Cổ tay đau là bệnh gì

Đôi tay dường như phải hoạt động liên tục ngay cả khi những bộ phận khác được nghỉ ngơi. Điều này tạo áp lực quá lớn lên các khớp thuộc bàn tay, điển hình là khớp cổ tay. Cơn đau khớp cổ tay có lúc nhẹ nhàng, thoáng qua nhưng cũng có khi âm ỉ, dai dẳng khiến hiệu suất công việc giảm sút. Hãy cùng JEX thế hệ mới giải mã nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ tay để tìm được giải pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh tối ưu nhất.

Đau khớp cổ tay làm suy giảm chất lượng cuộc sống

Một số sự thật về đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay là tình trạng phổ biến có thể xảy ra do một tác động hoặc chấn thương bất ngờ. Cơn đau xuất hiện sẽ làm cản trở các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống bởi khớp cổ tay đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các động tác cơ bản của cơ thể như cầm nắm, viết chữ, đánh máy vi tính, nhắn tin…

Khớp cổ tay là “nơi gặp nhau” của các khớp nhỏ ở xương bàn tay và cẳng tay. Vậy nên, bất kỳ vị trí nào trên bàn tay hoặc cánh tay bao gồm xương, gân, dây chằng bị tổn hại cũng khiến cho khớp cổ tay bị đau nhức.

Cơn đau nhức ở cổ tay có thể là hiện tượng đột ngột do bong gân hoặc gãy xương, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề xương khớp mãn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ tay… Chính bởi vì đau khớp cổ tay đến từ những nguyên nhân khác nhau, thế nên chúng ta cần phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân mới đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

Khớp cổ tay bị đau vì nhiều lý do, có thể đơn giản chỉ là do tay phải gõ bàn phím máy tính quá nhiều nhưng cũng có thể là bởi xương khớp đang chịu một tổn thương nghiêm trọng. Vậy nên, nếu bị đau khớp cổ tay [tức thời hoặc lâu ngày], bạn hãy nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay phát sinh khi dây chằng dày lên gây áp lực đối với dây thần kinh. Vì dây thần kinh bị chèn ép nên gây ra cảm giác đau, tê và mỏi ở cổ tay.

Những người làm việc với máy tính liên tục hoặc bị béo phì, tiểu đường và viêm khớp có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay cao. Trong đó, dân văn phòng công sở là đối tượng có tỷ lệ mắc hội chứng này ngày một gia tăng.

Viêm khớp, thoái hóa khớp

Bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp do sụn và xương dưới sụn bị mòn có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể, bao gồm cả khớp cổ tay. Viêm hay thoái hóa khớp cổ tay không chỉ gây ra cảm giác đau mà còn làm giảm khả năng vận động của tay.

Viêm khớp dạng thấp

Là bệnh tự miễn tức là các mô khỏe mạnh bị phá vỡ bởi chính hệ thống miễn dịch cơ thể, bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau ở khớp cổ tay mà có thể khiến tất cả các khớp nằm trong vùng ảnh hưởng chịu cảm giác này.

Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân khiến cổ tay bị đau nhức

Hội chứng De Quervain

Còn được biết đến với tên gọi viêm bao gân De Quervain – Hội chứng De Quervain là tình trạng gân ở phía ngón tay cái của cổ tay bị viêm và sưng lên gây ra cảm giác đau rát bên trong cổ tay. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng viêm bao gân chưa được xác định cụ thể, nhưng thường liên quan đến chấn thương hoặc những động tác sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại nhiều lần.

Viêm gân cổ tay

Khi phải thực hiện một chuyển động lặp đi lặp lại liên quan đến cổ tay sẽ khiến gân quanh khớp cổ tay cọ xát vào xương gây viêm. Viêm gân cổ tay gây đau nhức và hạn chế các cử động cầm, nắm của ngón tay.

