Chùa keo được xây dựng ở đâu

Nhiều người thắc mắc Chùa keo ở đâu? thuộc tỉnh nào? xây dựng từ thời nào? Bài viết hôm nay //chiasebaiviet.com/ sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Chùa keo ở đâu? thuộc tỉnh nào?

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang tự là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Chùa Keo cách Hà Nội bao nhiêu km?

Chùa Keo cách Hà Nội 109km đi theo các tuyến đường:

  • Đi theo Xã Đàn và Giải Phóng đến QL1A tại Hoàng Liệt
  • Đi dọc theo ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ĐCT01, QL21B và QL10 đến Nguyễn Trãi tại Minh Khai
  • Lái xe đến TL463/ĐT220B tại Duy Nhất
  • Đi thẳng đến Chùa Keo

Ngoài ra, Chùa Keo còn cách TP Thái Bình 14km đi theo đường:

  • Đi về hướng Đông lên TL463/ĐT220B
  • Đi dọc theo Đê/Đê Tả Hồng đến TL463/ĐT220B tại Vũ Tiến
  • Đi tiếp TL463/ĐT220B. Đi theo Doãn Khuê đến Lý Bôn/ĐT223/ĐT454 tại Đề Thám, Thành phố Thái Bình

Chùa keo xây dựng từ thời nào?

Chùa keo xây dựng từ năm 1630.

Nguồn gốc Chùa Keo được xây dựng:

Tương truyền, dưới thời vua Lý Thánh Tông, chùa Keo được xây dựng bởi Thiền sư Dương Không Lộ ở ven sông Hồng từ năm 1061 tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh [nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định]. Tuy nhiên, theo Thánh tổ thực lục diễn ca lưu giữ ở chùa thì ban đầu chùa Keo có tên gọi là Nghiêm Quang Tự, sư tổ của chùa chính là Lý Triều Quốc Sư: Thiền sư Nguyễn Minh Không [pháp hiệu là Không Lộ].

Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang Tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang Tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới [Keo Hạ] hay chùa Keo Hành Thiện [nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định]. Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên [Keo Thượng].

Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc Lễ [Lại Thị Ngọc Lễ vốn thuộc dòng quyền quý, quê gốc ở làng Quang Lãng, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa, cụ tổ là quan huyện thừa Lại Thế Tương. Lại Thị Ngọc Lễ cùng em Lại Thế Nghĩa là con quan Phò mã Lãng quận công Lại Thế Thời, chắt nội Thái tể Khiêm quốc công Lại Thế Khanh, cháu ngoại Thanh Đô vương Trịnh Tráng.], vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941… Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.

Chùa Keo thờ ai?

Chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan m Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ – Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Qua bài viết Chùa keo ở đâu thuộc tỉnh nào xây dựng từ thời nào? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thuốc có thể vào link Nhà thuốc Pharmacity Hoặc Nhà thuốc 365 Hoặc nếu cần mua các loại TPCN bảo vệ sức khoẻ có thể tìm các sản phẩm tốt tại Nhà thuốc Thân Thiện với giá cả vô cùng phải chăng. Đây được biết đến là 1 cửa hàng thuốc chất lượng và uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ các loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc có thể tải app TAPTAP để có thể mua các sản phẩm thuốc - TPCN hỗ trợ của Nhà Thuốc Long Châu một cách dễ dàng hơn giúp ích cho sức khỏe của bạn. Việc tải app và chỉ cần SDT sẽ tạo được tài khoản nhanh chóng và sau đó bạn có thể mua hàng và tích điểm trên app này.

Link tải Android [sangsung, xiaomi, oppo]: //shorten.asia/Jbmjn8Up


Link tải IOS [Iphone]: //shorten.asia/EVBQ8pBW

Chùa Keo có tên chữ là “Thần quang tự”, chùa tọa lạc tại làng Keo, xã Duy Nhất [huyện Vũ Thư] nên dân gian gọi là chùa Keo.

