Chi nhánh và công ty dùng chung hóa đơn

- Căn cứ Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số Điều của Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm khai thuế GTGT;

- Căn cứ Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp.

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có thuê mặt bằng và thành lập Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì:

+ Trường hợp Chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh khác với trụ sở chính Công ty thì Chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Chi nhánh và Chi nhánh sử dụng hóa đơn riêng; nếu Chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của Công ty và sử dụng hóa đơn của Công ty để bán hàng hóa, dịch vụ.

Theo thông tin Anh/Chị cung cấp thì công ty Anh/Chị là công ty xây dựng, chuyên thiết kế và thi công công trình. Nay muốn mở thêm chi nhánh bán các đồ điện gia dụng và nội thất thì phải tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để bổ sung ngành, nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 và Khoản 1, 2 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2014, có thể hiểu chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền thành lập một hay nhiều chi nhánh [hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập].

Khoản 4 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định:

Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn.

Điểm b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

Căn cứ theo các quy định nêu trên thì nếu công ty Anh/Chị mở chi nhánh hạch toán độc lập về kinh doanh các đồ điện gia dụng và nội thất, có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa thì có thể phát hành một mẫu hóa đơn riêng.

Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
...
7. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm [mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm] và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.
...

Đồng thời tại Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử như sau:

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
1. Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn
a] Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ liên kết được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b] Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản [hợp đồng hoặc thỏa thuận] giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm;
c] Việc ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;
...

Theo đó, công ty có thể chỉ định ủy nhiệm cho chi nhánh có quan hệ liên kết với người bán, đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử để xuất hóa đơn và việc ủy nhiệm xuất hóa đơn phải được lập thành văn bản. Tức là công ty có thể chỉ định chi nhánh có quan hệ liên kết với người bán xuất hóa đơn theo quy định pháp luật.

Đồng thời, việc ủy nhiệm xuất hóa đơn cần được thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo đung quy định pháp luật.

Công ty có thể chỉ định chi nhánh xuất hóa đơn không? [Hình từ Internet]

Chi nhánh có quan hệ liên kết được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 giải thích về các bên có quan hệ liên kết như sau:

Giải thích từ ngữ
...
21. Các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.
...

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các bên có quan hệ liên kết như sau:

Chi nhánh có quan hệ liên kết khi có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Chủ Đề