Chủ thể của hợp đồng dịch vụ logistics phải là thương nhân

Theo quy định của pháp luật thì dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại, theo đó các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc. Các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là một nội dung rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc pháp luật Việt Nam đưa ra các quy định cụ thể về thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ logistics tích cực hơn, giảm chi phí, thúc đẩy cạnh tranh, tăng cường hội nhập trong khu vực và trên thế giới. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định mới nhất về thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics:

Theo Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics có nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất: Những thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics được quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP của Chính Phủ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

Thứ hai: Thương nhân khi tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP thì các thương nhân còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Thứ ba: Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:

Ngoài việc nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics cần đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:

– Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển [trừ vận tải nội địa]:

+ Các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam [hoặc được đăng ký ở Việt Nam] thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá một phần ba định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

Xem thêm: Phân biệt thương nhân với doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh

+ Công ty vận tải biển nước ngoài sẽ được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

– Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển [có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này] thì sẽ được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

– Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay thì sẽ được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

– Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển thì được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải thì sẽ được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt thì được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

– Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ thì được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì cần thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

Xem thêm: Đặc điểm và phân loại thương nhân theo Luật thương mại 2005

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật:

+ Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

+ Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.

+ Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

Như vây, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài việc các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện chung thì nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới được cung cấp dịch vụ logistics cần tuân thủ theo các điều kiện cụ thể được quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Thứ tư: Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó. Việc ban hang quy định định này là hợp lý. Đây là một quy định rất mở cho các nhà đầu tư nước ngoài và cũng là để phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam trong thực tiễn.

Như vậy, điều kiện kinh doanh logistic phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh chi tiết của ngành, nghề này. Trong đó, các doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ này cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể đã liệt kê như trên.

Theo Điều 235 luật thương mại năm 2005. Ngoại trừ các trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:

Xem thêm: Logistics là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ Logistics?

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

– Trong quá trình các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

– Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn.

– Trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

Cần lưu ý rằng đối với các trường hợp khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

Như vậy, các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có những quyền và nghĩa vụ cụ thể như trên. Ngoài những quyền và nghĩa vụ cơ bản được luật thương mại năm 2005 quy định thì các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn có các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác được thoả thuận trong hợp đồng đã ký với khách hàng.

3.  Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá:

Căn cứ Điều 239, Luật thương mại năm 2005 quy định về quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá có nội dung sau đây: 

– Pháp luật quy định các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền được cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng khi cầm giữ hàng hoá đó.

Xem thêm: So sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics

– Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cho khách hàng về việc cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng vẫn không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật.

Còn trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.

– Trước khi các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.

– Mọi chi phí trong quá trình các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cầm giữ, định đoạt hàng hoá sẽ do khách hàng chịu.

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan theo đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp khi số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.

Căn cứ theo quy định tại điều 239 luật thương mại 2005 thì các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định theo đúng quy định pháp luật để đòi tiền nợ khi đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng về việc cầm giữ hàng hoá đó.

Video liên quan

Chủ Đề