Chứng khoán phân phối đỉnh là gì

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, chắc chắn nhà đầu tư sẽ được nghe thuật ngữ phiên phân phối. Nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu nó là cái gì, cần làm gì khi xuất hiện phiên phân phối. Bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu về phiên phân phối là gì và những nội dung liên quan nhé! 

Phiên phân phối là gì?

Phiên phân phối là gì?

Phiên phân phối hay còn được gọi là ngày phân phối.

Phiên phân phối được định nghĩa là phiên mà chỉ số chung của thị trường mất hơn 0.2% với khối lượng cao hơn tổng của phiên trước đó. Theo dõi các phiên phân phối có vai trò rất quan trọng để đo lường sức khỏe của thị trường.

Đọc thêm: CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Lưu ý:

Chỉ áp dụng cho chỉ số thị trường chung mà ở đây ra tập trung quan sát vào VNIndex, VN30, HNX Index, HNX30. Chứ nó không áp dụng cho các cổ phiếu.

Tầm quan trọng của phiên phân phối

Tầm quan trọng của phiên phân phối

Phiên phân phối đa số luôn là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tổ chức [các gã khổng lồ] đang rời khỏi thị trường. Giá cổ phiếu tăng không chỉ đến từ yếu tố cơ bản của cổ phiếu; mà nó còn phải đến từ dòng tiền của các nhà đầu tư tổ chức lớn [ các gã khổng lồ]. Lực cầu của chính dòng tiền này mới là yếu tố đưa cổ phiếu vào xu hướng tăng mạnh mẽ.

Mấu chốt của việc này chính là các nhà đầu tư tổ chức như các quỹ lớn kiểm soát phần lớn khối lượng hàng ngày [dòng tiền]. Vậy nên, hành động mua bán của họ sẽ ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường chung rất nhiều. 75% cổ phiếu đi chung với thị trường; nên dù cổ phiếu có tốt đến bao nhiêu, thì ta cũng không thể kỳ vọng cổ phiếu tăng lên nếu không có sự hậu thuẫn của thị trường.

Bao nhiêu phiên phân phối là xấu?

Về bản chất, phiên phân phối nếu đứng một mình không phải xấu. Tuy nhiên, quá nhiều phiên phân phối sẽ khiến thị trường bước vào điều chỉnh.

William O’Neil phát biểu dựa trên thống kê:

“Sau bốn hoặc năm ngày phân phối trong khoảng thời gian bốn hoặc năm tuần; chắc chắn thị trường chung sẽ quay đầu điều chỉnh.”

Khi xảy ra điều này, việc bạn cần làm là đánh giá cẩn thận từng cổ phiếu trong danh mục đầu tư và giảm tỷ trọng cho phù hợp. Và trong một số trường hợp, tốt nhất là thoát ra hoàn toàn.

Tham khảo: CỔ PHIẾU BỊ HỦY NIÊM YẾT

Hành động đưa ra

Đây là các hành động cần đưa ra khi xuất hiện phiên phân phối xảy ra:

Phiên phân phối là gì – Hành động đưa ra

Khi nào phiên phân phối hết hiệu lực?

Một phiên phân phối hết hiệu lực và sẽ bị xóa nếu ít nhất 1 trong 2 yếu tố xảy ra dưới đây:

  • Sau 25 phiên giao dịch được diễn ra tính từ phiên phân phối
  • Chỉ số tăng 5% so với mức giá đóng cửa của phiên phân phối

Phân phối đỉnh là gì?

Phân phối đỉnh là gì?

Phân phối đỉnh là hiện tượng một cổ phiếu đang trong xu hướng tăng giá nhưng đột nhiên bị chững lại đi ngang một vài phiên; và kèm theo đó là khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng đột biến.

Phân phối đỉnh không chỉ xảy ra đối với mỗi cổ phiếu mà nó còn xảy ra với toàn bộ thị trường chung.

Khi cổ phiếu hay thị trường chung xảy ra phân phối đỉnh; thì hoặc nó sẽ giảm sâu hoàn thành chu kỳ của riêng hoặc cổ phiếu sẽ chỉnh ngắn hạn rồi tích lũy đi ngang trong một thời gian ngắn. Sau đó lại bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới. 

