Có bao nhiêu nhóm vai trò của nhà quản trị năm 2024

Có 10 vai trò của người quản lý trong doanh nghiệp, tương ứng với 3 nhóm sau: Nhóm vai trò quan hệ con người, Nhóm vai trò thông tin, Nhóm vai trò quyết định

Về các chức danh tại một doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Để bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt được hai khái niệm này, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin: người quản lý trong doanh nghiệp là gì? Vai trò của người quản lý ra sao?.

Khái niệm người quản lý doanh nghiệp là gì?

Xuất phát từ 5 vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản trị và điều hành doanh nghiệp là: (1) Lòng trung thành; (2) Giao dịch có nguy cơ tư lợi; (3) Sử dụng tài sản, thông tin mật và cơ hội của công ty; (4) Nghĩa vụ không sử dụng cơ hội của công ty; (5) Cạnh tranh với công ty… Khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.

Bên cạnh đó, tại doanh nghiệp cũng quy định cụ thể về những vị trí quản lý khác, kèm theo quyền lợi và nghĩa vụ của những người này tại Điều lệ công ty như: trưởng phòng, phó trưởng phòng, giám đốc chi nhánh…

Có bao nhiêu nhóm vai trò của nhà quản trị năm 2024

Công việc của người quản lý trong doanh nghiệp

Người quản lý trong doanh nghiệp sẽ là những người lên ý tưởng, hoạch định công việc cụ thể rồi giao cho cấp dưới thực hiện; theo dõi quá trình thực hiện công việc của người khác, chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của họ.

Tùy thuộc vào cấp bậc quản lý mà sẽ thực hiện công việc với trách nhiệm và nội dung phù hợp:

– Nhà quản lý cấp cao (nhóm nhỏ các nhà quản lý ở cấp bậc tối cao trong tổ chức): sẽ chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng trong tổ chức.

– Nhà quản lý cấp giữa (cấp trung gian): trên họ và dưới họ còn có những nhà quản lý khác. Họ sẽ chịu trách nhiệm với phần việc thuộc cấp quản lý của mình trước nhà quản lý cấp cao.

– Nhà quản lý cấp cơ sở (cấp bậc cuối cùng): là những người thực hiện quản lý kỹ năng kỹ thuật mang tính chuyên môn nghiệp vụ.

Tóm lại, họ sẽ là người lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất, thông tin một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Tùy từng doanh nghiệp, mà người quản lý doanh nghiệp sẽ nắm giữ những chức danh cụ thể như: chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Và tất cả các chức danh Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc…

Vai trò của người quản lý trong doanh nghiệp

Có 10 vai trò của người quản lý trong doanh nghiệp, tương ứng với 3 nhóm sau:

1, Nhóm vai trò quan hệ con người

– Vai trò đại diện: mang tính chất lễ nghi trong tổ chức;

– Vai trò lãnh đạo: thực hiện phối hợp và kiểm tra công việc của cấp dưới quyền;

– Vai trò liên lạc: trao đổi, quan hệ trong và ngoài tổ chức nhằm hoàn thành công việc.

2, Nhóm vai trò thông tin

– Vai trò thu thập, tiếp nhận thông tin liên quan đến tổ chức và đến hoạt động của đơn vị mình;

– Vai trò phổ biến, lan tỏa thông tin đến những người liên quan;

– Vai trò cung cấp thông tin cho các bộ phận trong cùng đơn vị.

3, Nhóm vai trò quyết định

– Vai trò kinh doanh: khi nhà quản lý tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức;

– Vai trò giải quyết các xáo trộn: phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định;

Quản trị là quá trình chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý để thực hiện và phối hợp các hoạt động cá nhân, tập thể, các bộ phận chức năng…. nhằm thực hiện hóa các mục tiêu của tập thể, của doanh nghiệp.

Nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đưa ra những cơ chế, quy định mà thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty.

Quản trị doanh nghiệp giúp cân bằng lợi ích cho nhiều bên liên quan của công ty. Có thể dựa vào quản trị doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của công ty thông qua các hoạt động như quản lý tài chính, quản lý nhân sự hay kiểm soát nội bộ và đo lường hiệu suất hoạt động kinh doanh.

Quản trị doanh nghiệp tốt là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã đạt được thành công nhanh chóng nhờ một hệ thống quản trị hiệu quả. Ngược lại, quản trị lỏng lẻo, kém, thiếu minh bạch là một trong những nguyên nhân dẫn tới phá sản ở nhiều doanh nghiệp.

Xem thêm: 10 việc nhà quản trị doanh nghiệp nên và không nên làm

4 chức năng của nhà quản trị doanh nghiệp

1. Chức năng lập kế hoạch

Chức năng này bao gồm việc xác định mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng tới và phương hướng phát triển để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đó. Để đạt được mục tiêu, nhà quản trị cần vạch rõ chương trình hành động, các biện pháp để giám sát, kiểm tra hiệu quả hành động cũng như không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.

