Công an viên bán chuyên trách là gì

Theo đó, Ủy ban nhân dân [UBND] các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý cho Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế. Đồng thời, giải quyết chế độ, chính sách thôi việc với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế.


Bố trí công việc và chế độ cho Công an xã bán chuyên trách [Ảnh minh họa]

Đặc biệt, Điều 12 Nghị định 42 nêu rõ về việc tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách như sau:

- Với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, UBND các cấp đồng ý tiếp tục sử dụng Công an xã bán chuyên trách bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản khác.

Số lượng, mức phụ cấp với các đối tượng này do UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ ngân sách Nhà nước.

- Với Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ mà không bố trí sắp xếp được công tác khác hoặc không tiếp tục tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì quyết định chi hỗ trợ thôi việc.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ phải chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 16/5/2021.

>> Tổ chức Công an xã chính quy trên cả nước trước 30/6/2022

Bộ trưởng Tô Lâm [bên phải] ở hành lang phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội - Ảnh: LÊ KIÊN

Sáng nay [11-9], Bộ trưởng Bộ Công an, đại tướng Tô Lâm, đã thay mặt Chính phủ trình dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ trưởng cho biết triển khai Luật công an nhân dân năm 2018, "đến nay, các địa phương trong toàn quốc đã hoàn thành xong việc bố trí công an xã chính quy tại 100% các xã, thị trấn với gần 30.000 cán bộ, chiến sĩ".

Theo quy định, hiện có 126.084 công an xã, thị trấn bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ công an xã, đang dôi dư, cần phải bố trí tiếp tục tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn xã, thị trấn. Việc ban hành luật mới để tổ chức lại lực lượng này, cùng với các lực lượng tự nguyện đang tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, tạo thành một lực lượng thống nhất.

Dự luật cũng phân định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được thực hiện và giới hạn phạm vi, cách thức thực hiện, tránh việc lạm dụng, tùy tiện xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Theo đó, các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách sẽ được sắp xếp, bố trí thống nhất thành một lực lượng với tên gọi chung là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, và được bố trí thành tổ an ninh, trật tự ở thôn, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương thuộc địa bàn cấp xã.

Việc bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, theo dự luật, sẽ do ngân sách địa phương hỗ trợ, cân đối kết hợp với huy động nguồn lực trong nhân dân. Cụ thể, được hỗ trợ hằng tháng do HĐND cấp tỉnh quyết định.

Thẩm tra sơ bộ dự án luật, một số ý kiến thường trực Ủy ban Quốc phòng - an ninh đề nghị cân nhắc, chỉ thực hiện thí điểm mô hình này trong một thời gian. Lý do là nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức lực lượng, kinh phí, ngân sách bảo đảm hoạt động và nhiều vấn đề liên quan đến tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; hoạt động của các tổ chức tự nguyện, tự quản trong việc tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề hiện nay có nhiều mô hình, tổ chức tự quản của quần chúng đang hoạt động khá hiệu quả thì mối quan hệ với tổ chức mới này như thế nào, cần sắp xếp lại ra sao.

Khẳng định việc ban hành luật này phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh rằng nếu cơ sở không yên ổn, chỉ cần một đốm lửa cũng có thể bùng ra. "Không được để xảy ra điểm nóng ở cơ sở. Nếu bùng lên, phải dập tắt ngay. Việc ban hành luật này là cần thiết nhưng phải nghiên cứu thật kỹ", bà Kim Ngân lưu ý.

Thống nhất lực lượng sẽ giúp giảm ngân sách

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết việc nhập 3 lực lượng kể trên sẽ khắc phục được thực trạng hiện nay là trên một địa bàn cấp xã cùng tồn tại các lực lượng quần chúng với tên gọi khác nhau [dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách].

Việc thống nhất tổ chức cũng tạo điều kiện để tập trung, huy động nguồn lực cho hoạt động, giảm gánh nặng ngân sách địa phương.