Các dấu hiệu nhận biết phân phối đỉnh

Các dấu hiệu nhận biết phân phối đỉnh

Phân phối đỉnh xuất hiện khi có các dấu hiệu sau:

  • Giá cổ phiếu điều chỉnh ngay trong phiên: Giá cổ phiếu tăng mạnh đầu phiên tuy nhiên càng về cuối phiên giá cổ phiếu càng giảm; và kèm với khối lượng giao dịch tăng cao hơn so với mức trung bình. Các nhà đầu tư thường gọi đây là bull – trap. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất và nó thường đánh vào tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ; còn gọi là “bẫy tăng giá”. 
  • Chỉ số giao dịch ghi nhận lại sự giằng co quyết liệt giữa cung và cầu: Lượng cung đổ vào thị trường tăng đột biến lúc này tuy nhiên vẫn có cầu hấp thụ khối cung này; khiến chỉ số không giảm sâu. Các nhà đầu tư khi có xu hướng tăng đều rất lạc quan; và sẵn sàng giải ngân mới khi chỉ số có điều chỉnh. Cho nên, phần lớn nguồn cung bán ra này là của các nhà đầu tư lớn.
  • Giá cổ phiếu hoặc chỉ số giảm rất mạnh ngay từ đầu phiên với khối lượng khớp lệnh tăng đột biến: Đây là hiện tượng xảy ra thường xuyên khi thị trường xuất hiện những diễn biến xấu bất ngờ. Nhà đầu tư lớn thực hiện bán ra quyết liệt khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ bất ngờ không kịp phản ứng. Biểu hiện này thường là nhịp phân phối cuối của chuỗi quá trình này.

Tham khảo: BẪY BULL TRAP LÀ GÌ?

Làm gì khi phát hiện quá trình phân phối đỉnh

Làm gì khi phát hiện quá trình phân phối đỉnh

Mỗi nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ cũng như khả năng nhận định thị trường để có thể ứng phó nếu xuất hiện quá trình phân phối đỉnh như ở trên.

Chia tỷ trọng danh mục hợp lý: Trong đầu tư ta luôn nghe câu”không bỏ tất cả trứng vào cùng một rổ”. Việc đầu tư toàn bộ tài sản vào một cổ phiếu nào đó và nếu như cổ phiếu đó đang trong quá trình phân phối đỉnh thì nhà đầu tư sẽ bị rủi ro rất lớn. Vì lúc này những nhà đầu tư tổ chức, các cá mập họ có nguồn lực hơn, thông tin nhanh nhạy hơn; và có khả năng tác động tới giá thị trường dù ít hay nhiều. Vậy nên, mỗi nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục của mình để hạn chế tối thiểu rủi ro tránh bị thụ động.

Nếu nhận thấy có dấu hiệu phân phối, nhà đầu tư có thể hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu. Nhất là nếu giá cổ phiếu đã tăng mạnh mà thị trường liên tục xuất hiện những thông tin tích cực; thì lưu ý bạn phải có sự cảnh giác nếu muốn mua thêm cổ phiếu. Tránh trường hợp bán khi giá cổ phiếu đột ngột giảm; và mua lại khi cổ phiếu hồi. Đến khi xuất hiện phiên phân phối điển hình thì có thể cân nhắc việc bán toàn bộ cổ phiếu đó trong danh mục; cũng như tìm kiếm cơ hội mới.

Lời kết về phiên phân phối là gì?

Phiên phân phối là gì?

Phiên phân phối đứng một mình thì nó không nói lên điều gì nhiều. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến số ngày phân phối để đưa ra những hành động phù hợp để tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch của bản thân. Hy vọng những kiến thức về phiên phân phối là gì; phiên phân phối đỉnh là gì ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ trên. Từ đó, có những giao dịch thành công hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Bài viết tham khảo:

  • NAV TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
  • SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU CƠ
  • ROS LÀ GÌ?

Phân tích kỹ thuật [13]: Ngày tích lũy/ phân phối

Một số nhà phân tích sử dụng thống kê để xác nhận và dự đoán xu thế. Biện pháp họ sử dụng là tổng hợp số liệu trong quá khứ để nhận biết ra các hình mẫu đặc trưng đại diện cho các tình huống trên thị trường, thậm chí ngày nay một số nhà phân tích đầu tư sử dụng những hệ thống máy tính tốc độ cao để tăng cường khả năng tổng hợp thống kê số liệu với mong muốn rút ra quy luât của thị trường.  Xem trước

- Phân tích kỹ thuật [7]: Vấn đề khối lượng.

