Chính sách thu hút nhân tài của Vingroup

[Techz.vn] Cách chiêu mộ người tài của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành bài học quý giá trong nhiều doanh nghiệp

Bài viết liên quan

Trong nhiều năm trở lại đây, Vingroup không chỉ là tập đoàn vang danh trong nước mà còn gây ấn tượng với truyền thông quốc tế với những sự kiện đình đám đánh dấu bước tiến lớn như khánh thành hạng mục đầu tiên của nhà chọc trời Landmark, trình làng điện thoại thông minh Vsmart, ra mắt xe hơi VinFast tại Paris….

Để đạt những bước tiến này, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng không thể thiếu được những nhân tài. Ông Phạm Nhật Vượng đã từng chia sẻ trên báo Tuổi trẻ năm 2019 về cách thu hút nhân tài. Theo đó, cách làm duy nhất của tỷ phú này là nhắm vào tinh thần yêu nước và trao quyền.

Cụ thể, ông Vượng đã ngay lập tực cử vị phó tổng giám đốc phụ trách vào Đà Nẵng sau khi nghe tin giáo sư Vũ Hà Văn là người rất giỏi hiện đang về nước và đang nghỉ ngơi ở đây. Vị phó tổng giám đốc phụ trách đã chia sẻ cho vị giáo sư này mong muốn chuyển hướng sang công nghệ của Vingroup.

Ông Vượng từng chia sẻ : "Cô ấy báo về với tôi là anh Văn muốn gặp anh Vượng để nghe thêm. Ok, gặp ngay. Thế là anh Văn ra Hà Nội. Tôi nói hết là mình muốn gì, như đã nói ở trên về chuyện quyết định chuyển sang công nghệ và tôi kết: "Anh có dám làm không?". Anh Văn trả lời ngắn gọn: "Chơi thôi"!”

Đáng nói, giáo sư Vũ Hà Văn cũng là một người cực kỳ tâm huyết khi từng tâm sự rằng: “Tôi từ xưa đến nay rất muốn làm một cái gì đó cho đất nước nhưng mà chưa có điều kiện, chưa có cơ hội. Còn bây giờ tôi thấy là như thế này tôi có thể làm được".

Giáo sư Hà chỉ là một trong nhiều giáo sư và nhà khoa học cùng tham gia với Vingroup. Tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng còn có nhiều nhân sự cao cấp Việt kiều hiện đang là những người kiến trúc chính cho Microsoft chuyên về điện toán đám mây cho doanh nghiệp.

Ông Vượng cho hay rằng lý do khiến những nhân tài Việt Nam trở không phải vì tiền bởi lẽ nhiều trường hợp nhân tài nhận lương ban đầu ở  Vingroup còn thấp hơn so với những gì họ nhận ở nước ngoài. Lý do khiến họ trở về là mong muốn được cống hiến, ghi nhận.

[Techz.vn] Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ một cuốn sách mà ông cực kỳ tâm huyết.

Skip to content

Trong thời buổi kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang ráo riết chạy đua để dành về cho mình những nhân tài xuất sắc trong mọi lĩnh vực. Nguồn lực ấy không nhiều trong khi các doanh nghiệp lớn nhỏ mọc lên như nấm. Vậy các nhà lãnh đạo cần làm gì để thu hút nhân tài?

Trong một cuộc khảo sát gần đây của JobStreet.com Việt Nam, trong Top 10 công ty được người lao động tại Việt Nam mong muốn làm việc nhất, các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại nước ngoài chiếm ưu thế với 6/10 vị trí.


Các đại diện của Việt Nam là những cái tên quen thuộc trên các lĩnh vực: Hàng tiêu dùng nhanh [FMCG], công nghệ thông tin, truyền thông [ICT] và bán lẻ, như Vinamilk, Vingroup, FPT và Viettel.

Trong quý II/2016 , JobStreet.com đã thực hiện cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 2.500 người lao động đến từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực hoạt động khác nhau nhằm tìm ra những doanh nghiệp hàng đầu được khao khát làm việc nhất tại Việt Nam.

Dẫn đầu bảng xếp hạng là “đại gia” trong lĩnh vực FMCG – Công ty Unilever Việt Nam. Xếp vị trí thứ 2 và 3 là Công ty CP Sữa Việt Nam [Vinamilk] và Tập đoàn Vingroup – 2 doanh nghiệp niêm yết trong nước có vốn hóa lớn trên thị trường hiện tại.

Bốn vị trí kế tiếp thuộc lĩnh vực công nghệ với sự góp mặt của cả doanh nghiệp nội lẫn ngoại: Samsung, FPT, Viettel và Intel. Ba đại diện cuối danh sách thuộc về lĩnh vực FMCG là Nestle, P&G, Suntory PepsiCo.

So với các quốc gia trong khu vực, tỷ trọng doanh nghiệp nội địa “được mong muốn nhất” của Việt Nam khá tương đồng với Malaysia. Theo bảng xếp hạng của JobStreet.com Malaysia, có 6/10 doanh nghiệp được người lao động mong muốn làm việc nhất là doanh nghiệp nội địa. Trong khi đó tại Singapore, các tập đoàn đa quốc gia được người lao động “ưu ái” hơn khi chỉ có 3/10 đơn vị có tên trong bảng xếp hạng của JobStreet.com là doanh nghiệp nội địa.

