Chỉ số ct 35 là gì

Sau 10 ngày mắc Covid-19, tôi test nhanh âm tính nhưng xét nghiệm PCR, chỉ số CT là 31,2, bác sĩ kết luận trong diện nghi ngờ. Trường hợp này như nào? [Lê Hoàng]

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Trả lời

Xét nghiệm RT-PCR là xét nghiệm sinh học phân tử, trường hợp này là nhằm xác định sự có mặt của virus SARS- CoV2 trong cơ thể. Thông thường, xét nghiệm này được chỉ định cho người bị phơi nhiễm với virus hoặc người đang được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ còn có thể đánh giá tình trạng nhiễm của bệnh nhân để thuận lợi trong quá trình điều trị.

Test PCR bản chất là khuếch đại gen, nên độ nhạy rất cao, chỉ cần có mặt kháng nguyên [virus] đủ ngưỡng phát hiện là sẽ lên dương tính dù lượng virus và độc lực có thể không còn khả năng gây bệnh. CT càng cao khả năng lây nhiễm càng thấp. Theo các nghiên cứu gần nhất PCR [+], CT lớn hơn 30 được coi là còn rất ít khả năng lây nhiễm cho cộng đồng cũng như gây nên triệu chứng cho người bệnh.

Bạn không nên quá lo lắng và vẫn cần chăm sóc cơ thể cẩn thận để tăng thể lực. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin C, kẽm... ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý... cũng rất quan trọng.

Bác sĩ Lê Thị Vân Trang
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân Y 103

Từ ngày 16/12, chuyên trang Tư vấn F0 của VnExpress mở thêm mục Chia sẻ để bệnh nhân hay người nhà F0 có thể chia sẻ hành trình chữa trị tại nhà, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, quy trình khử khuẩn, kỹ năng chăm sóc, thiết bị y tế... Độc giả chia sẻ bài viết hoặc đặt câu hỏi cho bác sĩ tại đây.

Vừa qua Bộ Y tế đã có các hướng dẫn liên quan đến cách ly tại nhà của F0 dựa trên giá trị CT. Vậy giá trị CT là gì và quan trọng như thế nào?

Giá trị ngưỡng chu kỳ CT [cycle threshold] xuất hiện trong các xét nghiệm RT-PCR đối với coronavirus và xác định xem một người có dương tính với COVID-19 hay không. Giá trị CT giúp phản ánh tương quan giữa tải lượng virus SARS-CoV-2 và mức độ của bệnh COVID-19.

Giá trị CT là gì?

CT là viết tắt của ngưỡng chu kỳ [cycle threshold], là một giá trị xuất hiện trong các xét nghiệm RT-PCR, tiêu chuẩn vàng để phát hiện virus SARS-CoV-2. Trong xét nghiệm RT-PCR, RNA được chiết xuất từ mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân, được chuyển đổi thành DNA sau đó được khuếch đại.

Khuếch đại ở đây là đề cập đến quá trình tạo ra nhiều bản sao của vật liệu di truyền - trong trường hợp này là DNA. Điều này cải thiện khả năng của xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của virus SARS-CoV-2. Quá trình khuếch đại diễn ra qua một loạt chu kỳ, một bản sao trở thành hai, hai bản sao trở thành bốn… và sau nhiều chu kỳ, một lượng virus SARS-CoV-2 sẽ được tạo ra có thể phát hiện được.

Giá trị CT của phản ứng RT-PCR là số chu kỳ phát hiện tín hiệu trong mẫu sẽ vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận. Nói một cách đơn giản, giá trị CT đề cập đến số chu kỳ mà sau đó virus SARS-CoV-2 có thể được phát hiện. Nếu số chu kỳ cao hơn mới phát hiện được virus SARS-CoV-2, điều đó có nghĩa là virus SARS-CoV-2 không bị phát hiện khi số chu kỳ thấp hơn.

Trường hợp F0 nhưng có tải lượng virus thấp [giá trị CT> 30] có thể theo dõi, điều trị tại nhà.

