Có mẹ nào cho bé học trung tâm thủ khoa

Ở kỳ thi THPT quốc gia năm nay em Dương Nhật Nam - học sinh trường chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ) đạt thủ khoa của Cần Thơ với số điểm 27,9, trong đó môn Toán 9,4; Hóa 8,75; Sinh 9,75.

Có mẹ nào cho bé học trung tâm thủ khoa
Nam cho biết ước mơ của em sẽ thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người

Nam sinh ra trong một gia đình có 2 anh em, Nam là anh lớn. Bố Nam làm việc ở Câu lạc bộ bóng đá Cần Thơ còn mẹ Nam ở nhà nội trợ. Năm 2016, Nam đỗ thủ khoa chuyên hóa của trường THPT chuyên Lý Tự Trọng.

Chị Nguyễn Thị Lang - mẹ của Nam cho biết: Từ nhỏ Nam đã tự giác trong chuyện học hành nên bố mẹ rất yên tâm và không gây áp lực cho con và cũng không đặt ra một tiêu chuẩn nào cho con hết. Thậm chí, sợ con căng thẳng trong chuyện học hành nên nói với con.

“Thôi con ơi, con giảm học giỏi lại đi. Con của mẹ học bình thường là được rồi. Mẹ không muốn con giỏi quá mà bất thường. Mẹ chỉ mong con của mẹ vui vẻ, khỏe mạnh thôi.” - chị Lang tâm sự.

Thủ khoa Cần Thơ tiết lộ bí quyết đạt điểm cao

Chị Lang cũng cho biết: Tối nào Nam cũng học bài đến 11h mới đi ngủ và buổi sáng Nam thức dậy sớm để đi học vì quãng đường từ nhà tới trường khá xa. Hôm có kết quả thi của con, vợ chồng chị cũng không bất ngờ lắm, bởi suốt 12 năm liền Nam đều là học sinh giỏi.

“Chỉ lần đầu tiên (năm học lớp 7) Nam đạt giải cao của cuộc thi cấp quận, lúc đó tôi mừng lắm. Từ đó tới nay năm nào Nam cũng đạt kết quả cao nên đã quen với cảm giác đó rồi. Hơn nữa, hôm Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án, Nam tự đối chiếu và chấm điểm bài làm của mình thấy rất khả quan. Đến hôm có kết quả thi chính thức thì khớp với điểm mà Nam tự chấm trước đó.” - chị Lang cho biết.

Thủ khoa tiết lộ bí quyết đạt điểm cao

Nam cho biết, từ đầu năm lớp 9 em đã rất tâm đắc với câu châm ngôn: Việc học nếu không tiến về phía trước ắt sẽ bị đẩy lùi về phía sau. Em rất coi trọng việc học. Trong quá trình học tập, ngoài việc tiếp thu kiến thức trên lớp em còn tham gia một số lớp học thêm nhưng em cho rằng việc tự học là quan trọng nhất. Nam thường tham gia vào các diễn đàn học tập hay các nhóm trên mạng xã hội như Facebook,... Nhờ đó, em biết và hiểu thêm được các dạng bài mới.

Có mẹ nào cho bé học trung tâm thủ khoa
Nam trao đổi với cô giáo và bạn bè sau khi có kết quả thi

Thủ khoa của Cần Thơ cũng cho biết: Đối với các môn tự nhiên thì phải làm nhiều các dạng bài tập từ dễ đến khó để khắc sâu các công thức và luyện tốc độ làm kịp bài thi như mong muốn. Khi gặp các bài tập khó thì đầu tiên sẽ tự mình suy nghĩ. Sau đó, nếu giải không ra thì em thảo luận với bạn bè và cuối cùng Nam sẽ tìm đến thầy cô để nhờ sự giúp đỡ.

Những môn Nam chọn học thì ban đầu cũng được định hướng từ thầy cô và gia đình nhưng sau đó Nam cũng thấy mình yêu thích nên càng cố gắng học nhiều hơn. “Ở trường thầy cô là người truyền đạt kiến thức, tận tụy giúp đỡ em còn về nhà em luôn được ba mẹ chăm sóc, lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ. Ba mẹ còn là người tạo động lực để vực em dậy sau mỗi lần thất bại hay khó khăn.” - Nam cho biết.

Nam cũng tiết lộ, em không dồn lịch các môn học vào một ngày mà em phân bổ ra mỗi ngày học một môn. Khi quá căng thẳng và mệt mỏi thì em thường lướt facebook hoặc nghe nhạc. “Hôm có kết quả thi, em rất vui và chạy qua ôm xiết mẹ. Ước mơ của em sau này sẽ thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.” - Nam tâm sự.

