Có nên cho trẻ 3 tháng tuổi uống nước com

Nước cơm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mà lại rất dễ tiêu hóa và hấp thu. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh uống nước cơm không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời mẹ nhé!

Nước cơm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mà lại rất dễ tiêu hóa và hấp thu. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh uống nước cơm không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời mẹ nhé!

Nước cơm có tốt không?

Nước cơm không chỉ cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của bé trong những năm đầu đời mà còn có có vai trò trong quá trình chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

Cách để lấy nước cơm cho trẻ uống cũng rất đơn giản. Nước cơm được chắt ra từ lúc cơm đang sôi kỹ - khi mà các thành phần dinh dưỡng trong hạt gạo đã hòa vào nước. Mẹ chắt ra cốc, để nguội rồi cho trẻ uống.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước cơm không?

Nước cơm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Không chỉ giàu tinh bột, nước cơm còn rất giàu protein, vitamin B và các khoáng chất khác có lợi cho hệ miễn dịch. Đặc biệt, các dưỡng chất trong nước cơm rất dễ hấp thu.

Tinh bột thì phân giải thành dạng đường, protein chuyển thành các axit amin. Nếu cho trẻ uống nước cơm đúng cách còn giúp bổ sung năng lượng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ phát triển các cơ giúp trẻ sớm biết đi.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước cơm không?

Ba mẹ nên lưu ý: Mặc dù nước cơm rất giàu dinh dưỡng nhưng chỉ khi trẻ đã bước sang thời kỳ ăn dặm [trẻ từ 6 tháng tuổi] mới cho trẻ uống nước cơm, không cho con uống sớm quá. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo được cung cấp nguồn dưỡng chất quý nhất, tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện. Mặt khác, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn chưa phát triển hoàn thiện chưa đủ khả năng hấp thụ bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ.

>>> Có thể mẹ quan tâm

Bên cạnh nước cơm, trẻ vẫn cần được cung cấp thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác để phát triển khỏe mạnh, thông minh được.

Lợi ích của nước cơm đối với trẻ nhỏ

Có nên cho bé uống nước cơm?

  • Giàu vitamin: Gạo là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin như vitamin nhóm B: B3, B2, B1 và B6.. cùng các khoáng chất: Natri, photpho... Các vitamin và khoáng chất này rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh, thị giác, da….
  • Cung cấp nguồn năng lượng: Nước cơm rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nó chứa hàm lượng cao của carbohydrates giúp cung cấp năng lượng cho bé suốt cả ngày, tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển thể chất.
  • Điều trị tiêu chảy: Nước cơm được dùng kết hợp với chất điện giải có tác dụng điều trị tiêu chảy và một số bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hỗn hợp nước cơm + chất điện giải giúp làm giảm lượng phân ở trẻ, giúp bé ít đi tiêu nên hạn chế mất nước. Ngoài ra, nước cơm cũng chứa nhiều calo và giúp chậm giải phóng carbohydrate trong ruột. Không chỉ giúp điều trị tiêu chảy, nước cơm còn rất hữu ích trong việc điều trị táo bón, viêm dạ dày mức độ nhẹ, trung bình.
  • Hạ sốt: Trẻ bị sốt thường biếng ăn và khó hấp thu trong khi nước cơm vừa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời vừa có tác dụng hạ sốt hiệu quả. Khi thấy con bị sốt, mẹ chắt nước cơm ra bát, để nguội và chia nhỏ cho bé dùng nhiều lần trong ngày giúp đẩy lùi cơn sốt nhanh chóng.
  • Chữa bệnh chàm: Chàm là bệnh lý với biểu hiện viêm da sẩn mụn nước khiến trỏ nhỏ cảm thấy vô cùng khó chịu. Lúc này, nước cơm có tác dụng làm xoa dịu da, làm giảm các triệu chứng của chàm như khô da, da nổi mẩn đỏ… rất an toàn mà không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, mẹ có thể pha vào chậu nước tắm của bé hai ly nước gạo sẽ giúp dưỡng ẩm da và làm dịu những tác động do chàm eczema gây ra.

