Có làm thì mới có an Không dưng ai de đem phần đến cho là Phương pháp gì

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Bài Làm:

Câu ca dao trên nói về vấn đề lao động.

Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với đời sống con người: Câu tục ngữ trên nghĩa đen của nó muốn nói đến những người yêu lao động, phải làm, phải lao động mới có cái để ăn, chứ không dưng, không ai đem phần đến cho ăn hết. Và đặc biệt nghĩa bóng của câu nói này là đề cập đến tinh thần hăng say trong lao động, phải biết yêu lao động, không lao động chúng ta sẽ không thể trở thành những con người có ích cho xã hội được. Như ngạn ngữ trung quốc cũng có câu” nhàn cư bất thiện” chính sự hăng say mới tạo nên một con người có ích.

Trong: Soạn GDCD VNEN 9 bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động

Kể tên một số hoạt động lao động cụ thể bằng cách hoàn thành bảng sau:

Theo em, Minh có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách dưới đây:

Dựa vào thông tin nêu trên, em hãy hoàn thành phiếu học tập dưới đây:

Xác định ý kiến đúng và giải thích lí do:

Em có đồng tình với suy nghĩ của anh Nam không? Vì sao?

Em hãy nhận xét cách ứng xử của bà Hoa

Điền các từ sau vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của Bác Hồ về lao động

Hãy sưu tầm về một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lao động


Nhân dân ta có truyền thống yêu lao động và hăng say lao động đã từ rất lâu đời. Lao động không chỉ là nuôi sống bản thân, giúp mình có cuộc sống ấm no mà còn là tạo ra giá trị cho những người xung quanh chúng ta. Ai siêng năng làm việc thì chắc chắn sẽ sớm được hưởng quả ngọt, còn kẻ lười biếng chỉ mãi mãi ngủ vùi trong sự than vãn mà thôi. Ca dao Việt Nam có câu:

“Có làm thì mới có ăn

Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”

Ai cũng phải bỏ ra công sức mà nhận lại giá trị, sẽ chẳng có ai tự nhiên mang lợi lộc gì đến cho bạn đâu. Đừng mơ mộng nữa, thức tỉnh và tìm con đường sống cho mình đi.

Bạn đang xem: Có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ đem phần đến cho


Contents

1 “Có làm thì mới có ăn”2 “Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”

“Có làm thì mới có ăn”

Thật sự, đây là một đạo lý vô cùng đơn giản và không có gì để lấy làm lạ. Tương tự “Muốn ăn thì lăn vào bếp”, con người ai cũng cứ làm trước đi đã rồi mới có ăn. Lao động để nuôi mình, nuôi người thân và góp phần phát triển đất nước một cách tốt hơn.


“Có làm thì mới có ăn/Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”


Xã hội bây giờ, việc làm không thiếu nhưng cái chính là bạn có chịu làm hay không thôi. Không có nghề nào là xấu nếu bạn chịu bỏ công làm ăn chân chính. Dù là lao động chân tay hay trí óc cũng khiến người khác cảm phục. Bởi lẽ, bạn tự làm tự nuôi bản thân mình và không dựa vào bất kì ai. Đến lứa tuổi trưởng thành, người ta sẽ không chê trách vì bạn làm lương một tháng ba cọc ba đồng, người ta chỉ e ngại khi bạn đã lớn mà còn phụ thuộc vào bố mẹ.

Các bạn sinh viên mới ra trường thường hay ảo tưởng về vị trí của bản thân, các bạn ấy cầm tấm bằng đại học và không muốn làm việc với mức lương bình thường. Ở một cái xã hội mà ai cũng đua nhau “làm thầy” thì thợ ở đâu ra. Lấy ai lao động theo yêu cầu của các bạn?