- Phân tích kỹ thuật [8]: Chỉ số cân bằng khối lượng - On Balance Volume - OBV

1. Thống kê 

Một số nhà phân tích sử dụng thống kê để xác nhận và dự đoán xu thế. Biện pháp họ sử dụng là tổng hợp số liệu trong quá khứ để nhận biết ra các hình mẫu đặc trưng đại diện cho các tình huống trên thị trường, thậm chí ngày nay một số nhà phân tích đầu tư sử dụng những hệ thống máy tính tốc độ cao để tăng cường khả năng tổng hợp thống kê số liệu với mong muốn rút ra quy luât của thị trường.

Quay ngược lại, khi nhìn ra các hình mẫu đặc trưng này, họ suy đoán với giả định rằng lịch sử có thể tái lập lại với một xác suất nào đó. Việc này xem chừng có sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả: sử dụng kết quả là các hình mẫu để khẳng định nguyên nhân là sự vận động của thị trường. Tuy nhiên thống kê là một phương pháp nghiên cứu khoa học lâu đời và có tính bền vững của nó. Tâm lý hành vi của Nhà đầu tư tác động đến thị trường cũng là một lĩnh vực khoa học cần được nghiên cứu, bản chất của việc dùng thống kê để phân tích chính là nghiên cứu ứng xử của Nhà đầu tư theo phương pháp thống kê.

Vì vậy khi nhận ra một hình mẫu dựa vào thống kê, để khẳng định rằng hình mẫu này không chỉ là hình ảnh của lịch sử mà còn là kim chỉ nam trong tương lai của các Nhà đầu tư, cần phải xác định nguyên nhân tâm lý của các Nhà đầu tư trên thị trường gắn liền với hình mẫu đó. Bài viết này sẽ đề cập đến một số phương pháp được phát hiện ra nhờ các chuyên gia thống kê thường xuyên quan sát thị trường và phát hiện ra quy luận biến động của thị trường. 

2. Ngày tích lũy và ngày phân phối 

Giá tăng, giá giảm là chuyện bình thường trên thị trường Chứng khoán. Vấn đề là bản chất các ngày tăng và ngày giảm là gì. Ai cũng biết giá cả trên thị trường được xác định bằng cung và cầu của các Nhà đầu tư. Điều gì ẩn giấu sau cung và cầu. Qua thống kê người ta chỉ ra rằng trong một thị trường tăng [hoặc giảm] sẽ có các ngày tích lũy và ngày phân phối được thể hiện qua giá cả và khối lượng.

Khi xu thế của thị trường là tăng giá: trong các ngày tích lũy giá sẽ tăng mạnh hoặc khối lượng giao dịch sẽ nhỏ hoặc là cả hai; trong các ngày tích phân phối sẽ tăng yếu thậm chí đứng giá hoặc giảm giá hoặc khối lượng giao dịch lớn [có thể xảy ra trước] hoặc là cả hai.

Khi xu thế của thị trường là giảm giá: trong các ngày tích lũy giá sẽ giảm mạnh hoặc khối lượng giao dịch sẽ nhỏ hoặc là cả hai; trong các ngày phân phối giá sẽ giảm yếu thậm chí đứng giá hoặc tăng giá hoặc khối lượng giao dịch lớn [có thể xảy ra trước] hoặc là cả hai. Đó là quy luật thống kê mà các Nhà đầu tư đã chỉ ra khi nghiên cứu các số liệu của thị trường. Quy luật này cần được giải thích bằng hành vi tâm lý của các Nhà đầu tư để có được tính chính xác cao.

Khi thị trường đi lên, đối với các Nhà đầu tư lẻ, họ tìm cách “tích lũy”: người có cổ phiếu thì tìm cách giữ chặt không bán ra để chờ giá lên cao hơn, người không có thì tìm cách mua vào gây nên tình trạng khan hiếm hàng trong khi nhu cầu lớn; kết quả là giá cổ phiếu tăng mạnh trong các ngày tích lũy nhưng khối lượng giao dịch nhỏ. Trong quá trình tích lũy đó, một số Nhà đầu tư cảm thấy được giá và không muốn tiếp tục mạo hiểm thêm sẽ bán cổ phiếu ra thị trường: hành động bán ra gặp đà mua vào khi giá tăng của các Nhà đầu tư khác nên khối lượng giao dịch thành công sẽ tăng vọt, đi kèm đó là sự tăng giá sẽ yếu hơn, thậm chí là đứng giá hoặc giảm giá do có sự pha loãng cầu bằng lượng cung được bán ra; những ngày này được gọi là ngày “phân phối”.

