Công giáo việt nam chiếm bao nhiêu phần trăm

GNO - Sáng nay 9-3, tại Hội nghị cung cấp thông tin đối ngoại được tổ chức định kỳ tại Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ đã công bố Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đã giới thiệu khái quát về nội dung Sách trắng với phần mở đầu khẳng định về sự hài hòa tôn giáo tại Việt Nam cũng như sự tôn trọng và đảm bảo của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp quy của Nhà nước.

Ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thông báo về nội dung Sách trắng - Ảnh: Quỳnh Trang

Sách trắng công bố thông tin chi tiết về thực trạng tôn giáo tại Việt Nam với 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự.

Trong đó, tính đến năm 2021, Phật giáo chiếm số lượng tín đồ đông nhất với trên 14 triệu tín đồ và 18.544 cơ sở thờ tự. Kế đến là Công giáo với trên 7 triệu tín đồ và 7.771 cơ sở thờ tự. Lần lượt xếp thứ ba và thứ tư về số lượng tín đồ là đạo Tin Lành và đạo Cao Đài.

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, người dân cũng hoàn toàn được tự do lựa chọn tôn giáo, tín ngưỡng.

Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ công bố vào sáng 9-3 cho biết Phật giáo chiếm số lượng tín đồ đông nhất cả nước với hơn 14 triệu/26,5 triệu tín đồ tôn giáo tại nước ta - Ảnh: Quỳnh Trang

Sách trắng cũng khẳng định việc tạo điều kiện xuất bản các kinh sách và ấn phẩm tín ngưỡng, tôn giáo. Có 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo hiện đang hoạt động.

Năm 2022, đã có 203 cơ sở thờ tự tôn giáo được cấp phép xây dựng mới, 283 cơ sở được cấp phép sửa chữa và cải tạo.

Trước đó, Cục Thống kê Việt Nam trong “Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019”, phát hành ngày 19-12-2019 cho biết: “Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ”.

Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo lớn, có tầm ảnh hưởng ở Việt Nam. Số lượng người theo đạo Công giáo cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Vậy đạo Công giáo chiếm bao nhiêu dân số Việt Nam?

Ông Nguyễn Tiến Trọng, phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, phát biểu tại sự kiện công bố Sách trắng - Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Số lượng Tín hữu Công Giáo ở Việt Nam

Theo thống kê mới nhất năm 2023, hiện trên thế giới có khoảng 1 tỷ 378 triệu tín hữu Công giáo. Số lượng Tín hữu Công Giáo tăng thêm 18 triệu người so với năm trước đó. Các chỉ số này cụ thể như sau: Số tín hữu Công giáo răng từ 1 tỷ 360 triệu người năm 2022 lên thành 1 tỷ 378 triệu người vào năm 2023, tăng 18 triệu người. Số tín hữu gia tăng 0,99% tại Châu Á, 1,1% tại Châu Mỹ và 3,1% tại châu Phi. Số lượng người công giáo chiếm phần trăm lớn trong dân số thế giới.

Trong những năm gần đây, số lượng Tín hữu Công giáo ở Việt Nam gia tăng đáng kể. Mặc dù số lượng Tín hữu Công giáo tăng nhưng số giám mục trong Giáo Hội hiện nay là 5340 vị. Số lượng linh mục giảm từ 410219 người xuống còn 407872 người vào năm 2021. Linh mục giảm 0,57%, số lượng linh mục ở Châu Âu giảm rất lớn. Tuy nhiên, số lượng linh mục gia tăng tại châu Phi và châu Á. Số lượng phó tế vĩnh viễn vẫn tiếp tục gia tăng từ 48635 lên thành 49176 người, tăng 1,1%. Các tu huynh trong Giáo hội giảm từ 50569 xuống còn 49774 thầy trong năm 2023.

Vào cuối năm 2020, trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 6,53 triệu tín đồ. Việt Nam là một quốc gia có nền tảng tôn giáo đa dạng tuy nhiên Công giáo vẫn có một sự hiện diện đáng kể và tôn giáo này đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng tôn giáo của đất nước.Việc xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo luôn được tạo điều kiện. Ở Việt Nam có khoảng 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động, trong đó có nhiều tờ báo, tạp chí có uy tín.

Với các cơ sở thờ tự, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo. Năm 2022, đã có 203 cơ sở thờ tự tôn giáo được cấp phép xây dựng mới, 283 cơ sở được cấp phép sửa chữa và cải tạo.

Chủ Đề