Lao động chính là vinh quang

Bác từng nói “Lao động là vinh quang”, vậy nên lao động lúc nào cũng đẹp. Chúng ta chịu khó một chút nhưng kiếm được tiền để nuôi sống mình và những người mình yêu thương thì cũng xứng đáng. Cái gì cũng trải qua quá trình rèn luyện và thử thách. Bạn mới ra trường hay bạn mới vào làm thì mức lương cũng đâu thể đùng một cái cao ngất ngưỡng được. Nhưng theo thời gian, người ta chắc chắn sẽ trả lương phù hợp với năng lực của bạn.

Một số bạn trẻ “kén cá chọn canh”, chỉ muốn làm những công việc “sang chảnh”, ngồi máy lạnh mà quên đi vị trí của mình. Bạn chỉ là sinh viên bỡ ngỡ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thì việc nhẹ lương cao đâu ra? Lúc tôi bước vào năm nhất, tôi vẫn phải làm phục vụ, tạp vụ,….hoặc những công việc tương tự vì hoàn cảnh khó khăn. Đi làm kiếm tiền đi học để đỡ đần cha mẹ thật sự không có gò là xấu hổ.

Khi bạn biết vươn lên từ những tầng đáy sâu của xã hội, một ngày bạn trút bỏ lớp bùn đất và khoác cho mình bộ cánh lộng lẫy. Lúc ấy, bạn sẽ ý thức được giá trị của sự cố gắng và nỗ lực không ngừng.

Xem thêm: Xem Bát Tự Là Gì - Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bát Tự, Tứ Trụ

“Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”

Trên đời này, có ai cho không ai cái gì bao giờ? Cứ “há miệng chờ sung” thì sợ sung chưa kịp rụng đã chết vì kiệt sức. Tinh thần hăng say lao động để tạo ra tiền, tiền mua được rất nhiều thứ. Điều đó khiến chúng ta có động lực nhiều hơn. Có tiền thì như thế nào? Ăn ngon, mặc đẹp, được tôn trọng,…Và có tiền mới khiến cho cha mẹ đỡ vất vả hơn.


“Có làm thì mới có ăn/Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”


Cha mẹ đã dành cả cuộc đời mình để vất vả vì các con, việc bạn tự nuôi sống bản thân đã là lời cảm ơn ngọt ngào nhất rồi. Có gì phải ngại ngần khi bạn mới ra trường với mức lương ba hay bốn triệu. Bạn chịu khó đi làm đã là giỏi giang hơn khối người rồi. Có những kẻ lười biếng chỉ biết nằm đó mà chê này chê nọ, để đến nhiều năm sau vẫn chỉ dậm chân tại chỗ với cuộc sống túng quẫn.

Chúng ta phải hiểu lao động vì điều gì? Tôi không nói các bạn chấp nhận bán mạng vì tiền, lao động quần quật với mấy đồng lương ít ỏi. Tôi chỉ mong mỗi chúng ta hãy ý thức được rằng mình đã trưởng thành. Và các bạn đâu chỉ sống cho mỗi riêng mình nữa. Đừng quá kén chọn, hãy nhìn xuống để thấy mình may mắn hơn biết bao nhiêu người.

Lười biếng chỉ tổ gây hại

Sự lười nhác không chỉ làm hại đến bản thân mà còn có khi gây hại cho những người xung quanh nữa. Lười biếng thường rảnh rỗi và người xưa cho rằng “Nhàn cư vi bất thiện”. Vậy nên, lười biếng chỉ là tiền đề cho những sai lầm nối tiếp nhau mà thôi. Những thành phần lười lao động, sợ lao động nhưng lại muốn ăn sung mặc sướng thì phải làm thế nào?

Họ buộc phải trộm cướp, thậm chí là giết người để đạt được cái mà mình muốn. Ban đêm trộm của người khác, ban ngày khoác bộ áo người có tiền đâu phải là chuyện hiếm thấy. Cứ như thế, họ dần sa chân càng ngày càng sâu vào con đường tội lỗi không lối thoát. Điều đó không chỉ dập tắt tương lai của họ, gây đau thương cho người thân mà còn là nỗi ám ảnh của người khác.