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng tạo thành lớp đệm cho các khớp, bao gồm cả khớp cổ tay. Khi bao hoạt dịch ở cổ tay bị viêm sẽ khiến vùng cổ tay đau, sưng tấy và đỏ rát.

Bệnh gout

Bệnh gout là hệ quả của việc cơ thể bị kích thích sản xuất quá nhiều Axit Uric [chủ yếu do thói quen uống rượu bia]. Axit Uric dư thừa có thể đọng lại trong khớp dẫn đến đau và sưng đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và bàn chân.

U nang hạch

U nang hạch là những mô mềm thường xuất hiện ở cổ tay do lớp lót và dây chằng suy yếu. Những u nang mô mềm này làm cho khớp cổ tay bị tê, ngứa và đau.

Bong gân

Theo Hiệp hội Phẫu thuật Bàn tay Hoa Kỳ, bong gân cổ tay xảy ra do ngã hoặc uốn cong cổ tay về phía sau quá nhiều. Tùy thuộc vào từng cấp độ [cấp độ I: Giãn dây chằng, cấp độ II: Rách dây chằng và cấp độ III: Đứt dây chằng] mà mức độ đau cổ tay nhiều hay ít.

Chấn thương

Những chấn thương khi tham gia các môn thể thao bao gồm bóng đá, bowling, golf, tennis… khiến bong gân, trật khớp cổ tay mang theo những cơn đau nhức và sưng tấy mỗi khi phải cử động bàn tay.

Lặp đi lặp lại động tác trong thời gian dài

Khi bạn lặp đi lặp lại một động tác nào đó, chẳng hạn như gõ bàn phím, cắt tóc, đan, vẽ hoặc may quần áo… trong thời gian dài cũng có thể khiến cổ tay bị nhức mỏi và đau.

Cổ tay đau mỏi do gõ bàn phím liên tục nhiều giờ

Đau nhức khớp cổ tay không phân biệt nam-nữ, già-trẻ, vận động nhiều hay thường ngồi một chỗ – Bất kể bạn là ai, bạn bao nhiêu tuổi và bạn làm công việc gì thì đều có nguy cơ đau cổ tay.

Các triệu chứng đi kèm đau khớp cổ tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau cổ tay, mức độ đau nhức, thời gian đau nhức và vị trí đau nhức sẽ có sự khác nhau. Và đau khớp cổ tay sẽ không “đơn độc” xuất hiện mà thường sẽ đi kèm với những triệu chứng dưới đây:

  • Cứng khớp ở cổ tay và lan xuống các ngón tay.
  • Khó cầm nắm đồ vật, nhất là vật nặng hoặc quá nhỏ và mỏng.
  • Phát ra âm thanh răng rắc khi cử động cổ tay.
  • Các ngón tay tê, ngứa và mất dần cảm giác.
  • Gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện những động tác đơn giản.

Mức độ nặng-nhẹ của các triệu chứng này phụ thuộc vào lý do bị đau nhức khớp cổ tay của bạn là gì? Và nếu ngay cả khi nghỉ ngơi, không diễn ra bất kỳ hoạt động nào mà cơn đau cùng những triệu chứng kể trên vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn trở nặng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay lập tức.

Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau khớp cổ tay

Phải biết chính xác bạn bị đau khớp cổ tay là do chấn thương hay các vấn đề liên quan đến xương khớp và vị trí phát ra tín hiệu đau ở đâu? Bác sĩ mới kết luận được tình trạng cụ thể của bệnh lý, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục và điều trị thích hợp. Hiện nay, quá trình chẩn đoán bệnh xương khớp được tiến hành nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ ứng dụng những thiết bị máy móc và kỹ thuật tiên tiến như:

  • Quét hình ảnh xương khớp

Để thu được hình ảnh xương khớp, ngoài chụp X-quang truyền thống đã có thêm công nghệ mới là CT scan và MRI. Thông qua những hình ảnh này, bác sĩ có thể thấy cận cảnh từng ngõ ngách bên trong khớp cổ tay, cẳng tay và bàn tay. Nhờ vậy, xương khớp đang gặp phải bất kì tổn thương nào đều được “nhận diện” chính xác.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau cổ tay thông qua hình ảnh CT Scan

