Có bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2024

Những doanh nghiệp bảo hiểm có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như Bảo Việt còn rất ít.

[ĐTCK] Dù vẫn chiếm thị phần chủ yếu, song tăng vốn và cải thiện năng lực quản trị đang là sức ép được đặt ra với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước.

Mới đây, khi trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã đưa ra nhận xét: “Công ty bảo hiểm trong nước năng lực còn thấp”.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, vẫn còn một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có năng lực cạnh tranh thấp do quy mô vốn nhỏ, quản trị doanh nghiệp yếu, khả năng kiểm soát rủi ro còn hạn chế; chất lượng nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu và sự phát triển của thị trường.

Trên thị trường bảo hiểm bảo hiểm Việt Nam hiện có 49 công ty bảo hiểm [chưa tính 2 công ty tái bảo hiểm là Vinare và PVI Re] đang hoạt động; trong đó, có 31 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và 18 công ty bảo hiểm nhân thọ. Khối bảo hiểm nhân thọ chủ yếu là các công ty nước ngoài, ngoại trừ Bảo Việt Nhân thọ. Ngược lại, ở khối phi nhân thọ, công ty trong nước chiếm vị thế chính yếu, chỉ có vài doanh nghiệp ngoại góp mặt như Liberty, AIG.

Trở lại với nhận xét của lãnh đạo Bộ Tài chính, thông tin từ chính cơ quan này cho biết, tính đến cuối năm 2020, chỉ có 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên, gồm Bảo hiểm Bảo Việt, PVI, BIC, AAA, AIG Việt Nam, MIC, VNI, BSH, Liberty và HD. Trong số 21 công ty có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng, có tới 12 công ty có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở xuống.

Không ít doanh nghiệp chỉ có vốn điều lệ bằng vốn pháp định hoặc cao hơn không đáng kể [từ 300 - 400 tỷ đồng, tùy theo mức độ phức tạp của nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh]. Chẳng hạn, tính đến cuối năm 2020, Bảo hiểm Hùng Vương chỉ có vốn 300 tỷ đồng, ABIC là 380 tỷ đồng, Toàn Cầu và OPES đều có vốn điều lệ 400 tỷ đồng...

Tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính đang là yêu cầu đặt ra từ thực tế thị trường với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, nhất những doanh nghiệp có quy mô vốn chỉ 300 - 400 tỷ đồng. Đại dịch Covid-19 tạo thêm sức ép cho các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, chậm chạp trong cuộc đua này đồng nghĩa với doanh nghiệp chấp nhận thụt lùi.

HD, gương mặt khá mới trên thị trường khi được thành lập năm 2020, nhưng có vốn điều lệ thuộc Top cao trong khối phi nhân thọ đã công bố kế hoạch ứng dụng công nghệ số mạnh mẽ trong hoạt động, với việc triển khai kênh bán hàng trực tuyến toàn bộ hệ thống.

Thêm vào đó, theo dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, công ty bảo hiểm sẽ phải áp dụng mô hình vốn trên cơ sở rủi ro [công ty nào có mức rủi ro cao sẽ tăng vốn nhiều và ngược lại, có mức rủi ro thấp thì tăng vốn ít và dành phần tiền còn lại để đầu tư]. Từ đây, doanh nghiệp có khoảng đệm vốn phù hợp để chủ động đối phó trong các tình huống cấp bách, cũng như tăng cường hoạt động kinh doanh.

Ghi nhận từ khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cho thấy, việc tăng vốn đã được nhiều doanh nghiệp coi là nhiệm vụ không thể chần chừ. Chẳng hạn, PJICO đang hoàn tất các thủ tục xin tăng vốn điều lệ từ 887 tỷ đồng lên hơn 1.100 tỷ đồng. Theo PJICO, số vốn mới ngoài mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh khi tham gia các dự án đấu thầu lớn thì còn đáp ứng yêu cầu mới của luật pháp trong dài hạn.

Trước đó, Bảo hiểm Viễn Đông [VASS] sau một thời gian miệt mài tái cơ cấu cũng đã tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng.

Không chỉ chịu sức ép nâng cao năng lực tài chính, cải thiện chất lượng quản trị đang là yêu cầu được đặt ra với nhiều doanh nghiệp trong ngành. Theo cơ quan quản lý nhà nước, tại một số doanh nghiệp bảo hiểm, quy trình quản trị rủi ro chưa thực hiện tốt như VASS, Groupama, AAA… dẫn đến yêu cầu tái cơ cấu hoạt động và thực hiện các biện pháp cải thiện khả năng thanh toán trong thời gian qua.

Năm 2020, theo Bộ Tài chính, vẫn còn một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán ngay các khoản tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro tích tụ trên diện rộng, hoặc chưa thu đòi được nhà tái bảo hiểm do có hệ số thanh toán nhanh [tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản cao/tài sản nợ ngắn hạn] ở mức thấp như VASS, Bảo Việt, AAA, GIC.

Những quy định mới tại dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm nếu được thông qua kỳ vọng sẽ tạo thêm sức ép để các doanh nghiệp bảo hiểm nâng tầm năng lực tài chính, nâng cao năng lực hoạt động, đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của người dân và nền kinh tế.

Theo nhóm nghiên cứu của công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam [MASVN], giai đoạn 2015- 2022, thị phần doanh thu của Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy trì khá ổn định bao gồm Bảo Việt Nhân thọ, Dai-ichi, Prudential, Manulife, AIA và nhóm này giữ khoảng cách xa so với phần còn lại.