Theo sử sách ghi lại, Thiền sư họ Dương, húy là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, sinh năm 1016 tại hương Hải Thanh, nay là xã Xuân Hồng [huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định]. Ông là người dựng chùa Nghiêm Quang [chùa Keo ngày nay] làm nơi tu hành vào năm 1061. Do có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông nên được vua phong làm Quốc sư triều Lý.

Ngày 3-6 năm Nhâm Tuất, Thiền sư Dương Không Lộ viên tịch, hưởng thọ 79 tuổi. Để tri ơn công lớn, nghĩa dầy, năm 1667, vua Lý Anh Tông cho đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang và tên Thần Quang tự bắt đầu có từ đó.

 Lễ khai chỉ mở cửa đền, đây là tập tục báo hiệu Lễ hội chùa Keo chính thức bắt đầu.

Chùa Thần Quang chỉ tồn tại được 500 năm, đến năm 1611 một trận hồng thủy lớn đã cuốn trôi mất ngôi chùa. Sau đó, dân làng Keo phải di cư đi nơi khác và chia làm hai làng, một làng di chuyển sang hữu ngạn sông Hồng [nay là xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định], một làng di chuyển sang tả ngạn sông Hồng [nay là xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình]. Cũng từ đó, dân hai làng bắt đầu cuộc vận động xây dựng lại chùa.

Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa, chùa Keo Thái Bình do quận công Hoàng Nhân Dũng thời Lê Trịnh đứng ra khởi công, xây dựng năm 1630 và sau 28 tháng toàn bộ công trình chùa Keo hoàn thành.

Trải qua gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 và là ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam. Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa Keo gồm 17 công trình, với 128 gian phân bố trên diện tích hơn 2.000 m2. Đó là các công trình kiến trúc chính như: Tam quan, chùa Phật, điện thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá,vườn tháp…

 Đông đảo nhân dân và du khách gần xa tới chiêm bái, vãn cảnh chùa Keo Thái Bình.

Chùa Keo còn lưu giữ được nhiều kiến trúc gỗ đặc sắc, đáng chú ý là bộ cánh cửa gian trung quan, đây là một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ 17. Trong khu chùa phật, hiện còn lưu giữ rất nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật cao có niên đại thế kỷ 17, 18 như các pho Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát… Nhưng ấn tượng nhất tại ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi là Tòa gác chuông làm bằng gỗ, thiết kế ba tầng nguy nga, bề thế với chiều cao hơn 21 m, được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam.

Ông Nguyễn Công Diện, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư, Trưởng Ban tổ chức lễ hội truyền thống chùa Keo mùa thu năm 2020 cho biết: Mỗi năm, chùa Keo mở hội hai lần, hội Xuân vào mồng 4 tháng Giêng âm lịch, hội Thu diễn ra vào trung tuần tháng 9 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang tính dân gian, gần gũi với nét sinh hoạt của cư dân trồng lúa nước đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngoài việc tế lễ, rước kiệu, còn thi bơi chải trên sông và các nghi thức bơi chải cạn chầu Thánh, múa ếch vồ…

Lễ hội được mở hằng năm để nhân dân trong vùng dâng hương, ngưỡng vọng, thành kính tri ân Đức Phật, Đức Thánh; tưởng nhớ công đức của Quốc sư Dương Không Lộ; các bậc tiền nhân có công hộ quốc, an dân và những người có công dựng chùa. Là dịp để quê lúa Thái Bình được đón du khách gần xa về hành lễ và thưởng ngoạn các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của di tích chùa Keo.

Với những giá trị riêng có, tháng 9-2012, chùa Keo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt; tháng 10-2017, chùa được đón nhận Bằng ghi danh Lễ hội chùa Keo là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2020 diễn ra từ ngày 26 đến 31-10 [tức mồng 10 đến 15-9 âm lịch].