2. Chức năng tổ chức

Một doanh nghiệp chỉ có thể vận hành trơn tru nếu nó có một cơ cấu tổ chức tốt. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần có đủ lượng vốn, nhân sự và nguyên vật liệu sản xuất cần thiết để có thể hoạt động liên tục, đồng thời xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

Nhà quản trị phải là người đảm nhiệm việc xác lập và hình thành sơ đồ tổ chức doanh nghiệp, xác định và mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các tiêu chuẩn, quy định tuyển dụng, quy định nhân viên,….

3. Chức năng phân công lao động

Giao việc và ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc, đào tạo, giám sát và chỉ huy nhân viên để tạo ra năng suất cho doanh nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của nhân viên.

Khi tất cả các hoạt động được phối thực hiện một cách ăn ý và nhuần nhuyền, doanh nghiệp cũng sẽ vận hành hiệu quả hơn.

4. Chức năng kiểm soát

Quản lý và kiểm soát mọi vấn đề trong doanh nghiệp, nắm bắt thông tin trong các bộ phận và kịp thời đưa ra những quyết định xử lý phù hợp. Vì vậy, đòi hỏi các CEO luôn phải được cung cấp báo cáo, số liệu phân tích đúng nhất theo thời gian thực.

Chức năng kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp là một quy trình gồm 4 bước:

1. Thiết lập tiêu chuẩn hoạt động, KPI dựa trên mục tiêu của công ty

2. Đo lường và lập báo cáo về hoạt động thực tế

3. So sánh kết quả báo cáo thực tế với chỉ tiêu kế hoạch

4. Thực hiện thay đổi hoặc các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Xem thêm: KPI là gì? Phần mềm quản lý KPI tốt nhất hiện nay

Vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp

1. Vai trò đại diện

Với quyền hạn của mình, nhà quản trị là người đại diện cho tổ chức và thực hiện nhiều chức năng để phát huy vai trò đại diện của mình. Vai trò này bao gồm cả tính hành chính cũng như mang tính khuyến khích, cổ vũ lòng người, nhưng nhìn chung đều liên quan đến mối quan hệ giữa người với người.

Trong một vài trường hợp, sự có mặt và tham gia của nhà quản trị là nguyên tắc bắt buộc để ký kết những văn bản quan trọng, đồng thời, nhà quản trị cũng chính là người chủ trì các cuộc họp, những sự kiện quan trọng trong doanh nghiệp để phát huy vai trò người đại diện của mình.

2. Vai trò lãnh đạo

Nhà quản trị giữ vai trò là người lãnh đạo, là đầu tàu dẫn dắt nhân viên thực hiện các công việc, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Phạm vi lãnh đạo của nhà quản trị rất rộng, bao gồm từ việc tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng và cả việc cho dừng hợp đồng lao động.

Nhà quản trị không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào những công việc cụ thể, nhưng phải là người biết nhìn người và giao việc cho đúng, phân công công việc và giám sát, theo dõi tiến độ, kết quả công việc để có chính sách điều chỉnh quản trị phù hợp.

Bên cạnh đó, nhà quản trị còn là người động viên, khuyến khích nhân viên của mình để tiếp thêm động lực, ghi nhận sự cố gắng của nhân viên để họ tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.

3. Vai trò người kết nối

Không chỉ giữ vai trò lãnh đạo và là cầu nối giữa các nhân viên, bộ phận trong công ty, nhà quản trị còn là người thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cá nhân, tập thể, cơ quan bên ngoài doanh nghiệp.

Vai trò kết nối, liên lạc cũng là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của người đứng đầu. Kết nối và liên lạc với các cơ quan, tổ chức bên ngoài, duy trì những mối quan hệ hợp tác sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

4. Vai trò quyết định

Mọi quyết định quan trọng của doanh nghiệp đều phải được nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Việc quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp sẽ tạo nên sự điều hành đồng nhất, liên tục đối với việc sử dụng và phân bổ nguồn lực.

Việc giữ vai trò quyết định trong tất cả các vấn đề quan trọng sẽ đảm bảo cho các quyết định đó không bị mâu thuẫn, trái ngược mà bổ sung, phối hợp cho nhau, đảm bảo phát huy hiệu quả và tính đúng đắn của các quyết định. Nếu vai trò này bị phân tán thì có thể dẫn đến những quyết định quản trị không ăn khớp và sự không thống nhất trong chiến lược.

Nhà quản trị có bao nhiêu vai trò?

- Một nhà quản trị tốt phải bao quát được 5 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, lãnh đạo, kiểm soát. Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau.

Theo quan điểm của Henry Mintzberg nhà quản trị có bao nhiêu nhóm vai trò?

Trong nghiên cứu của mình, Mintzberg nói rằng những nhà quản lý có 10 vai trò khác nhau, được thống kê lại thành 3 nhóm vai trò cơ bản: Vai trò quan hệ (Interpersonal roles) Vai trò thông tin (Informational roles) Vai trò ra quyết định (Decisional roles)

Vai trò giải quyết xáo trộn là gì?

Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định. Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.

Trọng công ty ai là nhà quản trị?

“Nhà quản trị là những người có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát về con người, vật chất, tài chính cũng như toàn bộ thông tin trong tổ chức một cách hiệu quả nhất có thể để giúp tổ chức đi theo một lộ trình đúng đắn và nhanh chóng đạt được những mục tiêu đã đề ra.”