Đại tướng Tô Lâm cho biết thêm nếu mức chi cho một chức danh thuộc lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là 300.000 đồng thì ngân sách nhà nước phải bảo đảm khoảng 220 tỉ đồng, trung bình địa phương cấp tỉnh phải bảo đảm hơn 3 tỉ đồng/tháng.

Gần 750.000 dân phòng, công an bán chuyên trách sẽ thành 1 lực lượng mới

LÊ KIÊN

Tại hội thảo xin ý kiến vào dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở ngày 11/2, Thiếu tướng Đặng Sỹ Lộc, Phó giám đốc Học viện Chính trị [Bộ Quốc phòng], nêu vấn đề cần đầu tư vật chất, phương tiện cho công an bán chuyên trách [công an viên], bảo vệ dân phố, dân phòng...

"Đây là lực lượng tham gia cùng công an chính quy bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng để họ yên tâm làm việc", ông Lộc nói.

Quảng cáo

Thiếu tướng Đặng Sỹ Lộc, Phó giám đốc Học viện Chính trị [Bộ Quốc phòng]. Ảnh: Dũng Hiếu

Theo ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch xã An Tường, huyện Vĩnh Tường [tỉnh Vĩnh Phúc], công an xã có 10 người, trong đó 4 công an chính quy và 7 công an viên. Lực lượng chính quy hưởng lương theo ngân sách nhà nước, còn công an viên hưởng phụ cấp khoảng 1,3 triệu đồng mỗi tháng, không có chế độ bảo hiểm xã hội và đa phần làm kiêm nhiệm.

Quảng cáo

Trung tá Hoàng Anh Tuấn, trưởng công an xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ [TP Hà Nội] thông tin thêm, lực lượng công an bán chuyên trách ở xã Thủy Tiên hiện chỉ nhận được mức phụ cấp khoảng 1 triệu đồng, khiến "họ giảm động lực cống hiến, phấn đấu". Ông Tuấn kiến nghị sớm có Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để giải quyết vấn đề này.

Nguyên Phó giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Bạch Thành Định nói thời gian qua khu vực nông thôn của thủ đô đã xảy ra hàng trăm vụ việc phức tạp, phần lớn liên quan đất đai, nếu không nhanh chóng giải quyết sẽ đe dọa an ninh trật tự cơ sở. Ngoài công an chính quy, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở có vai trò rất quan trọng trong xử lý các vấn đề phát sinh.

"Nếu không dựa vào công an viên, dân phòng, bảo vệ dân phố thì công an chính quy sẽ mất một kênh quan trọng để nắm bắt và xử lý nhanh chóng tình hình", ông Định nói, đề nghị dự án Luật xây dựng chính sách phù hợp cho lực lượng này, đồng thời chú ý đến tiêu chuẩn của người tham gia, như về sức khỏe, trình độ, chế độ huấn luyện...

Theo dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, lực lượng này gồm công an xã bán chuyên trách [đã hoàn thành nhiệm vụ theo pháp lệnh công an xã năm 2008, hiện vẫn tiếp tục được giữ lại để tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở]; bảo vệ dân phố; dân phòng. Số lượng dự kiến hưởng phụ cấp từ ngân sách Nhà nước khoảng 300.000 người [riêng dân phòng chỉ gồm đội trưởng và đội phó]. Dự thảo luật đi theo hướng sắp xếp, kiện toàn 3 nhóm nêu trên, không làm tăng số lượng và tăng chi ngân sách nhà nước.

Dự án luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được Chính phủ trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIV [tháng 10/2020]. Do còn nhiều ý kiến khác nhau, Quốc hội đã tổ chức biểu quyết, sau đó Thường vụ Quốc hội chuyển về dự thảo Luật Chính phủ để cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu, nghiên cứu, hoàn chỉnh.

