Chế độ hạch toán kế toán doanh nghiệp năm 2024

Xin hỏi chế độ kế toán là gì và việc đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán được quy định như thế nào? - Thu Huyền [TPHCM]

Chế độ kế toán là gì?

Căn cứu quy định tại Luật Kế toán 2015 thì có thể hiển chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

Quy định đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán [Hình từ internet]

Quy định đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán

Việc đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán được quy định cụ thể tại Điều 9 như sau:

[1] Đối với hệ thống tài khoản kế toán

- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

[2] Đối với Báo cáo tài chính

- Doanh nghiệp căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu [có sẵn] của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.

- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

[3] Đối với chứng từ và sổ kế toán

- Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn [không bắt buộc], doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

- Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán [kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký] đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.

Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài

Căn cứ Điều 10 thi nhà thầu nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc cư trú tại Việt Nam mà cơ sở thường trú hoặc cư trú không phải là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân thực hiện Chế độ kế toán tại Việt Nam như sau:

- Các nhà thầu có đặc thù áp dụng theo Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng cho nhà thầu;

- Các nhà thầu không có Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng thì được lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hoặc vận dụng một số nội dung của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình.

- Trường hợp nhà thầu lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện nhất quán cho cả niên độ kế toán.

- Nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế về Chế độ kế toán áp dụng không chậm hơn 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chính thức hoạt động tại Việt Nam. Khi thay đổi thể thức áp dụng Chế độ kế toán, nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế không chậm hơn 15 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi.

Nhà thầu nước ngoài phải kế toán chi tiết theo từng Hợp đồng nhận thầu [từng Giấy phép nhận thầu], từng giao dịch làm cơ sở để quyết toán hợp đồng và quyết toán thuế.

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam nhưng có nhu cầu bổ sung, sửa đổi thì phải đăng ký theo quy định tại Điều 9 và chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho nhà thầu nước ngoài về việc đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán.

Hạch toán kế toán là một trong những công việc quan trọng và bắt buộc của các doanh nghiệp. Hạch toán kế toán giúp doanh nghiệp ghi nhận, phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của mình. Hạch toán kế toán còn là cơ sở để lập các báo cáo tài chính, thuế và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Trong bài viết này, AZTAX sẽ giới thiệu về khái niệm, mục đích, nguyên tắc và phương pháp hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.

Hạch toán là gì?

Hạch toán là một hệ thống nghiên cứu bao gồm bốn giai đoạn: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép, với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế. Trong đó:

  • Quan sát: Mục tiêu là xác định và ghi nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập thông tin.
  • Đo lường: Quá trình lượng hóa các hao hụt trong chi phí sản xuất, vật liệu, máy móc, và sản phẩm đã sản xuất, sử dụng các đơn vị đo lường phù hợp.
  • Tính toán: Sử dụng các phép tính, phân tích và tổng hợp để nhận biết mức độ thực hiện và hiệu quả của từng quá trình kinh tế.
  • Ghi chép: Quá trình thu nhận, xử lý, và ghi lại tình hình cũng như kết quả hoạt động về tài chính, kinh tế, nhằm làm căn cứ cho nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp.

2. Phân loại hạch toán

Phân loại hạch toán

Có 3 loại hạch toán phổ biến như sau:

  • Hạch toán nghiệp vụ: Đây là quá trình quan sát, kiểm tra và phản ánh liên tục các nghiệp vụ và quá trình kinh tế cụ thể, nhằm đáp ứng kịp thời quá trình thực hiện nghiệp vụ. Nghiệp vụ bao gồm các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, và hạch toán sẽ theo dõi quá trình từ khi cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
  • Hạch toán thống kê: Đây là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội với số lượng lớn, từ đó rút ra được bản chất, quy luật trong các hiện tượng kinh tế, xã hội được nghiên cứu. Đối tượng của hạch toán thống kê bao gồm giá cả, thu nhập lao động, giá trị tổng tài sản lượng,… Do đó, các thông tin mà loại hạch toán này mang lại không mang tính liên tục, thường xuyên.
  • Hạch toán kế toán: Đây là loại hạch toán phổ biến nhất, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành cũng như luồng hoạt động của tài sản trong tổ chức.

3. Hạch toán kế toán là gì? Thước đo của hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là gì? Thước đo của hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là một lĩnh vực khoa học chuyên về việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của chúng trong các tổ chức, nhằm kiểm soát tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính. Theo điều 4 của Luật kế toán Việt Nam:

Kế toán là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Hạch toán kế toán liên tục, toàn diện và hệ thống theo dõi tình hình hiện tại và sự vận động của các loại tài sản, nguồn hình thành tài sản trong các tổ chức và đơn vị.

Hạch toán kế toán sử dụng 3 loại thước đo, nhưng thước đo tiền tệ là chủ yếu và bắt buộc phải là tiền. Điều này có nghĩa là tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều được ghi chép theo giá trị và biểu hiện bằng tiền, từ đó cung cấp các số liệu và dữ liệu tổng hợp để theo dõi kế hoạch kinh tế tài chính.

Hạch toán kế toán sử dụng các phương pháp riêng bao gồm: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối. Chứng từ kế toán là điều bắt buộc phải có trong các nghiệp vụ kinh tế tài chính. Số liệu do kế toán phản ánh đảm bảo tính chính xác và có cơ sở pháp lý vững chắc.

