Chế độ kế toán công ty chứng khoán 87 năm 2024

Bản quyền © 2010-2020 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Quản lý và vận hành: Trung tâm Thông tin Kinh tế Tổng đài - Lễ tân: Tel: +84-4-35742022; Fax: +84-4-35742020 Phụ trách website: Tel: +84-4-35743084; Fax: +84-4-35742773; Email: [email protected]; Website: www.vcci.org.vn; www.vcci.com.vn; www.vcci.net.vn

Liên hệ quảng cáo: +84-4-35743084 DĐ: 090 99 33 557

Tôi muốn biết khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán thì phải tuân thủ theo các nguyên tắc gì? - Minh Tiến (Khánh Hòa)

Chế độ kế toán công ty chứng khoán 87 năm 2024

12 nguyên tắc trong hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Công ty chứng khoán là công ty gì?

Theo khoản 1 Điều 2 , công ty chứng khoán là doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện một, một số nghiệp vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 72, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 86 .

2. Các nguyên tắc hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán

Cụ thể tại Điều 4 , công ty chứng khoán khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

(1) Phải ban hành các quy trình hoạt động cho các nghiệp vụ.

(2) Phải ban hành quy tắc đạo đức hành nghề.

(3) Công ty chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán không được thực hiện đầu tư thay cho khách hàng trừ trường hợp ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân theo quy định tại Điều 19 .

(4) Có trách nhiệm trung thực với khách hàng, không được xâm phạm tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của khách hàng. Thực hiện quản lý tách biệt tài sản của từng khách hàng, tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán.

(5) Có trách nhiệm ký hợp đồng với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.

(6) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi sau:

- Quyết định đầu tư chứng khoán thay cho khách hàng;

- Thỏa thuận với khách hàng để chia sẻ lợi nhuận hoặc lỗ;

- Quảng cáo, tuyên bố rằng nội dung, hiệu quả, hoặc các phương pháp phân tích chứng khoán của mình có giá trị cao hơn của công ty chứng khoán khác;

- Có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó;

- Cung cấp thông tin sai lệch, gian lận, hoặc gây hiểu nhầm cho khách hàng;

- Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.

(7) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

(8) Thực hiện công bố thông tin và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.

(9) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục.

(10) Thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

(11) Công ty chứng khoán phải thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thông tin liên lạc với khách hàng và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.

(12) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật chứng khoán và pháp luật có liên quan.

3. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

- Môi giới chứng khoán;

- Tự doanh chứng khoán;

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

- Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Trong đó:

- Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

- Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

(Điều 72 )

4. Những hoạt động của công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận

Theo khoản 1 Điều 87 , công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các hoạt động sau đây:

- Tạm ngừng hoạt động, trừ trường hợp tạm ngừng do nguyên nhân bất khả kháng;

- Chào bán và niêm yết chứng khoán của công ty chứng khoán tại nước ngoài;

- Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

- Thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài; thành lập công ty con tại nước ngoài; thay đổi nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh; thành lập, đóng cửa phòng giao dịch;