Những ngày này, lực lượng Công an xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy thường bố trí lực lượng chính quy cùng với bán chuyên trách tổ chức tuần tra, kiểm soát trên địa bàn toàn xã với chiều dài toàn xã hơn 13km. Trước khi triển khai đội hình tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, lực lượng công an xã đã tổ chức  trao đổi thông tin, cách thức thực hiện và triển khai nhiệm vụ nhằm khép kín địa bàn, quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự cho cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại úy Dương Công Hiếu – Trưởng Công an xã Ngư Thủy cho biết: sau khi kế hoạch được phê duyệt, chúng tôi quán triệt cho anh em và lực lượng bán chuyên trách để tăng hiệu quả cao nhất các ca tuần tra. Mặc dù là lực lượng bán chuyên trách, phụ cấp ít ỏi, song với tinh thần, nhiệm vụ, các đồng chí công an viên các thôn đã không quản ngại gian khổ khó khăn, tham gia đầy đủ các buổi tuần tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện và tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp trên địa bàn, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Hàng đêm, lực lượng công an xã Ngư Thủy tổ chức tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn bảo vệ thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Trước đó, thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Công an tỉnh Quảng Bình đã bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã tại 100% các xã trong tỉnh và đã bố trí mỗi xã tối thiểu 5 đồng chí công an chính quy theo chỉ đạo của Bộ Công an. Hiện lực lượng Công an xã trên địa bàn toàn tỉnh có gần 1.700 đồng chí, trong đó lực lượng công an chính quy có gần 700 đồng chí và hơn 1.000 đồng chí công an xã bán chuyên trách.

Sau khi lực lượng công an chính quy về xã, tình hình an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở đã từng bước được đẩy mạnh và củng cố. Nhiều sự việc đã được giải quyết ngay tại địa bàn cơ sở. Lực lượng công an xã đã làm tốt công tác phối hợp, phát huy hiệu quả của lực lượng bán chuyên trách. Lực lượng bán chuyên trách ở các thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh đã làm tốt công tác nắm tình hình địa bàn, tình hình trong nhân dân, hỗ trợ công an xã kịp thời tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. Nhiều mô hình, điển hình trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở với vai trò nòng cốt là lực lượng công an xã, công an bán chuyên trách như: “Khu dân cư không có thanh niên mắc tệ nạn xã hội” [xã Vạn Ninh, Quảng Ninh]; “Thôn nói không với pháo” [xã Quảng Văn, TX. Ba Đồn]; “Đội xe du lịch an toàn” [TP. Đồng Hới]; “Câu lạc bộ thanh niên xung kích bảo đảm trật tự an toàn giao thông” [Trường THPT Lương Thế Vinh, TX. Ba Đồn]…

Phối hợp tuần tra, kiểm soát trên tại các địa bàn trọng điểm

Đại tá Nguyễn Tiến Nam – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, cho biết: Chúng tôi đánh giá cao vai trò và sự đóng góp của anh em công an bán chuyên trách ở cơ sở. Thực tế đã chứng minh, những mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở có sự đóng góp quan trọng, không thể thiếu của lực lượng Công an bán chuyên trách. Qua đó đã huy động được đông đảo nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, răn đe đối tượng, giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật tại cộng đồng, cung cấp hàng chục tin có giá trị giúp cho công tác điều tra được nhanh chóng, đúng người, đúng hành vi vi phạm…

Lực lượng bán chuyên trách và Công an chính quy xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh vận động nhân dân giao nộp nhiều loại súng cồn, mìn tự chế

Có thể nói, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở cần sự chung tay của toàn dân với vai trò nòng cốt của lực lượng công an xã, công an bán chuyên trách tại các thôn, bản. Những công an bán chuyên trách tại các thôn, bản thực sự là cánh tay nối dài của lực lượng Công an chính quy về xã. Đánh giá đúng vai trò của lực lượng công an bán chuyên trách ở địa bàn cơ sở, thời gian qua, Công an tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh và Bộ Công an về việc giải quyết chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách để họ yên tâm công tác. Ngày 31 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 42/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 năm 2021, về Quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy. Theo đó, đối với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, những trường hợp Công an xã bán chuyên trách được Ủy ban nhân dân các cấp đồng ý tiếp tục sử dụng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác…

Ngô Quang Văn

Video liên quan

Chủ Đề