Biết bao nhiêu câu chuyện thương tâm xảy ra bởi những người “Ham ăn biếng làm”, nghiện ngập, hút chích,….Từ trộm cướp, hiếp giết, côn đồ đánh nhau, gây tai nạn,..không chừa một hành vi nào. Không phải tất cả những người lười biếng đều như thế nhưng phần lớn họ sẽ trở nên như thế. Cứ nghĩ thử đi và bạn sẽ thấy hãi hùng vì đa số những vụ án chấn động dư luận đều do những kẻ như thế gây ra.

Đoạn kết

Câu ca dao như một lời nhắc nhở về những triết lý trong cuộc đời mà mỗi người đều nên ghi nhớ. Ai cũng phải bỏ ra công sức mới mong nhận được quả ngọt cuối đời. Cứ hăng say lao động và sống thật tốt đi, ông trời nhất định không phụ những người có lòng.

“Có làm thì mới có ăn

Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Ca dao “Có làm thì mới có ăn/Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”

Đáp án: C

Lời giải: Câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho" khuyên chúng ta cần chủ động trong công việc, lao động tự giác.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

Bạn đang xem: Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

Phần 1: Dàn ý bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

Xem chi tiết Dàn ý Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho tại đây

Bài làm:

Trong cuộc sống luôn có hai kiểu người, một kiểu là cần cù chăm chỉ và đối lập với nó là lười biếng, phụ thuộc. Nếu bạn không chiến thắng được sự lười nhác trong mình sẽ không thể tồn tại trong một xã hội chật vật đầy rẫy khó khăn. Không lao động, không cố gắng sẽ không có đủ kinh tế để nuôi bản thân chứ đừng nghĩ đến việc đi giúp đỡ người khác. Thật vậy, triết lý ấy được thấm nhuần trong câu tục ngữ: “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”.

Ai trong chúng ta cũng biết để có thể tồn tại trong cái xã hội khắc nghiệt này thì con người luôn phải lao động để kiếm sống, tạo ra của cải vật chất cải thiện cuộc sống của bản thân mình. Không lao động, không làm việc sẽ không kiếm đủ kinh tế để trang trải cuộc sống, mình có sức khỏe, có khả năng lao động nhưng không đi làm,không tự kiếm tiền nuôi bản thân thì còn chờ đợi vào ai nữa? Cuộc sống không giống như mấy câu chuyện cổ tích mà chúng ta thường học đọc, không phải cứ ở hiền là gặp lành, không phải cứ thành tâm cầu nguyện là bụt sẽ hiện ra cứu vớt cuộc đời của mỗi người. Cuộc đời nghiệt ngã khiến chúng ta mỏi mệt, ta lười biếng với chính cuộc đời của mình, mỗi ngày đi làm với hàng đống công việc khiến ta mệt mỏi, ta dễ cáu gắt, nóng giận với mọi người xung quanh. Cuộc sống mỏi mệt lo cho bản thân mình còn chẳng xong thì thử hỏi có ai rảnh rỗi và nhân từ đi lo cho cuộc sống của một kẻ không lao động, lười biếng?

Thưở nhỏ chắc ai trong chúng ta cũng đã được nghe câu chuyện “Há miệng chờ sung”. Chuyện kể về một anh chàng mồ côi cha mẹ nhưng lại không có tinh thần vươn lên, anh ta mặc kệ cuộc đời mình và không chịu học hành, làm lụng gì cả. Hằng ngày anh ta cứ nằm dưới gốc cây sung và chờ cho sung rơi vào mồm thì ăn, thế nhưng chẳng quả nào rụng trúng miệng mình cả, vậy nên anh ta nhờ một người qua đường nhặt hộ quả sung bỏ vào miệng, nhưng đâu có ngờ người qua đường ấy cũng là một kẻ lười biếng, vậy nên hắn lấy hai ngón chân cặp sung bỏ vào miệng anh chàng. Qua câu chuyện ta nhận ra được về quy luật cuộc sống, không lao động ắt sẽ không có cơm ăn, người lười biếng trông đợi miếng ăn từ người khác sẽ nhận một kết cục đau đớn. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, nếu không lao động bằng sức lực của mình thì đừng trông mong vào người khác. Ai cũng khổ cực để kiếm miếng ăn và họ sẽ không san sẻ cho những kẻ lười biếng không chịu bỏ sức ra nuôi bản thân mình.

