Sương muối ảnh hưởng như thế nào

08:36, 11/02/2017

BHG - Mùa Đông thường có nhiều sương vào buổi sáng sớm hay chiều muộn; việc phải đi lại nhiều khi có sương sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trong những ngày mùa Đông lạnh hay đầu Xuân, hiện tượng sương mù thường xuyên xuất hiện. Những ngày nắng muộn, sương mù có thể giăng đến tận trưa. Có nhiều loại sương mù, như: Sương mù bức xạ, sương mù hơi... Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là xuất hiện khi độ ẩm lớn, nhiệt độ thấp. Chính những đặc điểm này, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho những cơ thể phải thường xuyên tiếp xúc.

Hệ hô hấp:

Môi trường sương mù thuận lợi cho các vi-rút gây bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó, phải kể đến vi-rút Adeno. Khi hít nhiều sương mù, vi-rút này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Những triệu chứng nhiễm bệnh thường khá đa dạng, thường gặp là viêm mũi, viêm phế quản...

Sương mù không chỉ gây cản trở tầm nhìn...

Ngoài ra, hít nhiều sương mù không mang vi-rút cũng dễ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Do sương mang độ ẩm lớn, nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ và môi trường ẩm ướt dễ làm tổn thương những cơ quan hô hấp yếu.

Trong trường hợp sương mù dày đặc, khả năng lưu lại bụi, khói, các chất độc hại rất lớn. Việc hít phải chúng, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, như: Viêm phổi, viêm dị ứng đường hô hấp... Khi trong người đã mang sẵn mầm bệnh, việc tiếp xúc nhiều với sương mù khiến bệnh trầm trọng hơn.

Hệ xương, khớp:

Một trong những dạng sương mù gây nhiều nguy hại đến sức khoẻ là sương muối. Sương muối thường xuất hiện trong những ngày giá rét, khí lạnh tiếp xúc với các vật thể lạnh sẽ khiến một phần hơi nước bám lại trên đồ vật, ngưng thành sương; sương muối thường xuất hiện trong thời tiết giá buốt. Việc tiếp xúc nhiều với sương khiến hệ xương, khớp của người già và trẻ nhỏ bị ảnh hưởng. Đi nhiều trong sương muối dễ làm khớp tê buốt, độ ẩm cao dễ khiến cái lạnh đi sâu vào xương gây những cơn đau nhức..., mà còn gây hại cho sức khỏe. Thậm chí, tiếp xúc nhiều với sương muối có thể khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng gây đau đầu, thậm chí liệt một bên mặt.

Tiềm ẩn một số bệnh khác:Khi phơi quần áo trực tiếp dưới sương mù, nấm mốc, hơi ẩm có thể xuất hiện và gây bệnh khi mặc đồ, đặc biệt là với quần áo lót. Trẻ em mặc quần áo nhiễm sương dễ khiến các cơ quan bị tổn thương. Phụ nữ mặc đồ lót phơi trong sương có thể mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín. Môi trường nhiều sương mù cũng tiềm ẩn sự lây lan của một số bệnh nguy hiểm như sởi, thuỷ đậu...

Biện pháp phòng ngừa:

Việc tiếp xúc với sương mù vốn dĩ không thể tránh khỏi trừ khi không ra khỏi nhà. Những ngày lạnh giá, công việc và chuyện học hành vẫn phải đảm bảo. Bởi thế, cần có những biện pháp phòng bệnh trong những ngày nhiều sương mù.

Trong những ngày xuất hiện sương mù dày đặc, bạn nên tránh ra đường quá sớm. Chất độc trong không khí lúc này thường nhiều hơn. Khi phải ra đường, bạn cần sử dụng khẩu trang y tế để bảo hệ đường hô hấp. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh hô hấp, bạn cần nhanh chóng đến khám để điều trị kịp thời. Những ngày này, bệnh dễ phát triển nhanh, nguy hiểm.