MAI TÚ

Theo tư liệu lịch sử, năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 [1061] đời Lý Thánh Tông dựng chùa Nghiêm Quang trên đất Giao Thuỷ [làng Keo/ấp Keo], thuộc Nam Định ngày nay. Tháng 3 năm Đinh Hợi, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 [1167] đời Lý Anh Tông, chùa này được đổi tên thành chùa Thần Quang. Năm Tân Hợi [1611], một trận lụt lớn làm chùa bị trôi dạt, dân ấp Keo phải di dời đi 2 nơi: một bộ phận định cư ở phía Đông Nam - hữu ngạn sông Hồng [nay thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định]; một bộ định cư ở phía Đông Bắc - tả ngạn sông Hồng [nay thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình]. Như vậy, sau năm 1611, làng Keo [gốc ở Nam Định] được chia thành hai làng. Sau đó, hai làng dựng lại chùa, tên Nôm đều gọi là “chùa Keo”. Để phân biệt, dân gian thường gọi chùa Keo ở Thái Bình là Keo Thái Bình hoặc Keo trên; chùa Keo ở Nam Định là Keo Nam Định hoặc Keo dưới. Chùa Keo Thái Bình được dựng năm 1632, tên chữ là Thần Quang tự.

Ngoài chức năng thờ Phật, chùa Keo Thái Bình cũng như chùa Keo Nam Định còn là nơi thờ Thánh Dương Không Lộ và những người có có công lớn trong việc dựng chùa [Trịnh Thị Ngọc Lễ, Hoàng Nhân Dũng, Trần Thị Ngọc Duyên, Lê Hồng Quốc, Nguyễn Văn Trụ].

Trước Cách mạng tháng 8[1945], chùa Keo [Thái Bình] thường mở hội 2 lần trong một năm. Hội xuân được tổ chức ngày mùng 4 tháng Giêng, mang tính chất của một lễ hội nông nghiệp. Ngoài các nghi lễ thông thường, trong hội còn có nhiều trò đặc sắc, như thi nấu cơm, thi ném pháo, thi bắt vịt, trong đó, thi nấu cơm được coi là hoạt động trung tâm của hội. Hội tháng 9 được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15, gắn với ngày sinh [13/9], ngày mất [14/9] của Thánh Dương Không Lộ và một số lễ nghi gắn với Phật giáo. Cũng như nhiều lễ hội khác ở nước ta, sau Cách mạng tháng Tám, hội chùa Keo [Thái Bình] đã có một thời gian bị gián đoạn. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, hội chùa Keo [Thái Bình] đã được phục hồi theo như lệ cũ để phục vụ nhu cầu văn hóa của cộng đồng, tuy nhiên, một số nghi thức và trò diễn trong hội xưa đã được giản lược, cải biên để phù hợp với đời sống hiện nay.

Chùa Keo Thái Bình gồm 21 hạng mục lớn, nhỏ [154 gian]. Trải qua trên 300 năm, chùa đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941, 1957, 2004. Xét về quy mô, bố cục, đặc điểm và nghệ thuật kiến trúc, có thể coi chùa Keo [Thái Bình] là một trong những công trình sáng giá nhất trong hệ thống chùa dạng thức “tiền Phật hậu Thánh” cũng như dạng thức chùa “trăm gian” ở Việt Nam. Các hạng mục kiến trúc chính của di tích gồm:

Tam quan ngoại

Tam quan ngoại gồm 3 gian, hai chái, khung gỗ, 4 chân hàng cột, mái lợp ngói mũi hài. Kết cấu vì chính theo kiểu giá chiêng, kết cấu vì nách theo kiểu chồng rường. Phía trước Tam quan ngoại có 4 trụ biểu và một sân lát đá [kích thước 11,10m x 10,10m], phía sau là một hồ nước [hình vuông], bờ kè đá, diện tích khá rộng. Xung quanh hồ là hệ thống đường giao thông dẫn du khách vào khu vực Tam quan nội.

