Chính sách nào của chính quyền đô hộ không nhằm đồng hóa nhân dân ta

Câu 19. Sắp xếp các tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao theo thứ tự từ trung ương đến địa phương.

A. Châu, quận, huyện, làng, xã.

B. Quận, châu, huyện, làng, xã.

C. Quận, huyện, châu, làng, xã.

D. Làng, xã, huyện, quận, châu.

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 11C
Câu 2ACâu 12A
Câu 3ACâu 13A
Câu 4ACâu 14A
Câu 5CCâu 15D
Câu 6CCâu 16D
Câu 7DCâu 17B
Câu 8CCâu 18C
Câu 9ACâu 19A
Câu 10CCâu 20A

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Thời Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm, trải qua các triều đại: Triệu, Hán [Tây Hán và Đông Hán], Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường kế tiếp nhau xâm chiếm và đô hộ, biến Âu Lạc thành quận, huyện, đồng hóa dân tộc, bóc lột tàn tệ và triệt để nhân dân ta.

Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ [bao gồm vùng Bắc Bộ ngày nay] và Cửu Chân [gồm vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh], sáp nhập vào nước Nam Việt.

Năm 111 TCN, nhà Hán đánh chiếm Nam Việt và chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Nhà Hán vẫn duy trì phương thức cai trị: Dùng người Việt trị người Việt của nhà Triệu.

Sau nhà Hán là các triều đại Ngô, Ngụy, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường cùng với việc thay đổi các đơn vị hành chính là việc tổ chức chặt chẽ hơn bộ máy thống trị của chính quyền đô hộ. Tuy nhiên, việc thiết lập chính quyền đô hộ vẫn chỉ nằm ở các phủ, châu, chưa xuống tới các làng, xã.

  1. Vơ vét, bóc lột tàn bạo nhân dân bản xứ

Dựa vào một tổ chức quan lại, quân đội tương đối chặt chẽ và khá mạnh, chính quyền đô hộ đã ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân các châu, quận. Chúng ra sức chiếm đất xây dựng cơ sở kinh tế riêng, thực hiện chính sách đồn điền nhằm giữ đất đai mới chiếm được của nhân dân ta.

Chúng bắt nhân dân ta phải cống nạp, nộp tô thuế và chịu lao dịch cho chính quyền đô hộ. Ngoài ra chúng còn nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối và sắt, để bắt nhân dân ta nộp thuế và lệ thuộc chặt chẽ vào chính quyền đô hộ của chúng.

  1. Đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta

Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng, tinh thần, ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền bá vào nước ta. Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt thành người Hán.

Bên cạnh đó chúng còn đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán.

Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là

Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?

Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?

Nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp:

Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba ở nước ta bắt đầu từ khi nào?

Giải bài tập 2 trang 82 SGK Lịch sử 10. Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không ? Tại sao ?

Đề bài

Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không? Tại sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 82 và suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

Mục đích của chính quyền đô hộ: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được. Vì:

- Chính quyền đô hộ tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện, tổ chức các đơn vị hành chính đến cấp hương, xã, nhưng không khống chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

- Nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn bảo tồn văn hóa dân tộc.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Giải bài tập 1 trang 82 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 80, 81 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Về tổ chức bộ máy cai trị:

- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

* Chính sách bóc lột về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề