Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường năm 2024

Mỗi tháng một lần, kỳ kinh nguyệt lại tìm đến bạn. Chuyện này xảy ra bình thường đến nỗi bạn chẳng mấy để tâm đến nó, dù đôi lúc nó gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể như đau lưng, đau bụng, mệt mỏi… hoặc độ dài chu kỳ kinh bất thường. Vậy đây có phải là những dấu hiệu bình thường của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, màu máu kinh nguyệt, mức độ của những cơn đau… có thể là những dấu hiệu cho biết chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Các dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường

1. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường năm 2024

Thực tế, khái niệm “chu kỳ bình thường” sẽ khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Mỗi tháng, một trong các buồng trứng sẽ giải phóng ra một trứng (thời điểm rụng trứng). Lúc này, sự thay đổi nội tiết tố giúp tử cung sẵn sàng cho việc mang thai nếu trứng được thụ tinh. Ngược lại, nếu trứng không gặp được tinh trùng, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được tống xuất qua đường âm đạo (kỳ kinh nguyệt).

Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt dài 24, 25 hay 26 ngày có bình thường không? Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, nhưng khoảng thời gian này sẽ phụ thuộc vào mỗi người phụ nữ. Thực tế, các chuyên gia cho rằng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 21 ngày đến 35 ngày là bình thường.

Ngoài ra, số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng có thể khác nhau ở mỗi tháng, đặc biệt ở giai đoạn một hoặc hai năm đầu mới có kinh nguyệt. Khi bạn bước vào độ tuổi 20, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định hơn và khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì chu kỳ sẽ trở nên bất thường.

Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai cũng có thể thay đổi thời gian xuất hiện kinh nguyệt và từ đó làm thay đổi số ngày của chu kỳ. Kinh nguyệt cũng có thể thay đổi tại một số thời điểm trong cuộc sống do ảnh hưởng bởi nội tiết tố, chẳng hạn như khi sinh con và cho con bú. Điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng cả.

2. Lượng máu trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Nếu trứng không được thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được tống ra ngoài qua đường âm đạo. Lượng máu ra khỏi cơ thể được gọi là máu kinh nguyệt. Kỳ kinh nguyệt ở mỗi người sẽ khác nhau, dao động từ 2-7 ngày, nhưng thường là 5 ngày. Máu kinh nguyệt ra nhiều nhất trong 2 ngày đầu và thường có màu đỏ. Những ngày sau đó, lượng máu sẽ giảm dần và có màu hồng nhạt hoặc nâu.

Trong một kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể mất khoảng 20 – 90 ml máu và một số người có thể mất máu nhiều hơn lượng này. Tuy nhiên, dù cho lượng máu kinh của bạn bình thường, ít hơn hay nhiều hơn thì vẫn được xem là bình thường miễn nó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bạn.

Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt của bạn có các dấu hiệu sau đây thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Máu đầy băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 1 hoặc 2 giờ.
  • Xuất hiện các cục máu đông lớn
  • Kì kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.

3. Các dấu hiệu khác của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường năm 2024

Bên cạnh các dấu hiệu được nêu ở trên, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng được xem là bình thường của một kỳ kinh nguyệt bình thường như:

  • Ngực căng
  • Chướng bụng
  • Thay đổi tâm trạng: có thể nhạy cảm và cáu gắt hơn bình thường
  • Mọc mụn trước và trong kì kinh nguyệt
  • Đau bụng dưới và lưng
  • Mau đói
  • Các vấn đề về giấc ngủ

Tuy nhiên, chu kì kinh nguyệt ở mỗi người sẽ không giống nhau nên các triệu chứng trên không phải ai cũng có. Điều quan trọng là bạn cần quan sát theo dõi chu kỳ của mình thường xuyên và nếu nhận thấy bất thường, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Cách theo dõi để biết chu kỳ kinh nguyệt có bình thường không?

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt kinh nguyệt sẽ giúp bạn phân biệt được dấu hiệu nào là bình thường và bất thường để có thể xử kí kịp thời. Hãy theo dõi và ghi chú lại vào sổ về những thông tin sau:

  • Khi kỳ kinh của bạn bắt đầu và khi nào nó dừng lại?
  • Lượng máu kinh của bạn nhiều hay ít?
  • Có máu cục trong băng vệ sinh không?
  • Tần suất bạn thay băng vệ sinh là bao nhiêu lần trong một ngày?
  • Bạn có đau bụng nhiều không?
  • Thay đổi tâm trạng như thế nào?
  • Bạn có xuất huyết dạng đốm giữa các kỳ kinh không?

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được chu kỳ kinh nguyệt của mình có bình thường không, từ đó có thể có biện pháp xử lí kịp thời.

Chú ý tới đặc điểm và tần suất chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn phát hiện các triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe, bao gồm triệu chứng vô sinh.

Bạn nên biết về những đặc điểm của kinh nguyệt bình thường. Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và ở thời kỳ tiền mãn kinh thường có một chút thay đổi. Cũng nên nhớ rằng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đột nhiên thay đổi, nên nói chuyện với bác sĩ.

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường năm 2024

Ảnh: stuff-about.

Bao nhiêu ngày là bình thường?

Người phụ nữ trung bình có kinh nguyệt trong vòng 3-5 ngày, nhưng kinh nguyệt kéo dài 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được.

Có kinh nguyệt quá 7 ngày cũng là bình thường nếu lượng máu kinh rất ít. Kinh nguyệt nhiều quá 7 ngày được cho là không bình thường.

Bao nhiêu máu là bình thường?