Tại sao giá trị CT lại quan trọng?

Giá trị CT càng thấp, nghĩa là tải lượng virus SARS-CoV-2 càng cao vì virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện ngay sau ít chu kỳ hơn. Và ngược lại, giá trị CT càng cao, nghĩa là tải lượng virus SARS-CoV-2 càng thấp và đến một mức nào đó sẽ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Theo một số nghiên cứu tin cậy, giá trị CT > 33 hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.

Tại Việt Nam, vừa qua Bộ Y tế đã có các hướng dẫn liên quan đến cách ly tại nhà của F0 dựa trên giá trị CT. Các trường hợp F0 sau 10 ngày được thu dung điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp RT-PCR, nếu kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được chuyển về cách ly tại nhà theo quy định. Ngoài ra, với những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng virus thấp [giá trị CT> 30] cũng có thể theo dõi, điều trị tại nhà vì những trường hợp này khả năng lây nhiễm ra những người xung quanh là rất thấp.

Theo SK&ĐS

Giá trị ngưỡng chu kỳ CT trong các xét nghiệm SARS-CoV-2 Realtime RT-PCR giúp xác định xem một người có dương tính với COVID-19 hay không. Giá trị CT phản ánh tương quan giữa tải lượng virus SARS-CoV-2 và mức độ của bệnh COVID-19.

Giá trị CT trong xét nghiệm Realtime RT-PCR là gì?

CT là viết tắt của ngưỡng chu kỳ [cycle threshold] – giá trị xuất hiện trong các xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đây được coi là “tiêu chuẩn vàng” để xác định virus SARS-CoV-2 có tồn tại trong cơ thể hay không.

Trong xét nghiệm Realtime RT-PCR, RNA được chiết xuất từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân rồi chuyển đổi thành DNA sau đó được khuếch đại. Khuếch đại chính là quá trình tạo ra nhiều bản sao của vật liệu di truyền DNA.

Quá trình khuếch đại diễn ra qua một loạt chu kỳ, một bản sao trở thành hai, hai bản sao trở thành bốn… và sau nhiều chu kỳ, một lượng virus SARS-CoV-2 sẽ được tạo ra có thể phát hiện được.

Giá trị CT trong phản ứng RT-PCR là số chu kỳ phát hiện tín hiệu trong mẫu vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận. Hay nói cách khác, giá trị CT đề cập đến số chu kỳ mà sau đó virus SARS-CoV-2 có thể được phát hiện.

Giá trị CT càng thấp có nghĩa tải lượng virus SARS-CoV-2 càng cao, vì virus được phát hiện ngay sau ít chu kỳ hơn. Ngược lại, giá trị CT càng cao thì tải lượng virus SARS-CoV-2 càng thấp và đến một mức nào đó sẽ không có khả năng lây nhiễm nữa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị CT trong xét nghiệm Realtime RT-PCR

Giá trị CT trong xét nghiệm Realtime RT-PCR có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Thời điểm thu thập mẫu [tải virus tại thời điểm lấy mẫu nhiều hay ít, thời điểm khởi phát triệu chứng].
  • Loại mẫu bệnh phẩm [dịch tỵ hầu, dịch mũi, dịch họng…], mẫu có được bảo quản đúng hay không, thời gian từ lúc thu thập mẫu đến lúc xét nghiệm.
  • Chất nhầy hoặc các chất ức chế có trong mẫu.
  • Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp xét nghiệm.

Ý nghĩa giá trị CT trong xét nghiệm Realtime RT-PCR

Về mặt lâm sàng, giá trị CT không đủ chứng minh việc tương quan với mức độ nặng nhẹ của bệnh COVID-19 hoặc quyết định điều trị, cách ly cho từng người bệnh mà cần kết hợp với nhiều yếu tố khác như: triệu chứng lâm sàng, tiền sử phơi nhiễm, tiêm chủng.

Giá trị CT thường chia làm 3 nhóm: CT < 20, CT từ 20 – 29, CT≥ 30.