Cô Mai Ánh Tuyết - giáo viên chủ nhiệm của Nam cho biết: Trong lớp, Nam là học sinh ngoan, điểm số luôn cao nhất. Nam luôn chia sẻ, giúp đỡ các bạn trong việc học. Trong các kỳ thi học sinh giỏi môn hóa Nam đều đạt kết quả rất cao nên trước khi công bố kết quả Nam được thủ khoa cảm thấy rất vui nhưng cũng không bất ngờ lắm.

“Hy vọng khi vào giảng đường đại học, Nam phát huy được những ưu điểm của mình, ở môi trường mới sẽ học tập tốt và đạt được nhiều kết quả cao trong tương lai.” - cô Tuyết mong muốn.

Đã học chính khóa cả ngày trong trường nhưng cứ sau buổi học, bé Nam - học sinh lớp 2 một trường tiểu học quốc tế ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM - lại được mẹ đưa đi học ở Trung tâm Kumon. Hỏi mẹ bé Nam: “Bé là học sinh giỏi rồi, sao lại phải học thêm toán?”, chị thật thà: “Trong công ty tôi, hầu hết phụ huynh đều cho con đi học thêm toán. Bây giờ muốn con giỏi thì phải đầu tư”. Tương tự, chị Nguyên - phụ huynh ở Q.1, TP.HCM - cho biết: “Thấy mọi người xung quanh ùn ùn cho con đi học, mình để bé ở nhà đâu có yên tâm. Ghi danh rồi đóng học phí xong mà phải chờ hơn một tháng mới được đi học. Như vậy thôi đã đủ biết chương trình của họ đang “hot” cỡ nào!”.

Nhà nhà cho con đi học

Học phí không rẻ

Học phí các chương trình không rẻ khi giá mỗi khóa dao động từ 800.000-850.000 đồng/tháng (tùy “thương hiệu”) cho tám buổi học, mỗi buổi 40-60 phút. Mặc dù chỉ ra đời cách đây vài năm nhưng đến nay một số “thương hiệu” đã có mạng lưới các trung tâm phủ kín khắp địa bàn thành phố với số lượng học sinh tăng lên theo từng tháng.

Điển hình như Mathnasium VN bắt đầu hoạt động ở TP.HCM từ tháng 3-2011 với gần 400 học sinh ở hai trung tâm. Chỉ hơn một năm sau, hiện số lượng học sinh đang theo học tại 23 trung tâm của Mathnasium VN đã lên đến 8.000 học sinh. Tương tự, mạng lưới các trung tâm của Kumon cũng phủ khắp các khu vực tại TP.HCM.

Làn sóng cho con học thêm toán không chỉ lan rộng đối với phụ huynh có con học tiểu học, trung học mà cả mầm non. Ngay cả gia đình người viết bài này cũng không tránh khỏi “làn sóng” trên. Với sự hối thúc của gia đình, chúng tôi đã đăng ký cho cậu con trai 4 tuổi đi học “toán trí tuệ” tại một trung tâm trên đường Lê Văn Sỹ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Chương trình học khá đơn giản: cho bé làm quen với các mặt số, đếm số, đồ số từ 1- 10, rồi từ 10-20.

Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM đang có khá nhiều “thương hiệu” dạy toán cho học sinh từ bậc mầm non đến phổ thông như: Kumon, Mathnasium, Mainspring... Theo lời quảng cáo, các “thương hiệu” trên là phương pháp dạy toán hiện đại, tích cực đến từ các nước tiên tiến như: Mỹ, Nhật, Singapore... làm cho học sinh yêu thích học toán, phát triển tư duy, trí tuệ...

Ông Nguyễn Quách Nhi, chuyên viên đào tạo của Mathnasium VN, khẳng định mục tiêu của chương trình là trong thời gian ngắn giải quyết được thái độ của học sinh với môn toán, nhất là những học sinh học yếu môn toán, ghét toán. Tiếp theo là hiểu và làm được toán, đặc biệt ở khả năng diễn đạt ngôn từ và lý giải.

Tại Hà Nội, UcMac bắt đầu xuất hiện gần chục năm nay. Ngoài các lớp học được tổ chức tại các trung tâm, chương trình này chủ động liên kết với nhiều trường mầm non, tiểu học để đưa chương trình vào trong các nhà trường theo hình thức “học tự nguyện”. Học phí dao động từ 1,3-1,6 triệu đồng/khóa/học sinh. Chậm hơn UcMac nhưng Soroban cũng kịp thâm nhập vào nhiều trường học, thông qua trường học để “giới thiệu” và thuê địa điểm của các trường để dạy ngoài giờ và ngày nghỉ. Đặc biệt ở nhiều trường mầm non, do các chương trình toán học kể trên được bố trí dạy trong giờ chính khóa (một tuần ba buổi), tới 70-80% phụ huynh phải đăng ký cho con học để “không lạc lõng với bạn bè”.