Mặc dù trông như bạn mất rất nhiều máu, thực tế người phụ nữ trung bình chỉ mất 2 thìa máu trong cả chu kỳ kinh của mình. 4-6 thìa cũng được cho là bình thường. Nếu bạn phải thay đổi băng vệ sinh vào lúc nửa đêm hoặc có một cục máu đông quá lớn (kích thước bằng một quả bóng golf hoặc lớn hơn) thì là không bình thường. Cục máu đông nhỏ có thể xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt được cho là bình thường.

Có lượng kinh nguyệt nhiều vào ngày đầu tiên của bạn là bình thường, nhưng không thể nhiều đến nỗi bạn phải thay đổi băng vệ sinh mỗi một giờ hoặc mỗi hai giờ. Nếu bạn thấy mình phải thay đổi băng vệ sinh mỗi giờ trong 2-3 giờ liên tục, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Độ dài chu kỳ bao lâu là bình thường?

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình - tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo là 28 ngày. Có một quan niệm sai lầm rằng chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày là không bình thường, điều này không đúng sự thật. Một chu kỳ ngắn từ 21 ngày hoặc kéo dài đến 35 ngày được coi là bình thường.

Sự thay đổi nhỏ thời gian giữa các chu kỳ là bình thường

Sự thay đổi nhẹ độ dài giữa các chu kỳ là bình thường. Ví dụ, nếu chu kỳ tháng trước của bạn là 28 ngày và chu kỳ khác là 30 ngày, điều này nằm trong phạm vi bình thường.

Một sự thay đổi lớn trong thời gian giữa các chu kỳ là không bình thường. Ví dụ, nếu chu kỳ tháng trước của bạn là 21 ngày, nhưng tháng sau 35 ngày được coi là bất thường.

Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi nhiều, nghĩa là nó bất thường.

Đôi khi do căng thẳng hay bệnh tật, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị trì hoãn. Bạn không cần phải lo lắng khi lỡ một chu kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn đã lỡ chu kỳ 60 ngày mà không mang thai, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Dấu hiệu ở giữa chu kỳ?

Một số phụ nữ có những đốm máu nhạt trong quá trình rụng trứng ở khoảng giữa chu kỳ. Ngoài ra, đốm máu cũng có thể xuất hiện khoảng 7 ngày sau khi rụng trứng, là khoảng thời gian phôi thai bám vào tử cung. Không phải tất cả phụ nữ trải nghiệm những dấu hiệu này, nhưng nó được coi là bình thường.

Nếu bạn bị chảy máu nhiều giữa chu kỳ, hoặc các đốm máu xuất hiện trong suốt chu kỳ, điều đó sẽ được coi là không bình thường.

Triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt bao gồm :

- Thèm ăn

- Nhạy cảm về tình cảm hoặc thay đổi tâm trạng

- Cảm thấy bứt rứt khó chịu

- Co rút nhẹ (đặc biệt là những ngày trước khi chu kỳ và vài ngày đầu tiên của kỳ kinh)

- Đau đầu nhẹ

- Tăng mụn trứng cá

- Căng ngực

- Khó ngủ

- Đầy hơi

Nếu như thay đổi tâm trạng nhẹ là bình thường, thì trầm cảm nghiêm trọng hoặc trạng thái hưng cảm lại là triệu chứng không bình thường ở giai đoạn này. Chảy nước mắt là bình thường. Nhưng khóc suốt cả ngày mà không rõ lý do là không bình thường.

Đau đầu nhẹ là bình thường, nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu thường bị đau nửa đầu trước chu kỳ.

Thèm ăn là rất phổ biến, nhưng thèm những thứ không phải thực phẩm như đá, cát là không bình thường.

Co rút, đau bụng có phải là bình thường?

Đau quặn, đặc biệt là ngày hôm trước và ngày đầu chu kỳ, là bình thường.

Nếu bạn đau bụng đến mức phải nghỉ làm là không bình thường. Đau quặn ở những thời điểm không phải trong chu kỳ là không bình thường. Đau vùng chậu nghiêm trọng có thể là triệu chứng của viêm màng tử cung, bệnh viêm vùng chậu, hoặc một vấn đề bệnh lý cần chú ý.

Thế nào là một giai đoạn hoàng thể bình thường?

Giai đoạn hoàng thể là thời gian giữa rụng trứng và ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Nếu bạn theo dõi sự rụng trứng bằng cách sử dụng một biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản, hoặc với bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng, bạn có thể biết độ dài giai đoạn hoàng thể của mình.

Giai đoạn hoàng thể trung bình là 12 đến 14 ngày, nhưng 10-16 ngày cũng được coi là bình thường. Nếu theo dõi biểu đồ chu kỳ bạn nhận thấy giai đoạn hoàng thể của mình ít hơn 10 ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc mang thai, nên đề cập đến điều này với bác sĩ.

Mùi âm đạo là bình thường?

Chúng ta thường cho rằng, mùi âm đạo là một dấu hiệu của nhiễm trùng, nhưng trên thực tế, một số mùi hôi là bình thường. Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể nhận thấy một mùi hương giống như máu, cũng là bình thường. Một mùi hương nhẹ nhàng trong chu kỳ của bạn có thể được cho là bình thường.

Mùi cay nồng hay mùi rất tanh là không bình thường và có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn bị nhiễm trùng. Hãy nói chuyện với bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn đang bị ngứa, sốt, và các triệu chứng khác.

Đừng cố gắng che đậy mùi hương bằng chất khử mùi âm đạo. Một số bệnh nhiễm trùng âm đạo có thể ảnh hưởng đến mang thai. Hầu hết các chất khử mùi âm đạo có thể ảnh hưởng đến chất nhầy cổ tử cung (mà bạn cần có để mang thai).