Tuy nhiên, Top 5 thị phần mảng phi nhân thọ gồm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PTI, Pjico đã có sự thay đổi lớn trong năm 2022. Trong đó, Pjico bị loại khỏi Top 5, nhường chỗ khi MIG. Bên cạnh đó, PVI cũng có sự tăng tốc mạnh mẽ khi vươn lên vị trí dẫn đầu thị phần bảo hiểm phi nhân thọ năm 2022 đạt mức 14,8%, vượt “anh cả” Bảo Việt.

Thị trường bảo hiểm là nơi siêu cạnh tranh với biên lợi nhuận cực nhỏ, tăng trưởng chậm và chi phí vận hành cao. Để tăng cường sự thích ứng và đáp ứng nhu cầu mới, các công ty bảo hiểm đã liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng, tìm cách đa dạng hoá và gia tăng kênh phân phối.

Theo Vietnam Report, đến cuối năm 2022, 90% doanh nghiệp bảo hiểm đều đang triển khai chuyển đổi số. Bên cạnh hợp tác với ngân hàng để phân phối bảo hiểm [bancassurance], những thương vụ hợp tác giữa công ty bảo hiểm với các công ty thương mại điện tử, công ty công nghệ tài chính fintech hay công ty công nghệ bảo hiểm [Insurtech] trở nên phổ biến hơn.

Insurtech còn nhằm tăng cường khả năng phân tích dữ liệu lớn, giúp các công ty bảo hiểm đa dạng hoá sản phẩm và kênh phân phối trong tương lai.

Phần lớn sản phẩm của các công ty khá giống nhau nên có 2 yếu tố chính để doanh nghiệp bảo hiểm trở nên vượt trội. Trước hết là về quy mô, những công ty có tiềm lực mạnh sẽ có khả năng thanh toán bồi thường nhanh chóng, có nhiều ưu đãi và phí hợp lý. Yếu tố thứ 2 tạo sự khác biệt và tăng sức cạnh tranh cho các công ty bảo hiểm là khả năng am hiểu thị trường và khách hàng để thiết kế những sản phẩm phù hợp nhất, cũng như để tạo những trải nghiệm tốt nhất. Vấn đề này có liên quan nhiều đến chất lượng tư vấn viên và khâu giải quyết bồi thường.

Theo các chuyên gia, tiềm năng của thị trường này còn rất lớn trong dài hạn khi tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở Việt Nam tương đối thấp, tầng lớp trung lưu gia tăng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư chuyển đổi số, cải thiện chất lượng dịch vụ và gia tăng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm chỉ tăng từ 61 doanh nghiệp cuối năm 2015, lên mức 78 doanh nghiệp cuối năm 2022.

Tuy nhiên, theo thống kê của MASVN, quy mô thị trường bảo hiểm phát triển nhanh khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm kép [CAGR] của toàn ngành bảo hiểm đạt mức trung bình 20,7%/năm giai đoạn 2015 – 2022.

Đáng chú ý, doanh thu CAGR phi nhân thọ chỉ tăng trưởng 11,98%/năm, trong khi doanh thu CAGR nhân thọ lên đến 26,0%/năm trong giai đoạn này. Thu nhập người dân tăng nhanh là môi trường thuận lợi cho việc phát triển mảng bảo hiểm nhân thọ.

Bộ Tài chính đặt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành bảo hiểm giai đoạn 2021 – 2025 đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm và giai đoạn 2026 – 2030 đạt mức 10%/năm. Mục tiêu đến năm 2030, có 18% người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ. Mục tiêu này là phù hợp theo đà tăng của thu nhập người dân kỳ vọng đạt 7.500 USD/năm thời điểm năm 2030.

Mảng bảo hiểm nhân thọ vẫn kỳ vọng sẽ là động lực duy trì sức tăng trưởng chính cho ngành. Chính phủ đặt mục tiêu 15% dân số sẽ tham gia mua bảo hiểm nhân thọ vào năm 2025, so với mức 11% của năm 2021. Đặc biệt, tỷ lệ thâm nhập của tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ được kỳ vọng sẽ đạt 3,5% GDP vào năm 2025 so với mức 3,3% năm 2021.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, đã được các cơ quan quản lý chỉ ra. Trong đó, nổi cộm nhất là chất lượng tư vấn bảo hiểm và đạo đức của nhân viên tư vấn.

Đây là bài toán mà các doanh nghiệp bảo hiểm cần sớm tìm lời giải để củng cố lòng tin với khách hàng và phát triển bền vững.

5 có bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam?

Sau 30 năm phát triển, Việt Nam hiện đang có 79 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đang hoạt động. Trong đó, có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 26 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Có bao nhiêu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ?

Việt Nam có đến 1.300 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Tổng số sản phẩm bảo hiểm trên thị trường hiện nay lên tới 850 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 450 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ…

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Bảo hiểm phi nhân thọ là sản phẩm bảo hiểm dành cho con người và tài sản. Người tham gia đóng phí một lần duy nhất. Công ty bảo hiểm sẽ cam kết chi trả, bồi thường cho người mua bảo hiểm nếu có những rủi ro xảy ra gây tổn thất về vật chất, cơ thể, tai nạn con người.

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là gì?

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.

Chủ Đề