Nên đeo khẩu trang và mặc kín để hạn chế tác hại của sương mù, sương muối:

Thêm vào đó, bạn nên mặc đủ ấm để cơ thể đảm bảo nguồn nhiệt, tránh sương xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Phụ huynh nên cho con trẻ mặc áo khoác ngoài không thấm nước hoặc áo mưa, đặc biệt là những ngày sương muối.

Vệ sinh cá nhân cần được đảm bảo trong những ngày nhiều sương. Không phơi quần áo qua đêm ngoài trời, việc này dễ khiến nấm mốc hình thành, bám vào vùng kín, da và gây bệnh. Đặc biệt, không được mặc quần áo ẩm ướt, bạn có thể dùng máy phơi nóng quần áo để tiêu diệt nấm mốc. Ngoài ra, để phòng các bệnh có thể xuất hiện trong những ngày nhiều sương mù, bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để giúp hệ miễn dịch khoẻ mạnh, phòng sự tấn công của bệnh tật. Trong những ngày rét bạn cần duy trì việc uống đủ nước. Tập thể dục vào những khung thời gian phù hợp để cơ thể khoẻ mạnh.

           BTV [ST]

Thiệt hại do sương muối gây ra:

Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể. Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ không khí 0C [trong lều khí tượng ở độ cao 2 m], khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đã có thể xấp xỉ 00C, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối.

Thiệt hại do sương muối gây ra đối với cây trồng:

Cơ chế gây hại sương muối: Sương muối gây hại không phải mặn như muối mà do nhiệt độ thấp. Khi sương muối xuất hiện, nhiệt độ hạ xuống thấp dưới 00C, khi đó nước trong thân cây [trong chất nguyên sinh của tế bào] sẽ bị đóng băng lại. Khi nước đóng băng sẽ giãn nở thể tích, làm phá vỡ các tế bào, các ống dẫn nhựa trên cành, thân cây cũng có thể bị ảnh hưởng. Ngày hôm sau khi mặt trời lên, dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, các hạt sương lạnh bốc hơi nhanh chóng làm cho các mô cây bị giảm nhiệt độ đột ngột. Khi nhiệt độ dưới mức giới hạn sinh vật học sẽ phá hủy cơ chế tế bào sinh vật của cây, làm lá cây bị héo táp, cháy xém, teo tóp.

Sương muối làm cháy lá, cháy hoa, khô cành, rụng trái cây trồng. Nếu bị hại nặng cây trồng có thể bị chết hoàn toàn, có thể thiệt hại 100% sản lượng cây trồng tùy vào mức độ gây hại và chủng loại cây trồng.

Làm thế nào để đối phó với hiện tượng sương muối, bảo vệ cây trồng ?

Để đối phó với hiện tượng sương muối, ta có các biện pháp như hun khói, phủ gốc cây - mặt luống hay trồng đai rừng phòng hộ tránh gió rét đông bắc.

Bên cạnh đó phương pháp được bà con áp dụng nhiều nhất là tưới nước cây trồng. Phương pháp tưới rửa sương muối là hình thức tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng sớm, vào khoảng 4-5 giờ sáng, nhằm rửa trôi đi lớp sương muối, tránh để hiện tượng sương muối bám dày đặt trên bề mặt cây trồng trong một khoảng thời gian dài, đây được xem là một phương pháp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức cho người nông dân nhất. Ngoài ra bà con nên chủ động t

ưới nước vào chiều tối làm tăng hàm lượng ẩm trong đất để tăng khả năng giữ nhiệt và nâng cao độ dẫn nhiệt, khiến cho nhiệt độ ở lớp đất sâu cao hơn được dẫn lên điều hòa sự lạnh đi của mặt đất do bức xạ. 

Bà con nông dân nên chủ động theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp ứng phó và phòng chống hiệu quả những tác hại của sương muối gây ra nhé.

Sương mù cộng với chất gây ô nhiễm không khí tạo thành "sương mù quang hóa" gây nguy hiểm cho sức khỏe

Sương mù là gì?

Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí. Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù ở Việt Nam thường có 2 loại: Sương mù bình lưu và sương mù bức xạ.

