần của dãy núi Transantarctic - cao khoảng 4.500m hoặc cao hơn dãy núi Rocky ở Bắc Mỹ. Lục địa rộng lớn được chia thành hai phần: Đông và Tây. Theo phát hiện của các nhà địa chất, Đông Nam Cực là một nền cổ - một khối lục địa cổ đại của vỏ Trái đất và lớp phủ trên cùng bao gồm đá lửa, đá trầm tích và đá biến chất. Một số trong đó đã hơn 3 tỉ năm tuổi.

Ngược lại, Tây Nam Cực tương đối trẻ và có thành phần chủ yếu là đá núi lửa được rèn trong vành đai lửa Thái Bình Dương vào khoảng thời gian siêu lục địa Gondwana bắt đầu tan rã trong kỷ Jura.

Gondwana có nguồn gốc cổ xưa: Nó hình thành cách đây khoảng 600 triệu năm vào cuối thời kỳ Ediacaran, trước cả khi siêu lục địa Pangea tồn tại. Bắt đầu từ khoảng 200 triệu năm trước, Pangea tách thành 2 siêu lục địa nhỏ hơn - Laurasia ở phía bắc và Gondwana ở phía nam. Khoảng 180 triệu năm trước, Gondwana - bao gồm các phần của Nam Cực, Châu Phi, Australia, Ấn Độ và Nam Mỹ ngày nay - bắt đầu tách ra thành các mảnh lục địa quen thuộc hơn với chúng ta ngày nay. Đá bazan được tìm thấy ở rìa phía đông của Nam Cực khớp với đá được tìm thấy ở Nam Phi - đại diện cho các vết đứt gãy sớm ở Gondwana, theo Discover Antarctica.

Nam Cực ấm hơn trong thời đại Mesozoi (66-252 triệu năm trước) so với ngày nay. Nó từng có một rừng mưa ôn đới với khủng long và các sinh vật cổ đại khác trong kỷ Phấn trắng (66-145 triệu năm trước). Trên thực tế, nó là một con đường quan trọng ở phía nam. Trong hàng chục triệu năm, Nam Mỹ, Nam Cực và Australia vẫn được kết nối, cho phép hệ thực vật và động vật di chuyển trên phạm vi rộng lớn của chúng.

Các nhà khoa học không chắc khi nào Nam Cực chính thức trở thành một vùng đất đơn độc, mất kết nối đất liền với Australia và Nam Mỹ. Nhưng nghiên cứu gần đây nhất phát hiện, Drake Passage (vùng biển giữa Nam Cực và Nam Mỹ) và Tasman Gateway (vùng biển giữa Nam Cực và Australia) mở ra ngay khi kỷ nguyên Eocen chuyển thành kỷ nguyên Oligocen khoảng 34 triệu năm trước.

Sau lần đứt gãy cuối cùng, Australia tiến về phía bắc, trong khi Nam Cực bắt đầu trôi về phía nam. Khi Drake Passage và Tasmanian Gateway mở ra giữa các lục địa, chúng cho phép nước lạnh chảy liên tục quanh Nam Cực, cô lập lục địa này khỏi các dòng hải lưu ấm. Từ đó, Nam Cực bắt đầu đóng băng.

Ngày nay, Nam Cực đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống khí hậu Trái đất. Các tảng băng khổng lồ bao phủ lục địa phản chiếu ánh sáng Mặt trời và giữ cho hành tinh mát mẻ.

Nam Cực là châu lục nằm ở cực Nam Trái Đất. Nó là châu lục rộng thứ 5 thế giới với diện tích hơn 14.000.000 km2, gấp gần 2 lần kích thước của Australia. Khoảng 98% diện tích Nam Cực là băng tuyết dày ít nhất 1600 m do đó, điều kiện sống ở Nam Cực được coi là khắc nghiệt nhất trên toàn thế giới.

Chaâu nam cực diện tích bao nhiêu km vuông năm 2024

Nam cực sở hữu nhiều cái nhất bao gồm: châu lục lạnh nhất, gió nhiều nhất, khô nhất và có độ cao cách mặt nước biển trung bình cao nhất trong tất cả các châu lục. Dù tuyết rơi suốt ngày, nhưng Nam Cực lại rất khô, nó được coi là sa mạc với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ 200 mm dọc bờ biển và ít hơn rất nhiều nếu sâu vào trong đất liền.

Chaâu nam cực diện tích bao nhiêu km vuông năm 2024

Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Vì nó quá khắc nghiệt nên không có dân cư sinh sống, chỉ có khoảng 1000 - 5000 người sống tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục. Ngay cả những động vật và thực vật cũng rất hiếm hoi, chỉ có những loài thích nghi được cái lạnh mới có thể sống sót, bao gồm các loài tảo, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn, nấm và một số ít động thực vật.

Chaâu nam cực diện tích bao nhiêu km vuông năm 2024

Theo Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia thuộc Đại học Colorado Boulder, diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2 vào ngày 21/2, ít hơn 136.000km2 so với mức thấp kỷ lục năm 2022.

Chaâu nam cực diện tích bao nhiêu km vuông năm 2024
Sông băng ở Nam Cực ngày 14/9/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà khoa học Mỹ ngày 27/2 cho biết băng ở vùng biển Nam Cực trong tuần trước có thể đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 45 năm kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu theo dõi dữ liệu vệ tinh.

Theo Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC) thuộc Đại học Colorado Boulder (Mỹ), diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2 vào ngày 21/2, ít hơn 136.000km2 so với mức thấp kỷ lục đo được năm 2022.

