Chính trị và chế độ chính trị là gì

Một chế độ chính trị là một tập hợp các cấu trúc chính trị tạo nên một nhà nước. Các hệ thống chính trị bao gồm từ nền dân chủ trực tiếp cho chế độ toàn trị, chẳng hạn như chế độ độc tài quân sự. Hệ thống phổ biến trong thế giới hiện đại bao gồm các nước cộng hòa dân chủ, quân chủ, và dân chủ đại diện. Cũng có các loại hình chính phủ mà chủ yếu mang tính lý thuyết như một chế độ nhân tài nghiêm ngặt.

Thể chế dân chủ

Một trong những hệ thống chính trị thường được nói đến nhất là nền dân chủ đại diện. Đây là một hệ thống trong đó các đại diện được trực tiếp bầu bởi các công dân, và đại diện này sau đó đưa ra quyết định chính trị cho người dân, với giả định rằng các quyết định đó sẽ phản ánh ý chí chung của nước cộng hòa. Điều này có thể so sánh với một nền dân chủ trực tiếp, trong đó tất cả công dân trực tiếp biểu quyết tất cả các vấn đề có tầm quan trọng.
Các nước cộng hòa

Cộng hòa là một trong những hệ thống chính quyền trên phổ biến nhất trên thế giới, mặc dù nó có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, một nước cộng hòa có thể liên kết với một tôn giáo, như trong trường hợp của Cộng hòa Hồi giáo, với một hệ thống kinh tế, ví dụ như một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, hoặc một thủ tục chính trị, chẳng hạn như một nước cộng hòa nghị viện. Một số nước cộng hòa cố gắng thể hiện một thực tế rằng nó thực sự tạo thành từ các bộ phận bán tự trị nhỏ hơn. Hoa Kỳ, chẳng hạn, nói rất rõ rằng nó là chế độ chính trị của một nhóm các thực nhà nước [tiểu bang] thống nhất. Cả Nigeria và Đức thể hiện ý tưởng này bằng cách tự gọi là nước cộng hòa liên bang.

Cộng hòa thường được biểu hiện trong tên chính thức của nhà nước, và thường bao gồm một sự biến đổi nhằm truyền đạt một loại hình lý tưởng triết lý mà chế độ chính trị theo đuổi. Ví dụ, Guyana được gọi là Cộng hòa Hợp tác xã Guyana, Sri Lanka được gọi là Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Sri Lanka và Trung Quốc đại lục được gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hệ thống chính quyền thực tế ở các nước này có thể khác nhau: ví dụ, Trung Quốc là một nhà nước độc đảng Mác-Lênin, không phải là một nước cộng hòa. Loại hình chính quyền này có thể tổ chức theo cách khác, chẳng hạn với một số nước cộng hòa là bộ phận của một nhà nước, như các nước trong Liên Xô cũ.

Chính thể quân quyền

Hệ thống chính thể quân quyền bao gồm tất cả các nhà lãnh đạo của đất nước xuất phát từ một gia tộc. Loại hình phổ biến nhất của nó bao gồm chế độ quân chủ, tiểu vương quốc, và đế chế vương triều, ví dụ như Triều đình Trung Hoa. Trong thời hiện đại, các nhà lãnh đạo của nhiều chế độ quân chủ và tiểu vương quốc chủ yếu phục vụ như bù nhìn. Loại hình chính phủ này được gọi là chế độ quân chủ lập hiến hay là chế độ quân chủ danh nghĩa, và bao gồm các nước như Vương quốc Anh. Đối lập với chế độ này là một chế độ quân chủ chuyên chế, trong đó người lãnh đạo có toàn quyền cai quản nhà nước, và không bị kiểm soát bởi hiến pháp hay quốc hội. Ví dụ về chế độ quân chủ chuyên chế hiện đại bao gồm Ả Rập Saudi và Qatar.

Chế độ toàn trị và độc tài

Trong chế độ chính trị độc tài và toàn trị, một cá nhân, một thực thể, hoặc một đảng phái nắm toàn quyền kiểm soát các công việc của nhà nước, mà không được bầu cử hoặc đồng thuận của người dân. Đặc biêt trong các chế độ toàn trị, người lãnh đạo thường tìm cách kiểm soát tất cả các mặt hoạt động của xã hội, bao gồm những thứ như niềm tin cá nhân và đạo đức của dân chúng. Điều này đôi khi kèm theo tệ sùng bái cá nhân xung quanh nhà lãnh đạo hoặc các nhà lãnh đạo, như trong trường hợp của Adolf Hitler, nhà lãnh đạo của Đức Quốc xã. Hình thức phổ biến của chế độ độc tài hay toàn trị bao gồm chế độ quân phiệt juntas, trong đó một ủy ban gồm một ít các nhà lãnh đạo quân sự cai trị quốc gia hoặc một nhà nước độc đảng, mà chỉ có một đảng chính trị nằm quyền lực còn những đảng khác bị công khai hoặc ngầm cấm không được phép thách thức chính quyền. Một dạng khác là một chế độ độc tài, trong đó một người cai trị đất nước mà không chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai và sau đó trao quyền lực của mình cho một người khác khi chết.

Các thể chế cổ xưa và hiếm gặp

Một số hệ thống còn sót lại từ thời xa xưa đã qua. Luxembourg, chẳng hạn, được chính thức biết đến như một Đại công quốc, bắt đầu từ thời nó trở thành một phần của Hà Lan như một thuộc địa của Hà Lan. Một loại hình thể chế cổ xưa là chế độ kritarchy, hay chế độ cai trị bởi các quan tòa, và timocracy, trong đó chỉ có những người sở hữu đất đai trong nước mới có thể quản lý đất nước. Các loại hinh chính phủ khác không phổ biến trong thế giới hiện đại, nhưng vẫn còn tồn tại vài nơi. Chế độ thần quyền, chẳng hạn như chính phủ Tây Tạng lưu vong, hoặc của chính phủ thành phố Vatican, trong đó một nhân vật tôn giáo được ban quyền lực thế tục để nằm chính quyền.