Làm toán nhanh hơn?

Chị Hằng, một phụ huynh có con học lớp 2 Trường tiểu học Nam Thành Công - Hà Nội và đang học ở một trung tâm mới ra đời tại Hà Nội, đánh giá: “Con tôi được làm quen với những dạng toán để rèn tư duy. Các dạng toán được sắp xếp theo nhiều cấp độ nhưng cũng rất thích hợp”. Nhiều phụ huynh khác tại TP.HCM tỏ ra rất hào hứng với sự tiến bộ khá rõ của con sau thời gian học tại các trung tâm. Đặc biệt, một số phụ huynh khá bất ngờ khi thấy con có những phương pháp tính toán cho kết quả khá chính xác.

Qua một thời gian cho con đi học, chị Thanh Lê, phụ huynh ở Q.1, phấn khởi khoe: “Con mình mới lớp 2 nhưng đã làm được toán lớp 4. So với một bạn hàng xóm không đi học toán thì con mình làm nhanh hơn hẳn”. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra ở đây là: “Biết sớm như thế để làm gì trong khi đến lớp 4 bé vẫn học lại chương trình đó?”. Câu hỏi này chúng tôi đã mang đi hỏi nhiều phụ huynh nhưng chưa nhận được câu trả lời...

Trong khi đó, anh Nguyễn Chương, nhà ở Q.Gò Vấp, TP.HCM, phản ảnh: “Xem bài học của bé tại trung tâm thì thấy những kiến thức bé đã học nhưng các bài tập được thay đổi, đảo lộn, được “làm mới” cho phong phú, đa dạng hơn. Thảo nào con mình bảo học nhẹ nhàng, không có gì khó”. Chị Nga, một phụ huynh đã cho con học UcMac tới cấp độ 3 tại một trường mầm non ở Hà Nội, ta thán: “Chưa kể đến hiệu quả đối với con trẻ mà chỉ nhìn vào sự xuống cấp trong cách tổ chức lớp học đã thấy thất vọng”.

Trước phản ảnh của nhiều phụ huynh về những bất ổn trong cách tổ chức của UcMac, bà Thanh Minh Hiền, giám đốc chương trình UcMac tại VN, cho biết tại Hà Nội, ngoài mười trung tâm của UcMac và khoảng 30 trung tâm nhượng quyền, có đến gần 20 chương trình “nhái” UcMac. Thật giả lẫn lộn, có tới cả trăm trung tâm khác nhau. Chương trình UcMac biết chuyện này nhưng không thể kiểm soát được.

Nhiều phụ huynh từng cho con học UcMac, Soroban... một thời gian ngộ ra việc “các con chỉ học tính nhẩm nhanh theo cách của chương trình nhưng không vì thế mà học giỏi toán”. “Cái được UcMac nói rất nhiều là kích thích bán cầu não trái để phát triển thông minh có vẻ quá mơ hồ trong khi tiền phụ huynh rót vào để mua hi vọng lại là thật” - chị Hoàng Thị Ngần, một phụ huynh tại Hà Nội từng cho con chạy từ lớp UcMac sang Soroban, thừa nhận.

Tiến sĩ NGUYỄN CAM (khoa toán Trường ĐH Sư phạm TP.HCM):

Đừng để phụ huynh mơ hồ

Các trung tâm dạy toán liên tục ra đời với sự phát triển một cách nhanh chóng, phụ huynh thì cứ ùn ùn cho con đi học mà không biết hiệu quả thực chất của nó ra sao. Trong bối cảnh nhộn nhạo như hiện nay, sẽ có trung tâm giảng dạy đàng hoàng và ngược lại. Điều quan trọng là cơ quan quản lý nhà nước phải định hướng được xã hội chứ không thể để phụ huynh mơ hồ như hiện nay. Bộ GD-ĐT nên có đánh giá chính thức về những chương trình này. Nếu thật sự họ hay và tốt thì các trường học ở VN nên học tập họ.

Theo tôi, sự xuất hiện của hàng loạt trung tâm toán có thể xem là “lối thoát” cho các phụ huynh vì ở trường chính khóa dạy nhồi nhét, học sinh quá tải, mệt mỏi. Nói chung kiến thức về toán thì chắc chắn không thể thay đổi, nếu có khác là phương tiện và phương pháp giảng dạy mà thôi.