Tam quan nội

Tam quan nội ở phía sau hồ nước [hình vuông], khung gỗ, gồm 3 gian, hai chái, 3 hàng chân cột, 4 bộ vì, mái lợp ngói mũi hài. Hai vì giữa được kết cấu theo kiểu chồng rường, vì hồi được kết cấu theo kiểu kẻ chuyền. Đây là một kiến trúc khá độc đáo, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Đặc biệt là bộ cửa ở vị trí trung quan, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII [Bộ cửa ở đây hiện nay là hiện vật phục chế, bộ cửa gốc hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam].

Chùa thờ Phật

Chùa thờ Phật được dựng trên mặt bằng hình chữ Công, gồm 3 toà [chùa Hộ/chùa Ông Hộ, Ống muống, Tam bảo].

- Chùa Ông Hộ: được dựng theo thức tàu đao lá mái, gồm 7 gian, kết cấu gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Khung kiến trúc gồm 6 bộ vì chính và 2 bộ vì chái bồ câu, dựng trên 4 hàng chân cột. Các cấu kiện kiến trúc được chạm khắc rất công phu, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVII. Trong khu vực này an vị hai tượng Hộ pháp, khám và tượng các vị từng có nhiều công lao đối với việc dựng chùa xưa kia: Hoàng Nhân Dũng, Nguyễn Văn Trụ, Trịnh Thị Ngọc Trân, Lại Thị Ngọc Lễ. Hai gian đầu hồi an vị bộ tượng Thập điện Diêm vương.

- Tòa Ống muống: khung gỗ, không có tường bao, gồm 3 gian, 4 bộ vì, 4 hàng chân cột, kết cấu vì theo dạng thức thượng giá chiêng, hạ chồng rường, mái lợp ngói mũi hài, nối liền chùa Ông Hộ và Tam bảo.. Trong không gian này có một chiếc sập thờ, mang phong cách nghệ thuật chạm khắc thời Lê Trung hưng, trên đặt bát hương ban Công đồng.

- Tòa Tam bảo: được dựng theo thức tàu đao lá mái, các bộ vì kiểu giá chiêng chồng rường, kết cấu gỗ, gồm 3 gian, không có tường bao, mái lợp ngói mũi hài. Đây là khu vực an vị hệ tượng Phật giáo.

Đền Thánh và tòa Giá roi

Đền Thánh được dựng theo dạng thức mặt bằng chữ Công, gồm 3 tòa: Thiêu hương [5 gian], Ống muống [3 gian], Thượng điện [5 gian]. Phía trước đền là toà Giá roi [5 gian].

Gác chuông

Gác chuông được làm theo dạng thức chồng diêm cổ các, gồm có 3 tầng, 12 mái, khung gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Đây là một kiến trúc thời Lê, được đánh giá là gác chuông to, đẹp nhất Việt Nam và được chọn làm một trong những biểu tượng văn hóa của đất Thái Bình.

Hai dãy hành lang phía Đông và phía Tây

Hai dãy hành lang Đông và Tây được dựng bao quanh chùa Phật - Đền Thánh, phía trước thông qua hàng dậu và Tam quan nội, phía sau kết nối với Gác chuông, hợp thành ô chữ Quốc. Hai dãy hành lang đều được dựng trên mặt bằng hình chữ L, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói, mỗi dãy 33 gian.

Ngoài các kiến trúc chính, chùa Keo còn một số kiến trúc phụ trợ, như Khu Tăng xá, Nhà khách [phía Đông và phía Tây], trụ sở Ban Quản lý Di tích. Đặc biệt, chùa còn là nơi hiện đang lưu giữ và 197 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa [từ thế kỷ XVII đến nay], được tạo tác từ nhiều loại chất liệu [gỗ, đá, đồng], có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo [huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình] là Di tích quốc gia đặc biệt [Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/09/2012].

Đạt Thức [Theo Hồ sơ xếp hạng di tích, tư liệu Cục Di sản văn hóa]

Video liên quan

Chủ Đề