Chiều rộng của sông Hồng là bao nhiêu?

Trước hết chúng ta phải khẳng định một điều, đó là sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc. Chủ lưu của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Vị trí tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung thuộc huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai, chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước Việt – Trung.

Vậy nên có thể nói trên lãnh thổ Việt Nam, điểm đầu sông Hồng là huyện Bát Xát, điểm cuối sông Hồng là cửa biển Ba Lạt [nằm giữa huyện Giao Thủy – Nam Định và huyện Tiền hải – Thái Bình]. Giữa 2 điểm đầu cuối ấy, sông Hồng chảy qua các tỉnh

STTTỉnh, thành phốĐịa điểm sông chảy qua1Lào CaiBát Xát, Thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn2Yên BáiVăn Yên, thành phố Yên Bái3Phú ThọHạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ,  Lâm Thao, thành phố Việt Trì, Cẩm Khê, Tam Nông4Vĩnh PhúcVĩnh Tường, Yên Lạc5Hà NộiBa Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm6Hưng YênVăn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thành phố Hưng Yên7Hà NamDuy Tiên, Lý Nhân8Thái BìnhHưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải9Nam ĐịnhMỹ Lộc, thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy

Sông Hồng dài bao nhiêu km

Tính từ đầu nguồn tại Vân Nam, Trung Quốc sông Hồng dài 1.149 km. Tính từ đầu nguồn tại Bát Xát, Lào Cai sông Hồng dài 510km.

Vai trò của sông Hồng

Hệ thống sông Hồng gồm 3 nhánh sông lớn [sông Đà, sông Thao và sông Lô] hợp lưu tại Việt Trì và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt, Trà Lý, Lạch Giang và cửa Đáy. Nước sông Hồng mang theo phù sa vào mùa lũ, giúp ruộng đồng thêm màu mỡ, bà con phát triển nông nghiệp. Sông cũng cấp nguồn nước tưới tiêu cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sông Hồng còn là đường giao thông thuỷ quan trọng, chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua các đầu mối giao thông thuỷ bộ, mang sản vật ở vùng cao về xuôi.
Về khía cạnh năng lượng, sông Hồng có tiềm năng thủy điện to lớn với nhiều công trình như thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Thác Bà.
Ngoài ra, sông Hồng còn là nguồn cấp nước cho các nhà máy xử lý nước sinh hoạt, từ đó cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Chất lượng môi trường nước sông Hồng hiện nay

Nhìn chung, qua kết quả quan trắc 3 đợt đầu năm 2022 cho thấy, chất lượng môi trường nước trên các LVS ở khu vực miền Bắc khá tốt, trong số 5 LVS trên có LVS Hồng, Mã và Lam, sông La có chất lượng môi trường nước sông duy trì từ mức trung bình đến mức tốt. Chất lượng môi trường nước sông ở mức xấu đến ô nhiễm, tập trung tại các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước trên LVS Nhuệ – Đáy: đoạn sông Nhuệ chảy qua địa phận TP. Hà Nội, các sông nội thành Hà Nội; LVS Cầu: đoạn sông Ngũ Huyện Khê; đoạn suối Loàng, cầu Bóng Tối.

Hà Nội nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Sự phát triển của Hà Nội gắn liền với các dòng sông trong đó sông Hồng là con sông lớn nhất. Sông Hồng giống như dòng sông mẹ bồi đắp phù sa cho đất đai phì nhiêu màu mỡ, cây cối xanh tươi góp phần tạo nên cả một không gian văn hóa mang tên Hà Nội.

Sông Hồng là con sông lớn thứ 26 trên thế giới, thứ 12 ở Châu Á. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn [cao 1176m] thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dài gần 1200km, chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Sông Hồng vào Việt Nam từ Hà Khẩu, dài khoảng 556km và bắt đầu vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì, kết thúc ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, dài khoảng 120km.

Sông Hồng có hình nan quạt, địa hình lòng sông dốc nhiều ở thượng nguồn, dốc ít ở hạ nguồn nên mùa mưa lũ nước lên nhanh và rút chậm. Khối lượng nước hàng năm đổ ra biển của sông Hồng là rất lớn, ước tính khoảng 120-160km3/năm. Khối lượng trầm tích sông Hồng vận chuyển lên đến 50-130 triệu tấn/năm, đứng thứ 12 trong các sông mang nhiều phù sa trên thế giới. 