Các nhà khoa học NSIDC nhấn mạnh đây là thống kê sơ bộ vì băng có thể tan chảy thêm vào cuối mùa. Dự kiến NSIDC sẽ công bố con số cuối cùng về diện tích băng vào đầu tháng Ba tới.

NSIDC cho biết sự biến mất của băng biển làm lộ ra các thềm băng và sông băng, dễ chịu tác động của những con sóng và điều kiện thời tiết ấm dẫn đến tan chảy và nứt vỡ.

Phân tích vệ tinh hồi năm ngoái cho thấy các sông băng ven biển ở Nam Cực đang tách ra các tảng băng trôi nhanh hơn khả năng tạo băng của tự nhiên.

Tình trạng giảm xuống của diện tích băng ở Nam Cực trong những năm vừa qua đang ở mức báo động.

Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới. Dải băng trên Nam Cực dày tới 4,8km và rộng 13,7 triệu km vuông. Ngoài băng biển, Nam Cực còn có băng trên đất liền. Các nhà khoa học cho biết khối lượng băng trên đất liền ít thay đổi vào mùa Hè hơn so với băng biển. Chu kỳ băng tuyết Nam Cực biến đổi đáng kể hằng năm, khi mùa Hè băng tan và mùa Đông đóng băng dày.

Lục địa này không trải qua tình trạng băng tan nhanh trong 4 thập kỷ qua như băng ở Greenland và Bắc Cực do khí hậu toàn cầu ấm lên. Tuy nhiên, tỷ lệ băng tan tại đây tăng cao từ năm 2016, gây lo ngại xu hướng băng tan có thể kéo dài.

Các nhà khoa học cảnh báo thế giới chứng kiến tốc độ băng tan cao gấp 6 lần so với những năm 90 của thế kỷ 20, kéo theo hệ quả mực nước biển dâng và đến năm 2100 có thể dẫn tới tình trạng lũ lụt hằng năm tại các khu dân cư hiện là nơi cư trú của khoảng 400 triệu người.

Qua phân tích dữ liệu thu được từ vệ tinh, các phương pháp đo tại chỗ và ứng dụng phân tích trên máy tính trong nhiều thập kỷ, 89 nhà nghiên cứu nhận thấy các khối băng mất đi tại Nam Cực đã tăng gấp 6 lần từ 81 tỷ tấn lên mức 475 tỷ tấn mỗi năm trong chưa đầy ba thập kỷ qua.

Trước hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, các khối băng dày hàng km trên Trái Đất đã sụt giảm tới 6.400 tỷ tấn trong giai đoạn 1992-2017. Tình trạng tan băng đã khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao gần 2cm.

[Có thêm dấu hiệu cho thấy băng ở Nam Cực đang giảm dần]

Dù là châu lục lạnh nhất thế giới, nhưng Nam Cực cũng không thể "miễn dịch" được với tình trạng ấm lên toàn cầu khi giới khoa học lần đầu tiên phát hiện mức nhiệt cao kỷ lục tại đây trong giai đoạn Hè 2019-2020. Các nhà khoa học ghi nhận nền nhiệt độ cao tới 9,2 độ C tại trạm quan trắc Casey.

Nắng nóng trong những mùa Hè gần đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan. Nắng nóng đã làm giảm tới 552 tỷ tấn băng ở vùng cực này, tương ứng với việc cứ mỗi giây lại có khoảng tám bể bơi chuẩn Olympic "tháo nước" vào các đại dương.

Dù khó có thể nhận thấy rõ dấu hiệu nước biển dâng bằng mắt thường so với việc gia tăng cường độ của các cơn bão, nhưng gần đây hiện tượng này đã cho thấy sức tàn phá nghiêm trọng nhất trong số các tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu.

Chaâu nam cực diện tích bao nhiêu km vuông năm 2024
Băng trôi ở Nam Cực. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các chuyên gia phân tích rằng hiện tượng này làm tăng thêm mực nước biển - thậm chí có thể lên tới hàng mét vào thế kỷ 22. Nếu tiếp tục bị tác động theo kịch bản biến đổi khí hậu ở mức trầm trọng nhất, Nam Cực và sẽ chứng kiến mực nước biển dâng trên 17cm vào cuối thế kỷ 21.

Trong năm nay, tình trạng báo động này có thể sẽ tiếp diễn và thậm chí còn khiến băng tan chảy nhanh hơn. Dự báo các dòng nước biển sâu chảy từ Nam Cực có thể giảm 40% vào năm 2050.

Theo một kết quả của nghiên cứu tại Australia, các sự kiện El Nino mạnh hơn trong tương lai có thể làm tăng tốc độ ấm lên của vùng nước sâu ở Nam Cực, khiến các thềm băng và tảng băng ở Nam Cực rơi vào tình trạng tan chảy không thể đảo ngược.

El Nino là giai đoạn ấm hơn của chu kỳ Dao động phương Nam El Nino (ENSO) xảy ra trên vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương. Nghiên cứu mới do Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) - cơ quan khoa học thuộc Chính phủ Australia, công bố đã chứng minh rằng sự biến đổi của ENSO làm giảm thiểu sự nóng lên ở gần bề mặt đại dương nhưng làm tăng tốc độ nóng lên của các vùng nước sâu hơn.

Các chuyên gia cho biết những phát hiện này rất quan trọng, cung cấp thêm sự hiểu biết về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Nam Cực. Ngoài ra, biến đổi khí hậu có thể sẽ làm tăng cường độ của ENSO, từ đó gia tăng cường độ của cả El Nino và La Nina./.