Khác xa với dự đoán, các yếu tố liên quan đến lương thưởng và phúc lợi không phải là những yếu tố hàng đầu được người lao động lựa chọn. Theo đó, có cơ hội rộng mở để phát triển, thăng tiến nghề nghiệp là yếu tố được nhiều người lao động ưu tiên [chiếm 50,7 tổng số bình chọn]. Yếu tố thứ hai khiến người lao động mong muốn được làm việc tại các doanh nghiệp trên là cơ hội được đào tạo một cách chuyên nghiệp [44,8]. Các yếu tố về phúc lợi hấp dẫn [44,3] và mức lương cạnh tranh [33,5] lần lượt đứng ở vị trí thứ ba và tư.

Vì vậy, theo JobStreet.com, doanh nghiệp Việt có thể sử dụng nhiều biện pháp khác để tuyển được nhân tài  thay vì chỉ tập trung đến mức lương quảng cáo. Việc đầu tư cho nguồn nhân lực bằng cách định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng, song song với việc quảng bá thương hiệu qua các phương tiện truyền thông nội bộ và các trang mạng việc làm sẽ giúp thu hút và giữ chân được nhân tài cho hiện tại và tương lai.

Có nhiều kênh quảng bá thông tin mà doanh nghiệp có thể sử dụng với chi phí tiết kiệm. Trong đó, trang web của công ty là phương thức rất quan trọng để người lao động tìm hiểu về thông tin công ty, tin tuyển dụng [49,7]. Vì vậy, việc xây dựng một hồ sơ doanh nghiệp hoàn chỉnh, chuyên nghiệp trên website công ty hoặc trên mạng việc làm sẽ mang đến sự tin tưởng từ người lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điều này cũng sẽ giúp người lao động nhận biết được sự khác biệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, đây cũng là hình thức xây dựng thương hiệu trực tuyến gắn liền với những giá trị mà công ty mang đến cho nhân viên, đại diện JobStreet.com cho biết.

0915 484 049

Doanh nghiệp Việt đang thiếu yếu tố ‘then chốt’ nào để vươn xa?

Ngày 17/11/2021, tại hội thảo "Chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chia sẻ, nguồn nhân lực tại Việt Nam đang tăng cả về quy mô và chất lượng, lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu năm 2010 lên 56,2 triệu năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên 65% năm 2020.

Nhân lực chất lượng cao cũng tăng đáng kể, trong đó, một số ngành đã đạt trình độ quốc tế như Y tế, Cơ khí, Công nghệ và Xây dựng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển tại các doanh nghiệp nói riêng, và mục tiêu của quốc gia nói chung.

Cụ thể, ở bình diện quốc gia, Việt Nam mới chỉ đưa ra chiến lược quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam nói chung, chưa có chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo lao động còn thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhưng lại thừa lao động thủ công.

Đặc biệt, Việt Nam đang thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục,… việc thiếu hụt nhân lực có chất lượng cao, đang là trở ngại, rào cản lớn trong công cuộc đưa đất nước vươn tầm, hội nhập kinh tế với thế giới.

Theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hơn bao giờ hết, Việt Nam cần có sự thay đổi, chuyển đổi mạnh mẽ, nhanh chóng về cơ cấu về số lượng, chất lượng, ngoại hình lao động,... Song, nguồn nhân lực chất lượng cao cần được ưu tiên đầu tư, từ đó mới có thể từng bước đưa đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt.

Vingroup thành công nhờ chiến lược nhân sự đặc biệt?

Theo thống kê năm 2020, Vingroup có 65.325 cán bộ, nhân viên, trong đó, có tới 1.232 người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; 19.566 người có trình độ đại học, và nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới,...

Ngoài ra, Vingroup cũng thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực then chốt, tạo dựng môi trường làm việc hấp dẫn, chuyên nghiệp và thân thiện nhờ các phương châm, tiêu chí, chính sách và chế độ tốt nhất.

Đặc biệt, Vingroup còn có chính sách thu hút rất nhiều chuyên gia giỏi đang công tác tại nước ngoài về làm việc, và cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Tiêu biểu như TS. Bùi Hải Hưng, người lấy bằng tiến sĩ năm 25 tuổi, chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo từng làm việc cho Google, Adobe. Tháng 1/2018, ông bắt đầu làm việc tại một trong những đơn vị dẫn đầu thế giới về công nghệ AI là Google DeepMind.

Tuy nhiên, đến năm 2019, TS. Bùi Hải Hưng đã rời vị trí nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind, để gia nhập Tập đoàn Vingroup, và giữ chức Viện trưởng Viện nghiên cứu AI của Vingroup.

Mục tiêu của Viện Nghiên cứu AI của Vingroup là xây dựng một lực lượng nòng cốt các chuyên gia hàng đầu về AI cho Tập đoàn Vingroup nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là ươm mầm cho những tài năng về AI cho Việt Nam trong tương lai, đồng thời, tư vấn và chuyển giao kiến thức công nghệ cho Tập đoàn hoặc các đối tác.

Không chỉ mời người Việt về nước cống hiến cho sự phát triển của đất nước, ngày 27/07/2021, Tập đoàn Vingroup công bố bổ nhiệm ông Michael Lohscheller - người từng giữ vị trí Phó Chủ tịch Volkswagen Mỹ và Tổng giám đốc Opel toàn cầu - làm Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu. Ông Michael Lohscheller sẽ làm việc tại Việt Nam, trực tiếp quản lý và điều hành các thị trường của VinFast hiện nay, bao gồm Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan.

Giám đốc Hợp danh McKinsey Việt Nam chỉ ra điều thúc đẩy thu nhập đầu người Việt Nam tăng từ 3.000 USD lên 10.000 USD và cao hơn thế nữa!


Video liên quan

Chủ Đề