  • Nội soi khớp

Thông qua một vết mổ nhỏ trên cổ tay, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị chuyên dụng có gắn một camera nhỏ vào bên trong để tiếp cận khớp cổ tay. Các hình ảnh mà camera thu được sẽ được chiếu trực tiếp lên màn hình máy tính để bác sĩ quan sát. Hình ảnh sống động và rõ nét từ máy tính giúp bác sĩ dễ dàng xác định nguyên nhân khiến cổ tay của bệnh nhân đau mỏi.

  • Siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là công nghệ chẩn đoán bệnh lý ở khớp cổ tay tân tiến nhất hiện nay. Đầu dò tần số cao có thể nhận diện mức độ tăng kích thước dây thần kinh và sự tồn tại của các u nang hay viêm bao hoạt dịch gân cổ tay. Kỹ thuật này được giới chuyên môn đánh giá là dễ thực hiện và cho kết quả chẩn đoán chính xác mức độ cao.

Bên cạnh những phương pháp chẩn đoán hiện đại, một số giải pháp truyền thống như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và kiểm tra dịch khớp vẫn được áp dụng. Đối với trường hợp đau, viêm khớp cổ tay phức tạp, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều giải pháp chẩn đoán khác nhau để xác định chính xác và đầy đủ nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị đau khớp cổ tay như thế nào?

Sau khi tìm được nguyên nhân và đánh giá cụ thể mức độ đau khớp cổ tay, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân để đi đến thống nhất kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là các phương án chữa trị theo từng nguyên nhân gây đau khớp cổ tay, các bạn có thể tham khảo nhé!

Điều trị đau cổ tay do hội chứng ống cổ tay

Đối với trường hợp bị đau nhức cổ tay do mắc hội chứng ống cổ tay [hội chứng đường hầm cổ tay], bác sĩ thường đưa ra các giải pháp sau:

  • Đeo nẹp cố định cổ tay [chỉ cần đeo vào ban đêm] giúp giảm sưng và giảm đau cổ tay.
  • Chườm nóng [khớp căng cứng] hoặc chườm lạnh [khớp viêm sưng] trong khoảng 10 đến 20 phút/ 1 lần và mỗi ngày có thể chườm 2 – 3 lần.
  • Dùng thuốc chống viêm hoặc giảm đau, chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen.
  • Phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay trong trường hợp nặng.

Nẹp cố định cổ tay giúp giảm đau và giảm tê

Phẫu thuật chữa hội chứng ống cổ tay là một thủ thuật tương đối đơn giản, ít xâm lấn. Vậy nên, hậu phẫu, bệnh nhân không phải nghỉ dưỡng quá lâu vì vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục.

Điều trị đau khớp cổ tay do bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh khớp mãn tính gây đau nhức và sưng các khớp xương, nhất là khớp gối, khớp cổ tay, gót chân. Khi bị đau cổ tay do bệnh gout, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp chữa trị sau:

  • Dùng thuốc chống viêm như Ibuprofen, Naproxen, Indomethacin, Mobic, Meloxicam.
  • Uống nhiều nước để giảm nồng độ Axit Uric [cơ thể tích tụ quá nhiều Axit Uric là nguyên nhân gây bệnh gout].
  • Uống thuốc có tác dụng giảm Axit Uric theo kê đơn.
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo và ngừng uống rượu bia.

Gout là bệnh lý mãn tính không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, thế nên điều quan trọng nhất trong điều trị giảm đau cổ tay do bệnh gout là uống thuốc kiểm soát nồng độ Axit Uric.

Điều trị đau khớp cổ tay do chấn thương

Nếu bị chấn thương cổ tay khi chơi thể thao hoặc té ngã, bạn có thể xoa dịu cảm giác đau nhức bằng những cách đơn giản:

  • Đeo nẹp cố định khớp cổ tay.
  • Dùng thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen.
  • Đặt túi nước đá lên khớp cổ tay trong khoảng 5 phút để giảm sưng và đau.