Cuộc đời luôn khốn khó và mỏi mệt, trên đời vốn dĩ chẳng có cái gọi là công bằng. Bạn chăm chỉ làm việc nhưng chưa chắc bạn đã thành công, cố gắng cả một đời chưa hẳn đã hoàn thành tâm nguyện. Vậy nhưng chớ thấy khó khăn mà bỏ cuộc, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những bất công và đau đớn, đừng vì một chút khó khăn của bản thân mà đã kêu mệt và buông xuôi tất cả. Con người chỉ biết trân trọng khi họ phải bỏ công sức ra để đạt được. Chính bàn tay mình làm nên, chính sức lực của mình tạo ra sẽ khiến bản thân biết trân trọng, sẽ cảm thấy cuộc đời này có ý nghĩa và tươi đẹp biết bao.

Một người thành công là người vượt qua được bản thân mình, vượt lên được sự lười biếng, đánh bại mặt tối trong mình để tự hoàn thiện bản thân. Chúng ta đều được sinh ra, cùng được chào đời nhưng mỗi người trong chúng ta lại sống trong một hoàn cảnh khác nhau. Người may mắn có đầy đủ sức khỏe, được sống trong tình yêu thương nhưng cũng có người bất hạnh bị cướp đi mạng sống ngay từ khi mới chào đời, có người lớn lên quằn quại trong nỗi đau thiếu cha mẹ, họ bị bỏ rơi và phải sống trong sự thiếu thốn và về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều người vẫn hay than vãn về cuộc đời, họ cảm thấy mỏi mệt vì cứ phải cố gắng, cứ phải lặp đi lặp lại những tháng ngày mệt mỏi. Có người vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm, chỉ vì lười lao động mà sinh ra trộm cắp, họ không muốn bỏ công sức của mình và lại kiếm sống bằng cách cướp của người khác. Nhiều người giả nghèo giả khổ để xin tiền từ những người lương thiện nhằm lấp đầy miệng ăn của mình mà không cần lao động. Nhưng thử hỏi họ sẽ giả nghèo giả khổ được đến bao giờ, rồi khi sự thật phanh phui sẽ chẳng ai từ thiện giúp họ nữa, khi ấy liệu họ có còn tiếp tục sống trong lười biếng nữa không?

Chúng ta vẫn thường nghe triết lý về cuộc đời là sống để cho đi và không cần nhận lại thế nhưng đâu ai có thể cho đi mãi mãi, cuộc sống vốn đã khó khăn lắm rồi và nếu có giúp thì cũng chỉ giúp được những người khó khăn khốn khó mà thôi. Còn những kẻ giả nghèo giả khổ lười biếng kia lấy tư cách gì mà muốn người khác phải san sẻ bữa cơm của họ cho mình? Không tôn trọng thành quả lao động của người khác, lười biếng sẽ bị cả xã hội khinh bỉ, khi sự thật về con người ấy bị phơi bày thì cả xã hội sẽ lên án, bị sự sỉ nhục của người đời, sống một cuộc sống khép nép bị coi thường như thế liệu có đủ để con người kia chịu thức tỉnh?

Câu tục ngữ ẩn chứa bài học cuộc sống đúng đắn, con người nếu không lao động sẽ không thể nuôi sống bản thân mình. Và sống đâu chỉ cho riêng mình, ngoài bản thân ta còn phải chăm sóc cho gia đình và phụ dưỡng cha mẹ. Nếu cứ lười biếng không lo nổi bản thân sẽ không thể làm tròn chữ hiếu, sống trên đời cũng cần phải có trách nhiệm với xã hội mà mình sống, cần tích cực lao động để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, phát triển xã hội.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề