Chánh giác là gì

Skip to content

Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội

● 無上正等正覺  e: unsurpassed proper and equal right enlightenment, Anuttara Samyak Sambodhi là quả vị Phật, bậc đại giác ngộ. Ấy là quả vị cao tột nhứt mà đức Phật đã được lúc Ngài ngồi đại định nơi cội cây bồ đề. Chỗ giác ngộ của Phật không còn ai hơn nữa gọi là Vô thượng, xa lìa tà vọng gọi là Chánh, ngộ được chơn lý nên gọi là Giác. Phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là phát tâm mong cầu trí giác vô thượng, quả Phật cứu cánh.


Pháp Thí Hội không phải là shop bán các văn hóa phẩm Phật Giáo. Hội chỉ là nơi nhận Tịnh Tài của các Phật Tử gửi về, mua kinh sách [theo form đăng ký trên web của các Phật Tử ] và thay các Phật Tử đó đi cúng dường các chùa ở vùng xa , những nơi thiếu kinh sách cho các Phật tử nơi đó tu học. Nếu quý Phật Tử muốn thỉnh kinh sách xin vui lòng không đăng ký tại đây. Bỏ qua

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ chánh giác trong từ Hán Việt và cách phát âm chánh giác từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ chánh giác từ Hán Việt nghĩa là gì.

正角 [âm Bắc Kinh]
正角 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].

chánh giác
Nhân vật chủ yếu trong tác phẩm văn nghệ. ◇Hồ Thích 胡適:
Tại na cá cố sự lí, Sở Hoài Vương thị chánh giác, Khuất Nguyên đại khái hoàn thị phối giác
在那個故事裏, 楚懷王是正角, 屈原大概還是配角 [Độc "Sở từ" 讀"楚辭"].Diễn viên đóng vai chính [hí kịch, điện ảnh].

  • bội lễ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cuồng sĩ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đinh khẩu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ố tâm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cẩu đắc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ chánh giác nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: chánh giácNhân vật chủ yếu trong tác phẩm văn nghệ. ◇Hồ Thích 胡適: Tại na cá cố sự lí, Sở Hoài Vương thị chánh giác, Khuất Nguyên đại khái hoàn thị phối giác 在那個故事裏, 楚懷王是正角, 屈原大概還是配角 [Độc Sở từ 讀 楚辭 ].Diễn viên đóng vai chính [hí kịch, điện ảnh].

    1] PÀPPATIKUTHA CITTO: Có tâm gớm ghê điều xất xa tội lỗi, là tâm của Bồ-tát đã được thọ ký rồi thì hổ thenï và ghê sợ điều tội lỗi cũng như người bị phỏng lửa thấy lửa ghê sợ vậy.

    2] PASÀRANA CITTO: Có tâm vui thích theo điều thiện, là tâm của Bồ-tát lúc nào cũng vui tươi thỏa thích đến điều lành việc phải, một khi đã làm điều thiện nào thì sốt sắng vui vẻ làm cho đến khi được thành tựu không bao giờ bỏ dỡ.

    3] ADHIMUTTA KÀLAKIRIYÀ: Tâm nguyện ngưng tuổi thọ đã nhứt định, là khi Bồ-tát sanh về cõi trời làm cho ngưng trệ sự tạo pháp Ba-la-mật để độ chúng sanh ở thế gian, ngài bèn nguyện cho tuổi thọ ở cõi trời ấy cho giảm đi để sanh xuống trần gian độ đời, liền khi ấy tuổi thọ giảm bớt và sanh liền xuống cõi thế gian.

    4] VISESAJANATTAM: Là một bậc khác thường hơn tất cả chúng sanh khi ở trong bụng mẹ, vì tất cả chúng sanh khi ở trong bụng mẹ thì ngồi chồm hổm, hai tay nằm lại đở càm, mặt day vào lưng mẹ, đầu đội đồ mẹ mới ăn vào, mình ngồi trên vật thực cũ dơ dáy gớm ghê, còn Bồ-tát thì ở trong bụng mẹ rất sạch sẽ, mặt day ra phiá trước ngồi xếp bằng như vị pháp sư.