4. Phân loại hạch toán kế toán

Phân loại hạch toán kế toán

4.1. Dựa vào mức độ, tính chất thông tin

Dựa vào mức độ và tính chất thông tin, hạch toán kế toán có thể được phân loại thành 2 loại sau:

  • Kế toán tổng hợp: Loại hạch toán này ghi chép, thu nhập và cung cấp thông tin ở dạng tổng quát, dựa trên các chỉ tiêu tổng hợp bằng thước đo tiền tệ.
  • Kế toán chi tiết: Loại hạch toán này thu nhận và cung cấp thông tin ở dạng chi tiết về một chỉ tiêu tổng hợp do kế toán tổng hợp thực hiện. Các chỉ tiêu này có thể được đo bằng thước đo tiền tệ, lao động hoặc hiện vật.

4.2. Dựa vào cách thu nhận thông tin

Dựa vào phương pháp thu thập thông tin, hạch toán kế toán có thể được chia thành 2 loại sau:

  • Kế toán đơn: Trong loại hạch toán này, thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính được ghi chép và thu thập một cách riêng biệt và độc lập.
  • Kế toán kép: Trong loại hạch toán này, thông tin về các nghiệp vụ tài chính và kinh tế được ghi chép và thu thập theo đúng nội dung và sự vận động biện chứng giữa các đối tượng kế toán.

4.3. Dựa vào phạm vi thông tin kế toán cung cấp

Dựa vào phạm vi thông tin mà kế toán cung cấp, có 2 loại hạch toán kế toán như sau:

  • Kế toán tài chính: Loại hạch toán này chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, sử dụng thước đo tiền tệ.
  • Kế toán quản trị: Loại hạch toán này thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin giá trị cho các nhà quản trị doanh nghiệp để quản lý, nghiên cứu và đưa ra các quyết định chiến lược trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Loại hạch toán này sử dụng cả ba loại thước đo.

4.4. Dựa vào mục đích, đặc điểm của đơn vị kế toán

Dựa vào mục đích và đặc điểm của đơn vị kế toán, có 2 loại hạch toán kế toán như sau:

  • Kế toán công: Loại hạch toán này thường được tiến hành bởi các đơn vị hoạt động phi lợi nhuận hoặc không có tính chất kinh doanh.
  • Kế toán doanh nghiệp: Loại hạch toán này thường được tiến hành bởi các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục đích chính là lợi nhuận.

5. Đặc điểm của hạch toán kế toán

Đặc điểm của hạch toán kế toán

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán thường bao gồm các hoạt động kinh tế tài chính sau:

  • Sự thay đổi về tài sản, vốn.
  • Sự chuyển đổi của tài sản.
  • Quá trình vận hành của vốn trong các đơn vị, tổ chức.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài 3 thước đo là hiện vật, lao động và giá trị, hạch toán kế toán còn kết hợp một số phương pháp khác bao gồm: phương pháp tài khoản, phương pháp tổng hợp, phương pháp chứng từ, phương pháp tính giá và cân đối kế toán.

5.3. Thông tin hạch toán kế toán

Thông tin hạch toán kế toán được hiểu là các thông tin liên quan đến sự tuần hoàn của vốn. Trong mỗi doanh nghiệp, quá trình từ việc cung cấp vật tư cho đến sản xuất và tiêu thụ đều được phản ánh một cách đầy đủ và chi tiết qua thông tin kế toán.

Thông tin hạch toán kế toán luôn thể hiện 2 khía cạnh của mỗi hiện tượng và quá trình: tăng và giảm, dư thừa và thâm hụt, tài sản và nguồn vốn. Do đó, mọi thông tin thu thập đều là kết quả của quá trình có hai mặt.

6. Yêu cầu, nhiệm vụ của hạch toán kế toán

Yêu cầu, nhiệm vụ của hạch toán kế toán

6.1. Những yêu cầu của hạch toán kế toán

  • Đảm bảo tính thống nhất cho tài liệu được cung cấp: Công tác kế toán được tổ chức thống nhất theo một hệ thống từ trung ương tới các đơn vị kinh tế. Do đó, tài liệu kế toán cung cấp phải đảm bảo tính thống nhất, tức là công tác kế toán ở mỗi ngành, doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy định của nhà nước.
  • Đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan: Thông tin kế toán cần phải chính xác và khách quan, phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh tế. Điều này giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các cấp quản lý của doanh nghiệp hiểu chính xác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để tối ưu hiệu suất hoạt động và hạn chế các hoạt động kém hiệu quả.
  • Đảm bảo tính kịp thời: Để phát triển kinh tế trong nước và mở rộng hơn, người quản lý cần nắm bắt kịp thời thông tin về hoạt động kinh tế và tình hình tài chính từng thời điểm và thời kỳ, từ đó đưa ra quyết định thích hợp và đúng đắn nhất.
  • Đảm bảo sự rõ ràng, dễ hiểu: Thông tin kế toán cung cấp phải rõ ràng, dễ hiểu và chính xác để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm trong hoạt động quản lý tài chính của các doanh nghiệp.

6.2. Những nhiệm vụ của hạch toán kế toán

  • Thu thập và xử lý các tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, kiểm tra việc sử dụng các tài sản, và thực hiện các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.

Hạch toán kế toán là một quá trình quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp ghi nhận, phản ánh và kiểm soát các giao dịch kinh tế, tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác, khoa học và minh bạch. Hạch toán kế toán còn là cơ sở để lập các báo cáo tài chính, thuế và quyết toán kết quả kinh doanh. Do đó, việc học và nắm vững các nguyên tắc, phương pháp và thủ tục hạch toán kế toán là rất cần thiết cho những người làm kế toán hoặc quản lý tài chính. Trong bài viết này, AZTAX đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về hạch toán kế toán, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.

Chủ Đề