  • CT dưới 20 là mốc cần thận trọng, đặc biệt là ở đối tượng có nguy cơ như: người cao tuổi, có bệnh nền. Nhóm đối tượng này có CT thấp thì khả năng bệnh trở nặng cao, do đó tốt nhất nên đưa họ nhập viện sớm. Tuy nhiên, cũng có người CT thấp nhưng lại thấy khỏe, thường gặp ở người trẻ tuổi. Điều này có thể do họ có hệ miễn dịch tốt, kiểm soát được nên bệnh không tiến triển nặng.

Chỉ số CT< 20 đồng nghĩa với tải lượng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể cao, dễ lây lan

  • CT 20 – 29: Ở người lớn tuổi, có bệnh nền thì vẫn có nguy cơ trở nặng, cần được theo dõi sát sao. Ngoài ra, tải lượng vius thời điểm này vẫn còn nguy cơ lây nhiễm, nên người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch của Bộ Y tế.
  • CT ≥ 30 là một trong các tiêu chuẩn để F0 xuất viện, vì tải lượng virus thời điểm này thì rất khó lây. Và theo một số nghiên cứu tin cậy, giá trị CT > 33 thì hoàn toàn không có khả năng lây bệnh nữa.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu một người chưa từng xét nghiệm, làm PCR có CT≥ 30 không đồng nghĩa với việc tải lượng virus thấp, khó lây bởi đây vẫn có thể là trường hợp mới mắc bệnh. Trên thực tế, tải lượng virus sẽ diễn tiến theo một đường parabol, ban đầu chỉ số CT cao rồi giảm dần [virus ít rồi nhiều lên dần], sau khi qua giai đoạn toàn phát thì CT tăng dần trở lại. Trong trường hợp này, người bệnh không được chủ quan, nên tự cách ly và tiếp tục xét nghiệm sau vài ngày.

Vì vậy, giá trị CT chỉ là một trong các yếu tố có thể được xem xét và tính đến để ra quyết định ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19. Dù CT có giá trị là bao nhiêu thì điều quan trọng nhất vẫn là theo dõi các triệu chứng của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID-19 ở trẻ em: Tỷ lệ mắc 1/3000 nhưng cha mẹ không nên chủ quan
  • Bệnh viện Hồng Ngọc triển khai gói dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân hậu COVID-19
  • Cơn bão Cytokine “đánh gục” bệnh nhân nhiễm COVID-19 như thế nào?

Tiêu chuẩn xuất viện đối với người bệnh COVID-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị

Tại Việt Nam, ngày 28/1/2022 Bộ Y tế đã ban hành văn bản Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong đó tiêu chuẩn xuất viện đối với người bệnh COVID-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị như sau:

Người bệnh COVID-19

– Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày, các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều, hết sốt [không dùng thuốc hạ sốt] trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên và:

+ Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp [CT ≥ 30] hoặc xét nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2, người bệnh được ra viện.

Người bệnh nhiễm COVID-19 đủ tiêu chuẩn xuất viện vẫn cần tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày

+ Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ virus cao [CT < 30] hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với virus SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày [không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm].

– Người bệnh sau khi ra viện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.

Người bệnh COVID-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo

– Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày, sau khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19 đỡ, giảm nhiều và hết sốt [không dùng thuốc hạ sốt] từ 3 ngày trở lên và:

+ Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp [CT ≥ 30] hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2. Người bệnh được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở khác hoặc khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền [nếu cần] của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú hoặc về chuyển về nhà theo dõi, chăm sóc tại nhà theo quy định.

+ Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ virus cao [CT < 30] hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với virus SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày [không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm].

Người bệnh tại các đơn vị hồi sức tích cực khỏi COVID-19, trong tình trạng nặng, nguy kịch do bệnh lý khác

– Đã cách ly, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp [CT ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào] được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi COVID19.

– Được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc các khoa điều trị phù hợp để tiếp tục chăm sóc, điều trị.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chủ Đề