    5] TIKÀLANNÙ: Có sự nghi nhớ và biết rõ 3 thời kỳ, khi kiếp chót sẽ thành đạo thì: khi đầu thai vào lòng mẹ, biết rõ ta đầu thai vào lòng mẹ, khi ở trong bụng mẹ cũng biết rõ đương ở trong bụng mẹ, lúc sanh ra khỏi lòng biết rõ đương sanh ra khỏi lòng. Còn chư Phật Độc Giác và hai Thượng Thinh văn thì chỉ biết trong hai thời kỳ, trừ lúc ra khỏi lòng mẹ thì không biết, còn 80 vị đại A-la-hán thì chỉ biết có một thời kỳ là lúc vào thai bào mà thôi.

    6] PASÙTIKÀLO: Khi sanh ra thì Phật mẫu đứng sanh. Lúc ấy Bồ-tát xuôi hai tay xuống và tuột ra, cũng như vị pháp sư từ trên pháp tọa đi xuống vậy.

    7] MASSUNA JATIYO: sanh ra trong loài người là tất cả chư Bồ-tát khi kiếp cuối cùng sẽ thành Chánh Giác thì sanh ra làm người, chớ không phải trời hoặc là súc sanh. Nếu sanh làm trời mà thành đạo thì loài người lại thối thoát kiếm cớ cho là trời mới tu thành Phật được, còn nếu sanh làm súc sanh thì loài người cho thấp hèn hơn mình cũng không chịu tu theo, nên chư Bồ-tát mới sanh ra làm người để độ chư thiên, loài người và súc sanh cũng được. Hơn nữa khi làm người lúc nhập Niết Bàn mới có Xá Lợi lại cho chư thiên và nhân loại lễ bái cúng dường.

    7 pháp trên đây là xuất chúng [lạ thường] của chư Bồ-tát đã được thọ ký.

    Tất cả chư Bồ-tát đã giải trên đây đều phải thực hành theo 10 pháp Ba-la-mật đúng theo khuôn khổ nhất định của thời kỳ và đã được một vị Phật tổ thọ ký, tiên tri cho biết trước rằng còn bao nhiêu năm, tháng, ngày v..v... sẽ thành môt vị Phật tổ, chừng ấy mới gọi là "Thường trụ Bồ-tát" và thế nào cũng đắc quả Chánh Biến Tri "A-nậu-la tam-miệu tam-bồ-đề" không sai vậy.

    Chắc hẳn quí vị đều thắc mắc tự hỏi tại sao Phật nói kinh mình học mà nói không nói, còn tu là cốt được đắc quả mà ở đây Phật nói không đắc là tu làm sao?

    Trong đoạn trước, quí vị nhớ đức Phật phá pháp và phi pháp.

    Phải và quấy đã phá rồi, đến đây cái chúng ta quí kính nhất là pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức pháp chứng quả thành Phật, pháp đó có thật hay không?

    Phải và quấy không thật chúng ta đồng ý rồi, còn pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà Phật chứng có thật hay không? Nhiều khi những cái tầm thường thì thấy giả, nhưng đến cái cao quí hơn thì thấy thật.

    Thí dụ như chì, kẽm… chúng ta nói là giả, đến vàng lại thấy là thật. Nhưng nếu thấy vàng là thật thì cũng còn thấy thật, vì một cái thật thì những cái khác cũng thật luôn, cho nên pháp và phi pháp là giả rồi nhưng đến pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu chúng ta thấy thật thì cũng là bệnh.

    Vì thế đức Phật mới hỏi: Vậy Như Lai có được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay không? Và Như Lai có nói pháp hay không?

    Đó là hai câu hỏi Phật đặt ra để ngài Tu-bồ-đề trả lời. Ngài Tu-bồ-đề thưa: Như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, đây là ngài Tu-bồ-đề dè dặt, những gì Ngài biết thì nói biết, những gì học được nơi Phật thì nói con học của Phật.

    Thế nên Ngài thưa: Con biết theo nghĩa của Phật nói, chớ không phải con biết theo ý riêng của con, không có pháp nhất định tên Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai nói. Ngài trả lời dứt khoát như vậy.

    Tiếp theo Ngài mới giải thích lý do. Vì cớ sao? Như Lai nói pháp đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Câu này thật là khó! Quí vị thấy khi chúng ta chấp pháp thấp thì đức Phật phá pháp thấp không thật, đến khi pháp thấp phá rồi, chúng ta lại chấp pháp cao nên ở đây đức Phật phá luôn cả pháp cao.

    Thường ai tu cũng mong chứng quả thành Phật. Thành Phật rồi mới nói pháp, cũng như Phật chứng quả rồi Ngài nói pháp vậy. Như thế Ngài có chứng đắc và có nói pháp hay không?