Điều quan trọng nhất lúc này là hãy để khớp cổ tay của bạn được nghỉ ngơi. Đặt cổ tay lên gối mềm là tốt nhất bởi ở trạng thái này, khớp được thư giãn thoải mái giúp giảm nhẹ cơn đau.

Điều trị đau khớp cổ tay do viêm khớp hoặc thoái hóa khớp

Khi cơn đau nhức đến từ bệnh viêm hoặc thoái hóa khớp cổ tay, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh lý để xem xét những giải pháp chữa trị thích hợp:

  • Kê đơn thuốc giảm đau giảm viêm tạm thời.
  • Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu.
  • Phẫu thuật điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế xương khớp bị tổn thương.

Viêm và thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp nói chung và khớp cổ tay nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới [WHO]: Tại Việt Nam, khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80 bị thoái hóa khớp. Do đó, muốn đẩy lùi cơn đau cổ tay do thoái hóa khớp gây ra, chúng ta cần phải chặn đứng nguồn gốc gây bệnh. Vậy nguồn gốc dẫn đến thoái hóa xương khớp là gì?

Theo Chuyên gia Vũ Đình Hùng [Chủ tịch Hội Thấp Khớp Học TP HCM]: Quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học từ vận động hàng ngày khiến sụn và xương dưới sụn mất cân bằng giữa hủy hoại và tái tạo. Quá trình huỷ hoại diễn ra nhanh chóng ở sụn và xương dưới sụn dẫn tới thoái hóa khớp.

Quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học từ vận động hàng ngày khiến sụn và xương dưới sụn mất cân bằng giữa hủy hoại và tái tạo. Quá trình huỷ hoại diễn ra nhanh chóng ở sụn và xương dưới sụn dẫn tới thoái hóa khớp.

Chính vì lẽ đó, phục hồi đồng thời sụn và xương dưới sụn là cách chăm sóc khớp, đẩy lùi thoái hóa hiệu quả. Dựa trên các nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã chọn lọc và kết hợp các các tinh chất quý từ thiên nhiên như: Collagen Type 2 & Collagen Peptide đặc trị, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…để cho ra đời sản phẩm JEX thế hệ mới chuyên biệt cho xương khớp, có khả năng tác động vượt trội đến sụn và xương dưới sụn, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa viêm tiến triển, trì hoãn tiến trình thoái hóa khớp, bảo vệ hệ vận động của con người.

Để biết thêm thông tin về JEX thế hệ mới đối với sức khỏe xương khớp, các bạn hãy liên hệ đến Hotline 1800 556 889 [miễn cước] để được Chuyên viên y khoa tư vấn miễn phí nhé!

Phòng ngừa và hạn chế đau khớp cổ tay

Việc ngăn chặn đau khớp cổ tay là điều không thể bởi nguyên nhân khiến khớp cổ tay bị tổn thương rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa và hạn chế phần nào nguy cơ đau cổ tay khi chú ý những vấn đề sau:

Tăng cường độ vững chắc cho xương khớp

Cung cấp đủ lượng canxi thiết yếu có thể giúp tăng độ vững chắc và hạn chế tổn thương xương khớp. Mỗi ngày, người trưởng thành cần 1.000 miligam canxi và ít nhất 1.200 miligam đối với phụ nữ trên 50 tuổi. Chẳng hạn: Uống 100mg sữa đậu nành sẽ nạp được 140 mg canxi, 100gr đậu phụ nạp được 350 mg canxi và một củ khoai lang 100gr nạp được 30 mg canxi.