Tương tự khi thị trường đi xuống, các Nhà đầu tư nhỏ có xu thế bán tống bán tháo cổ phiếu và hạn chế mua vào trong các ngày tích lũy khiến hàng hóa trở nên thừa thãi vượt quá lượng cầu nhỏ đẩy giá giảm mạnh. Khi tích lũy xảy ra vài ngày, một số Nhà đầu tư cảm thấy giá cả đã đạt đến mức hấp dẫn để mua vào họ sẽ tìm cách thu gom khiến giá giảm chậm lại thậm chí đứng giá hoặc tăng giá đi cùng với khối lượng giao dịch lớn.

Tuy nhiên con cá mập của thị trường lại là các quỹ đầu tư chứ không phải là các Nhà đầu tư lẻ, những quỹ đầu tư này cũng tham gia vào sự hình thành của các ngày tích lũy và phân phối nhưng cách tiếp cận của họ khác với các Nhà đầu tư lẻ.

Hãy hình dung thế này nếu một quỹ đầu tư muốn thâu tóm 10 triệu cổ phiếu A nào đó, giả sử khối lượng giao dịch trung bình của cổ phiếu A là 1 triệu cổ phiếu/ngày, họ sẽ phải mất 10 ngày để mua vào. Nếu ngày nào họ cũng mua vào 1 triệu cổ phiếu sẽ tạo ra hiện tượng khan hiếm đẩy giá cổ phiếu tăng vọt và họ sẽ mất một khoản tiền lớn. Vì vậy xen kẽ các ngày thu gom mang tính chất tích lũy, họ sẽ bán ra tại một số ngày, “phân phối” lại cổ phiếu để điều chỉnh làm chững lại sự tăng giá, qua đó thâu tóm 10 triệu cổ phiếu với khoản tiền phải bỏ ra thấp hơn so với việc mua vào liên tục.

Tương tự nếu muốn bán cổ phiếu, các quỹ đầu tư cũng thực hiện bán dần và xen kẽ các ngày phân phối bên cạnh các ngày tích lũy khiến cho tốc độ giảm giá chậm lại nhờ đó họ sẽ bán được giá hơn. Như vậy thị trường đang trong xu thế tăng hoặc giảm giá bao gồm các ngày tích lũy được xen kẽ bởi các ngày phân phối điều chỉnh. Thông thường sau 3 đến 5 ngày phân phối, xu thế tăng hoặc giảm sẽ kết thúc.

Nguyên nhân là tính chất mạo hiểm ngày càng tăng khi giá đã tăng cao, các ngày phân phối xen kẽ gây ra trạng thái căng thẳng cho các Nhà đầu tư lẻ và loại bỏ dần các Nhà đầu tư yếu bóng vía; đối với các quỹ đầu tư khoảng thời gian sau 3 đến 5 ngày phân phối cũng là lúc họ hoàn thành kế hoạch thu gom hoặc bán tháo. Các phép thống kê cũng chỉ ra thông thường sau khoảng 3 đến 5 phân phối là chấm dứt xu thế tăng hoặc giảm.

Hai hình dưới là các đợt có ngày phân phối trong 1 chu kỳ tăng giá của công ty cổ phần Bê Tông Châu Thới [BT6] và công ty Cổ phần Hóa An [DHA].

Những ngày này có giá giảm, chững lại hoặc có khối lượng giao dịch tăng đột biết [có thê xảy ra trước khi giá cả đang ở mức đỉnh].

[Ảnh ngay tich luy 1]

Nguồn đồ thị //www.vietstock.com.vn 

[Ảnh ngay tich luy 2]  

Nguồn đồ thị //www.vietstock.com.vn

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết [BBT] đã nêu trong bài Độ rộng dải băng Bollinger - Bollinger Band Width

[Ảnh ngay tich luy 3]    

Nguồn đồ thị //www.vietstock.com.vn

Để ý rằng trong đợt tích lũy tăng giá của BBT có xen lẫn các ngày phân phối lân cận các ngày mà BBW lập một đỉnh và đáy tương ứng.

Video liên quan

Chủ Đề