Có bao nhiêu loài thực vật ở việt nam năm 2024

Trong năm 2023, các nhà nghiên cứu thực vật (gồm cả Việt Nam và nước ngoài) đã bổ sung cho thế giới 83 loài thực vật mới từ Việt Nam. Việc phát hiện những loài thực vật mới có ý nghĩa trong việc tìm hiểu thành phần các loài thực vật hiện có trên trái đất. Từ đó đánh giá được sự đa dạng về các loài, là tiền đề cho các nghiên cứu như đa dạng gen, tiềm năng tài nguyên thực vật. Trong số những loài thực vật mới đó, rất có thể có những loài có giá trị dược liệu cao, có thể cứu sống con người thoát khỏi các dịch bệnh hiểm nghèo. Hoặc chúng cũng có thể có tiềm năng kinh tế như làm cảnh, thực phẩm hoặc vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ sinh thái.

Thập niên 2010-2020 được Liên Hợp quốc xác định là thập niên đa dạng sinh học với nhiều hoạt động bảo tồn các loài hoang dã được các cá nhân, tổ chức thực hiện triển khai tích cực.

Thập niên 2010-2020 được Liên hợp quốc xác định là thập niên đa dạng sinh học với nhiều hoạt động bảo tồn các loài hoang dã được các cá nhân, tổ chức thực hiện triển khai tích cực. Đóng góp vào công cuộc chung đó, trong giai đoạn 10 năm đã qua, việc bảo tồn loài hoang dã tại Việt Nam đã được đặc biệt chú trọng và đạt được những thành tựu nhất định. Chính vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã từ năm 2010 – 2020, như một lời tri ân cho những đóng góp hết sức ý nghĩa với các nhà hoạt động môi trường.

Việt Nam được biết đến là một quốc gia giàu đa dạng sinh học, đặc biệt là tính đa dạng về loài sinh vật. Theo thống kê, hiện đã có khoảng 51.400 loài được phát hiện ở Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã công bố trên 1000 loài mới cho khoa học, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2020, các nhà khoa học đã phát hiện và mô tả hơn 600 loài thực vật và động vật mới cho khoa học với các mẫu chuẩn thu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, hệ thống các khu bảo tồn đã góp phần gìn giữ sinh cảnh sống và bảo vệ quần thể của nhiều loài hoang dã, đặc biệt là các loài bị đe dọa và các loài đặc hữu. Có thể kể đến như khu bảo tồn Voọc Cát Bà ở vườn Quốc gia Cát Bà, cá sấu ở Vườn quốc gia Cát Tiên, các loài linh trưởng ở Vườn Quốc gia Pù Mát hay rùa biển tại các khu bảo tồn biển….

Nhiều mô hình, sáng kiến, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn loài đã được áp dụng, góp phần cải thiện tình trạng các loài hoang dã và giảm mối đe dọa tới đa dạng sinh học. Những thành tựu đạt được về bảo tồn loài trong giai đoạn 2010-2020 có sự đóng góp rất lớn của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo tồn nói riêng cũng như môi trường nói chung.

Theo con số thống kê, mỗi năm có khoảng 40.000 loài trên thế giới bị tuyệt chủng và các nhà khoa học cũng cảnh báo: nếu con người không ngừng làm cho các loài sinh vật tuyệt chủng thì sự kết nối phức tạp của thế giới tự nhiên sẽ bị hủy hoại với những hậu quả tàn khốc. Việc gìn giữ, bảo vệ hệ sinh thái giờ không phải là trách nhiệm của riêng Nhà nước, của một tổ chức, một cá nhân đơn lẻ mà phải là sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó, vai trò của những tổ chức, cá nhân tích cực, tâm huyết với các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái, sẽ góp phần rất lớn trong việc định hướng cho cộng đồng tham gia, gánh vác vào nhiệm vụ chung.

Việc phát hiện những loài thực vật mới giúp đánh giá được sự đa dạng về các loài, là tiền đề cho các nghiên cứu như đa dạng gen, tiềm năng tài nguyên thực vật,…

Theo thống kê của Tiến sĩ Phạm Thành Trang (Trường Đại học Lâm Nghiệp) và Tiến sĩ Phạm Văn Thế (Trường Đại học Văn Lang), trong năm 2023, các nhà nghiên cứu thực vật đã công bố 83 loài thực vật mới cho khoa học phát hiện tại Việt Nam.

Các loài mới chủ yếu là những loài thân thảo, dây leo, và cây bụi

Các công bố này nằm trong 56 bài báo khoa học được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Số lượng loài mới năm 2023 nhiều hơn năm 2022 là 8 loài (83 loài so với 75 loài), nhiều hơn năm 2021 là 17 loài (83 loài so với 66 loài).

Những công bố này chủ yếu được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế với số lượng 44/56 bài. Các bài chỉ có các tác giả Việt Nam chiếm 9/56 bài, và các bài chỉ có tác giả nước ngoài chiếm 3/56. Điều đó cho thấy có sự hợp tác quốc tế, thì các tác giả Việt Nam sẽ công bố được nhiều hơn.

Các loài mới chủ yếu là những loài thân thảo, dây leo, và cây bụi. Trong đó có thể kể đến loài thân thảo như Mạch môn Mường Nhé Ophiopogon muongnhensis phát hiện tại tỉnh Điện Biên, công bố trong tạp chí Phytotaxa vào tháng 4/2023.

83 loài mới phát hiện từ Việt Nam chiếm khoảng gần 2% so với thế giới

Theo thông tin cập nhật từ IPNI (International Plant Names Index), năm 2023 có 4.205 tên taxa mới được công bố trên toàn thế giới. Taxa là đơn vị phân loại bao gồm nhiều bậc như họ, chi, loài, thứ… dành cho động thực vật.

Trong đó, các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu thiên về quan sát các đặc điểm hình thái như đặc điểm hình dạng, màu sắc hoa, quả, thân, lá... nên khả năng công bố bị hạn chế hơn.

Việc phát hiện những loài thực vật mới rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu thành phần các loài thực vật hiện có trên trái đất. Từ đó đánh giá được sự đa dạng về các loài, là tiền đề cho các nghiên cứu như đa dạng gen, tiềm năng tài nguyên thực vật.

Trong số những loài thực vật mới này, nhiều loài có giá trị dược liệu cao, có thể dùng trong nghiên cứu phục vụ sức khỏe con người, chống lại dịch bệnh.

Một vài loài khác có tiềm năng kinh tế để làm cảnh, thực phẩm hoặc có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ sinh thái bản địa.

Hoa mạch môn tím nhẹ - một loài mới được phát hiện, nghiên cứu tại Tây Bắc, Việt Nam.

Thực vật có tên khoa học là Ophiopogon muongnhensis do Tiến sĩ Tiến sĩ Phạm Văn Thế phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, xã Sín Thầu, tỉnh Điện Biên trên độ cao 800m.