Giảm tránh rủi ro té ngã

Phản xạ tự nhiên của con người khi bị té ngã là đưa tay ra để chống đỡ cơ thể hoặc tiếp xúc với đất. Để giúp ngăn ngừa chấn thương cổ tay do té ngã, bạn hãy lưu ý một số điều kiện cơ bản như:

  • Mang giày dép phù hợp [gót không quá cao và phần đế có các rãnh ma sát].
  • Không gian sống luôn đủ ánh sáng.
  • Sàn phòng tắm luôn được vệ sinh sạch sẽ [tránh lát gạch trơn bóng].
  • Cầu thang có thể lắp đặt tay vịn.

Sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao

Mang dụng cụ bảo vệ cổ tay và đầu gối khi tham gia các môn thể thao có nguy cơ chấn thương cao như bóng đá, trượt tuyết và trượt patin là điều vô cùng cần thiết mà bạn nhất định phải ghi nhớ. Sử dụng những đồ bảo hộ này sẽ giúp bạn hết mình với thể thao mà vẫn yên tâm về cổ tay và đầu gối của mình.

Sử dụng đồ bảo hộ tránh chấn thương cổ tay khi tập thể dục thể thao

Nghỉ ngơi thường xuyên khi gõ bàn phím

Nếu bạn làm công việc cần gõ bàn phím liên tục trong 8 tiếng đồng hồ thì nên để cổ tay và bàn tay nghỉ ngơi thường xuyên. Và hãy lựa chọn bàn phím gọn nhẹ để cổ tay không phải cong lên quá nhiều bạn nhé!

Không nên xoay lắc hoặc vặn bẻ cổ tay

Rất nhiều người có thói quen xoay lắc hay vặn bẻ khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp cổ… mà không biết rằng, những hành động này theo thời gian có thể gây tổn thương sụn, xương và dây chằng quanh các khớp – Nguồn gốc của cơn đau khớp mà bạn đang băn khoăn không biết đến từ đâu. Bạn hãy thay đổi thói quen này để bảo vệ cơ khớp cổ tay ngay hôm nay.

Khớp cổ tay phải hoạt động cường độ cao bởi hầu hết công việc và hoạt động hàng ngày của chúng ta đều liên quan đến bộ phận này, thế nên tình trạng đau khớp cổ tay có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Khi cổ tay bị đau nhức bất thường hay kéo dài nhiều ngày, các bạn hãy đến bệnh viện xương khớp uy tín kiểm tra ngay lập tức để kịp thời điều trị bệnh khớp nghiêm trọng, đảm bảo khớp cổ tay luôn dẻo dai và linh hoạt.

Giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì khỏi? Thời gian phục hồi sau khi bị giãn dây chằng ở cổ tay sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải chờ khoảng 2 - 10 tuần để dây chằng có thể phục hồi lại như cũ. Và mỗi người bệnh sẽ có tốc độ phục hồi khác nhau.

Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi?

Trật khớp cổ tay nếu được xử lý đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài ngày. ⊹ Uống các loại thuốc bổ trợ khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ. ⊹ Nếu cơn đau quay trở lại với cường độ mạnh hơn hoặc vết thương đột nhiên bị sưng tấy cần thăm khám lại càng sớm càng tốt.

Đau khớp cổ tay nên uống thuốc gì?

Các thuốc uống giảm đau có thể dùng paracetamol hoặc thuốc giảm đau phối hợp paracetamol với các thuốc khác như codein, tramadon, ibuprofen [có tác dụng giảm đau mạnh hơn] dùng trong trường hợp đau nhiều. Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid [NSAIDs] như ibuprofen, voltaren, celecoxib, arcoxia, mobic…

Viêm khớp cổ tay kiêng ăn gì?

Viêm khớp cổ tay nên kiêng ăn gì?.

Thực phẩm chứa photpho như các loại thịt màu đỏ, phủ tạng động vật..

Các loại bơ sữa có nhiều chất béo bão hòa sẽ dễ làm cho tình trạng thêm viêm nặng hơn..

Thực phẩm giàu axit oxalic như việt quất, mận, củ cải,….

Thực phẩm nhiều lipit như: Bơ, bánh kẹo, dăm bông, xúc xích,….

Chủ Đề