Ảnh: Phạm Trung Hưng – Lê Chí Công

Sông Hồng khi chảy qua Hà Nội quanh co, uốn khúc nên nó còn được gọi với tên khác là Nhĩ Hà, giống như vành tai: “Nhĩ Hà quanh bắc sang đông”. Khúc sông rộng nhất khi chảy qua Hà Nội là ở xã Vân Cốc, huyện Phúc Thọ và khúc hẹp nhất là làng Chèm, quận Bắc Từ Liêm. 

Chế độ thủy văn của sông Hồng được thể hiện thành 2 mùa rõ rệt: mùa cạn và mùa nước. Vào mùa cạn, thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa, nguồn nước cung cấp cho cho sông chủ yếu là nước ngầm nên mực nước sông Hồng xuống thấp để lộ ra những bãi cát ven bờ và những cồn cát giữa sông. Một điểm đặc biệt của sông Hồng là theo chiều dài của sông có rất nhiều bãi bồi giữa sông. Bãi rộng nhất, có người ở là đoạn chảy qua Hà Nội mà người dân nơi đây hay gọi nôm na là Bãi Giữa [tên chữ là Trung Hà]. Bãi Giữa đã chia dòng sông ở đoạn này làm 2 dòng nên sông Hồng ở đây còn có tên là Nhị Hà. Mùa nước cạn, lượng dòng chảy của sông chỉ chiếm 20- 30% tổng lượng dòng chảy trong năm, dòng chảy ít biến động. Tuy nhiên sau khi có các hồ chứa nước trên toàn bộ hệ thống của sông Hồng thì lưu lượng nước ở hạ lưu đã giảm đáng kể, có lúc mực nước xuống quá thấp thậm chí nhiều đoạn dòng chảy bị thu nhỏ lại như rạch nước. Có những đoạn sông người dân bắc cầu tạm qua đoạn nước cạn để ra bãi bồi trồng mía, trồng ngô, khoai...hay người dân có thể lội ra chỗ nước cạn để giăng lưới bắt cá mà không cần đến thuyền bè. Đã bao đời nay người dân ở ven sông trồng hoa màu nhờ vào lượng phù sa màu mỡ của sông Hồng và tranh thủ lao động trên bãi cạn, đó là việc mà khi mùa nước lên họ không thể làm được.

Ảnh: Nguyễn Xuân Chính

Ảnh: Nguyễn Phú Đức

Mùa nước thường từ tháng 6- 10, cao nhất vào tháng 8. Lượng dòng chảy vào mùa nước chiếm khoảng 70- 80% tổng lượng dòng chảy trong năm. Tổng lượng nước sông Hồng chảy qua Hà Nội trong năm khoảng 111,7 tỷ m3 ,trung bình mỗi hecta đất hàng năm được tiếp nhận hàng trăm m3 nước. Điều này chứng tỏ Hà Nội là vùng đất có tài nguyên về nước nhưng dòng chảy tập trung vào mùa mưa nên thường có lũ lớn và dồn dập, rất dễ gây ra vỡ đê và lụt lội. Trước đây khi chưa có các công trình thủy điện lớn ở thượng lưu thì gần như năm nào sông Hồng cũng có lũ lớn. Theo thống kê từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX đã có 188 năm lũ lớn làm vỡ đê sông Hồng.

Ảnh Nguyễn Trung Thành

Ảnh Nguyễn Hồng Hà

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là một đoạn ngắn so với chiều dài của nó nhưng đã đóng vai trò rất lớn đối với sự hình thành nên cảnh quan và văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Sau mấy nghìn năm miệt mài bồi đắp phù sa, sông Hồng đã biến vùng đất Hà Nội thành một vùng trù phú, thu hút những làng nghề từ khắp nơi về đây để tạo nên mảnh đất kinh kỳ sầm uất: “Nhất cận thị, nhị cận giang”. Trước đây khi đường bộ chưa phát triển thì người ta chủ yếu vận chuyển bằng đường sông, chính vì vậy mà có rất nhiều làng nghề đã hình thành ở ven sông, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến các địa phương. Hà Nội nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ và sông Hồng ở Hà Nội là đầu mối giao thông đường thủy của khu vực [do hệ thống sông Hồng hình nan quạt]. Hàng hóa, hành khách phía đông bắc, tây bắc, cảng biển vận chuyển về Hà Nội và sau đó chuyển đi các nơi. Có thể nói bên cạnh việc tạo nên một vùng đất canh tác màu mỡ để phát triển nông nghiệp thì chức năng của sông Hồng trong việc phát triển giao thông, kinh tế rất quan trọng với Hà Nội.

Chủ Đề