Nước cơm có tốt không? có nên cho trẻ sơ sinh uống nước cơm?

Đánh giá ưu - nhược điểm của việc dùng nước cơm cho trẻ sơ sinh uống

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm và dễ chuẩn bị: Nước cơm được chắt ra từ nước khi đang nấu cơm. Nguyên liệu dễ kiếm, kiết kiệm và cũng rất dễ thực hiện.
  • Giàu vitamin và các loại khoáng chất: vitamin nhóm B, Natri, Photpho...
  • Đem lại nhiều công dụng kể trên cho bé

Nhược điểm:

  • Thiếu chất dinh dưỡng: Nước cơm chủ yếu chứa các chất dinh dưỡng được hòa tan từ gạo nên giá trị dinh dưỡng không bằng gạo. Do đó, nước cơm chỉ có tác dụng dùng bổ sung dinh dưỡng. Ba mẹ vẫn nên chú ý cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm hàng ngày.
  • Không thể thay thế sữa mẹ: Nước cơm cũng không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức vì nó không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bé cần.
  • Có thể gây dị ứng: Một số ít trẻ có cơ địa hay dị ứng. Mẹ nên thoa thử một ít nước cơm lên da bé trước khi cho bé ăn xem có bị dị ứng hay không. Một số triệu chứng của dị ứng như đầy hơi, đau bụng, nôn mửa, khó thở, phát ban…

>>> Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Lưu ý khi cho bé uống nước cơm

  • Trước khi cho bé dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết rằng đúng thời điểm hay chưa.
  • Kiểm tra dị ứng trước khi cho bé dùng. Thoa một ít nước cơm lên da bé hoặc cho bé uống một ngụm nhỏ để xem bé có các triệu chứng dị ứng như nôn mửa, phát ban, khó thở… không.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên ba mẹ đã có được cho mình câu trả lời có nên cho trẻ sơ sinh uống nước cơm không? Ngoài ra, nếu cần thêm những bài viết chia sẻ kiến thức nuôi dạy con, kinh nghiệm chăm sóc con của ba mẹ thông thái thì mẹ truy cập ngay Mẹ khỏe con thông minh để cập nhật mỗi ngày nhé! Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, hay ăn, chóng lớn!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: //mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: 
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Theo kinh nghiệm dân gian trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chuyện cho trẻ uống nước là bình thường nhưng hậu quả lại rất bất thường:

Nhiễm độc nước

Trẻ uống nhiều nước làm lượng natri trong cơ thể bị loãng, số natri này sẽ theo nước thoát ra bên ngoài vì thận của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Theo đó, trẻ sẽ bị thiếu hụt natri dẫn đến ngộ độc nước với các biểu hiện đầu tiên như: Bé thấy khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác.

Uống nhiều nước lọc khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, khiến cho bé trở nên còi cọc, bú kém, chậm lớn. Do kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên cho trẻ uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày khiến bé no bụng và không chịu bú sữa.

Đề kháng yếu, dễ mắc bệnh

Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khi sử dụng nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ trẻ bị tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, khi cho bé uống thêm nước mẹ cần cân nhắc một số vấn đề quan trọng sau:

Lượng nước thích hợp cho bé dưới 1 tuổi

Ở trẻ 4-6 tháng bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé từ từ làm quen với cốc tập uống. Việc uống nước đối với bé ở tuổi này không chỉ là thử một loại thực phẩm mới, nó còn là một trò chơi thật vui. Mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần rằng con sẽ phun nước phì phì đầy hớn hở và chẳng có lý do gì để trách mắng bé cả.

Lúc này, tuy đã làm quen với nước uống nhưng nhu cầu của bé khá ít. Mẹ cũng không nên cho bé uống quá 50-100ml nước trong mỗi 24 giờ.

Ngay cả khi bé đã lớn hơn, ví dụ như trẻ ở tuổi tập đi vẫn được bú mẹ thì vẫn được đảm bảo một lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nếu mẹ có điều kiện ở nhà cùng bé và cho con bú theo nhu cầu, lúc này bé cũng có thể không cần phải uống thêm quá nhiều nước.

Video liên quan

Chủ Đề