Đối với khu vực thành thị thường sẽ xuất hiện dạng sương mù hỗn hợp, bao gồm cả hai loại này. Khi nắng lên dạng sương mù hỗn hợp không tan nhanh, gây ra nhiều tác hại với sức khỏe do hơi nước giữ lại những chất gây ô nhiễm trong tầng thấp. Vì vậy, ở các thành phố lớn, sương mù có khả năng ô nhiễm cao hơn so với vùng núi.

Đối với khu vực vùng núi, khi không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ hình thành sương mù bình lưu. Nơi đây, sương mù có thể xuất hiện quanh năm, do vậy độ ẩm thường cao hơn khiến cho thời tiết ẩm và lạnh.

Sương mù và những mối nguy hại lớn với sức khỏe

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Trong thời tiết nhiều sương mù, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thường tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và phát tán trong không gian. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân dễ mắc phải các căn bệnh đường hô hấp. Theo Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] thời tiết ẩm ướt rất thuận lợi cho sự phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp với những hội chứng lâm sàng như viêm mũi, sốt, viêm họng, sưng hạch bạch huyết vùng cổ 3 bên. Nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới như viêm phế quản nhỏ, viêm phổi.

Cần đề phòng bệnh hô hấp trong những ngày có sương mù dày đặc

Dù sương mù không mang vi khuẩn, virus nhưng cũng dễ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Lý do bởi sương mù kết hợp với chất ô nhiễm hình thành sương mù quang hóa. Mù quang hóa tồn tại lâu trong không khí làm giảm chức năng phổi, gây dị ứng đường hô hấp… khiến bạn bị thở khò khè, ho, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, hen phế quản.

Ảnh hưởng đến thị lực

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến tầm nhìn, các chất gây ô nhiễm không khí trộn lẫn với sương mù cũng sẽ làm kích ứng màng trong mắt gây nhiễm trùng, khiến mắt bị sưng và tấy đỏ.

Hệ xương khớp

Sương mù xảy ra khi thời tiết giảm sâu thì còn có thể xuất hiện sương muối. Nếu tiếp xúc nhiều với sương muối thì sẽ khiến hệ xương, khớp của người già và trẻ nhỏ bị ảnh hưởng, dễ làm khớp tê buốt, gây nên những trận đau nhức.

Lây lan bệnh sởi, thủy đậu

Thủy đậu bùng phát mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí tăng cao, mưa phùn

Vào thời điểm giao mùa Đông-Xuân, nhiệt độ giảm thấp trong khi sương mù dày đặc khiến độ ẩm không khí tăng cao, sẽ tạo điều kiện cho sự lây lan một số căn truyền nhiễm như sởi, thủy đậu. Đặc biệt, thời tiết thay đổi thất thường khiến hệ miễn dịch suy giảm và bạn cũng dễ mắc bệnh hơn.

Ảnh hưởng đến làn da

Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển bám vào tường nhà, đồ dùng sinh hoạt, quần áo mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi mặc quần áo ẩm ướt do sương mù bám vào, bạn dễ bị bệnh da liễu, viêm nhiễm vùng kín.

Làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh từ sương mù?

- Vào những ngày sương mù dày đặc, bạn nên tránh ra đường quá sớm, bởi lúc này ô nhiễm không khí nặng nề hơn. Khi ra ngoài, bạn cần đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 đạt chuẩn, khẩu trang hoạt tính.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; Vệ sinh nhà cửa và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

- Mặc đủ ấm, lớp ngoài cùng là chống nước để tránh sương xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật. Đặc biệt, bạn cần uống đủ 2 lít nước/ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, trái cây...

- Phơi quần áo ở nơi thông thoáng, tránh sương mù; Không mặc quần áo ẩm ướt.

Trồng thêm nhiều cây xanh, cây ảnh quanh nhà ở sẽ giúp giảm ô nhiễm không khí trong nhà.

- Nếu xuất hiện những triệu chứng khó thở, ho, đau mắt, ngứa họng thì bạn cần đi khám bác sỹ sớm. 

Video liên quan

Chủ Đề