    Trong đoạn trước Phật đã dạy: Phàm có tướng đều là hư vọng, và nếu còn thấy có pháp thật là cũng còn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

    Vậy pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là pháp thành Phật có thật không? Nếu thấy pháp đó thật thì cũng còn tướng ngã, tướng nhân…

    Tại sao? Vì nói thành Phật thì hỏi ai thành? Ta thành phải không? Thấy có pháp thành Phật thật thì phải có người thành Phật, đó là còn ngã, còn ngã thì còn nhân, còn chúng sanh, thọ giả. Nếu thế Phật là phàm phu mất rồi! Cho là Phật có nói pháp thật cũng không được, vì phàm những gì nói ra đều là tướng hư giả.

    Như vậy Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay nói gọn là Phật, là đối với chúng sanh. Chúng sanh là mê nên Phật là giác, giác đối với mê, hết mê rồi còn nói giác làm gì. Giác là đối đãi với mê, mê không thật thì giác cũng không thật; và nếu mê giác đều không thật thì có thành Phật hay không?

    Nếu không còn thấy có mê thật, giác thật thì tâm không còn chấp hai bên, mà tâm không chấp hai bên đó là như như, đó là Phật pháp thân hiện, không thấy được thành Phật mà đã thành Phật.

    Hiện giờ chúng ta mơ ước thành Phật mà không thành Phật được, vì mơ ước là vọng tưởng, mà vọng tưởng còn thì Phật pháp thân đâu có hiện, thế nên cầu mà không được.

    Trái lại, không thấy có pháp để cầu thành Phật, nên Tâm thể lặng lẽ không còn hai bên mê giác đối đãi, do đó tâm hoàn toàn thanh tịnh, Tâm thể thanh tịnh tức là Pháp thân Phật, là Như Lai.

    Không được mà được, đó là điều không thể nói cho thế gian hiểu, vì thế gian nói hoặc là được, hoặc là không, chớ không bao giờ nói không được mà được.

    Nhưng ở đây không đắc mà đắc, không chứng mà chứng, đó mới là khó khăn, bởi vì nếu thấy chứng đắc là còn có ngã tức là có pháp.

    Nếu phá được ngã pháp rồi thì đâu còn nói chứng nói đắc, mà không chứng đắc thì đó là Phật. Nhưng hễ nói Phật tức là có chứng có đắc rồi.

    Vì vậy Phật pháp vượt ngôn ngữ của thế gian. Ngôn ngữ thế gian luôn rơi vào hai bên hoặc được, hoặc mất, hoặc có, hoặc không. Ở đây phá hết những chấp ngã và pháp, khi ngã và pháp hết rồi thì đó là Phật.

    Nếu còn thấy có pháp để đắc là còn pháp, còn thấy mình chứng là còn ngã thì đâu phải là Phật, ngã pháp còn làm sao gọi là Phật được. Dẹp hết ngã pháp đó là Phật mà không có chứng, có đắc, đó mới thật là lạ.

    Cho nên không chứng mà chứng, không đắc mà đắc, chớ không phải một bề nói không đắc là không đắc.

    Như trong kinh Bát-nhã quí vị đọc “vô đắc v.v…” đừng nói như vậy là không ngơ; có nhiều người nói Bát-nhã nói cái gì cũng không, tất cả đều không. Không phải thế, khi không còn những chấp ngã pháp thì Pháp thân mới hiện tiền. Cũng như tôi đã nói không dính vào tất cả thì tâm mới an trụ, an trụ đó mới là an trụ thật.

    Ở đây cũng vậy, nếu tâm niệm còn dính còn chấp thì tâm niệm đó là tâm niệm cuồng loạn, là tướng sanh diệt. Không còn dính chấp vào cái hư giả đó mới là vô sanh, mới là chân thật, cho nên thật tướng là vô tướng, cái chỗ không tướng là tướng chân thật.

    Thật rất lạ, vì vậy người học Phật nếu không tu thì không bao giờ hiểu nổi, mình có tu rồi khi hết vọng tưởng thì thấy cái chân thật hiện tiền, còn nếu không tu thì nghe rất lạ, ngôn từ quá khó hiểu.

    Hòa Thượng, Thiền Sư Thích Thanh Từ.

    Trích trong: Kinh Kim Cang Giảng giải

    Được gắn thẻ chánh đẳng chánh giác, Như Lai, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác

    Video liên quan

    Chủ Đề