Các thể chế lý thuyết

Có một số loại hình chính thể chỉ tồn tại trong lý thuyết chứ chưa có ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Một ví dụ của thể chế này là một chế độ nhân tài nghiêm ngặt, ví dụ, trường hợp các nhà lãnh đạo được tuyển chọn dựa trên khả năng của họ để lãnh đạo. Các hệ thống khác bao gồm chế độ tập đoàn corporatocracy, một chủ đề phổ biến trong khoa học viễn tưởng, trong đó các công ty tập đoàn cai trị các quốc gia có chủ quyền, và chế độ thiên tài geniocracy, trong đó các nhà lãnh đạo được lựa chọn dựa trên khả năng giải quyết vấn đề và sự sáng tạo của họ.

Nguyễn Quang dịch , WiseGeek

  • Thư Ký Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
  • Thời Sự Pháp Luật
  • Ngân Hàng Pháp Luật
  • LawNet

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Chế độ chính trị là Hệ thống các nguyên tắc, phương thức, biện pháp, thủ đoạn thực hiện quyền lực nhà nước. Hệ thống pháp luật, những quyền năng thực tế mà các cơ quan, nhân viên nhà nước được giao sử dụng và những hình thức pháp lý tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước là biểu hiện cụ thể của chế độ chính trị một quốc gia.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Chế độ chính trị là một khái niệm có nội dung phong phú, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, xét ở góc độ chung, chế độ chính trị được hiểu là nội dung và phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia, mà trọng tâm là của nhà nước. Theo đó, chế độ chính trị bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như các quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, phương pháp [cách thức] tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, quản lí và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…

Thứ hai, xét theo quan điểm cấu trúc hệ thống, chế độ chính trị là một bộ phận hợp thành của chế độ xã hội. Trong cấu trúc đó, chế độ chính trị là một hệ thống các thiết chế [nhà nước, đảng chính trị cầm quyền và các tổ chức chính trị – xã hội] và hệ thống các mối quan hệ trong lĩnh vực chính trị [tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước]. Theo đó, tương ứng với kiểu nhà nước là một kiểu chế độ chính trị có bản chất và những đặc trưng chung, đồng thời chế độ chính trị của mỗi quốc gia trong cùng một kiểu nhà nước cũng có những đặc trưng riêng, tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình và trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia đó trong mỗi thời kì cụ thể.

Hình minh họa. Chế độ chính trị là gì? Đặc điểm của chế độ chính trị?

Thứ ba, xét từ góc độ phương pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Các phương pháp, cách thức và biện pháp đó phản ánh bản chất của chế độ chính trị. Các phương pháp này rất đa dạng và phức tạp nhưng nhìn chung gồm hai loại chính là các phương pháp dân chủ và các phương pháp phản dân chủ. Trong một nhà nước có chế độ chính trị dân chủ, lành mạnh thì các phương pháp, cách thức và biện pháp được áp dụng rộng rãi để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là dân chủ, công khai, minh bạch và hợp pháp. Ngược lại, trong nhà nước có chế độ chính trị độc tài thì các phương pháp, thủ đoạn hạn chế, bí mật, độc đoán và bất chấp luật pháp thường được áp dụng một cách phổ biến.

Thứ tư, xét từ góc độ pháp luật nói chung, chế độ chính trị là thể chế chính trị, tổng thể các nguyên tắc, QPPL [được ghi nhận chủ yếu trong hiến pháp và nguồn khác của LHP] để điều chỉnh các quan hệ chính trị cơ bản của một quốc gia, trọng tâm là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là các nguyên tắc, quy định về chính thể, bản chất và mục đích của nhà nước, quyền lực nhà nước, chủ quyền nhân dân, chủ quyền quốc gia, dân tộc, về tổ chức và hoạt động của các thiết chế chính trị, về chính sách đối nội và đối ngoại…

Trong LHP với tư cách là một ngành luật và một bộ môn khoa học pháp lý chuyên ngành, khái niệm chính trị cần được xem xét chủ yếu dưới góc độ pháp luật, có tính đến vị trí, vai trò, giá trị pháp lí đặc biệt của hiến pháp đối với việc quy định và điều chỉnh các vấn đề trọng yếu của chế độ chính trị. Theo đó, có thể hiểu khái niệm chế độ chính trị dưới góc độ LHP như sau: Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của luật hiến pháp [bao gồm các nguyên tắc, quy phạm hiến định và các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thể hiện trong các nguồn khác của luật hiến pháp] để xác lập và điều chỉnh các vấn đề về chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục đích của nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của chế độ chính trị đối với sự phát triển của xã hội, cho nên trong hiến pháp của nước ta cũng như trong hiến pháp nhiều nước, chế độ chính trị thường được ghi nhận trong chương đầu với vị trí là chế định pháp lí cơ bản, chi phối nội dung của các chế định khác của hiến pháp. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, chế định về chế độ chính trị đã trải qua một số giai đoạn phát triển quan trọng, trong đó giai đoạn sau là sự kế thừa và phát triển của giai đoạn trước ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn. Trong Hiến pháp năm 2013, các quy định và nguyên tắc chính trị cơ bản về chế độ chính trị đã thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện, tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc cho việc thiết lập, củng cố và bảo vệ chế độ chính trị của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Các quy định và nguyên tắc trong chương Chế độ chính trị là cơ sở, nền tảng chính trị của các chương về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND và VKSND, Chính quyền địa phương...

Video liên quan

Chủ Đề