Công ty dịch vụ công ích là gì

Mới đây, TP. Hà Nội vừa có Chỉ thị 20 về 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường. Nhóm thứ 2 trong 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường là người làm dịch vụ công ích thiết yếu. Vậy dịch vụ công ích thiết yếu là gì?

Dịch vụ công ích thiết yếu là gì?

Khoản 28 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.

Hiện nay, các dịch vụ công ích thiết yếu được đề cập đến tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP gồm:

Dịch vụ bưu chính công ích.

Xuất bản (không gồm in và phát hành xuất bản phẩm).

Hoạt động thuộc nông, lâm nghiệp.

Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển.

Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng và điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.

Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.

Bảo đảm an toàn hàng hải nhưng không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng.

Các trường hợp khác căn cứ vào đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, quyết định.

Như vậy, nếu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các trường hợp nêu trên sẽ được phép ra đường.

Thủ tục cấp giấy đi đường cho người làm công ích thiết yếu

Theo Thông báo của Công an TP. Hà Nội, nhóm cán bộ, công chức, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu được Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Nội cấp giấy đi đường theo trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1: Thủ trưởng tổ chức, doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu cử một cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để cung cấp thông tin, danh sách cá nhân, người lao động, người lái xe môtô, ôtô để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện:

Biểu mẫu số 01: Danh sách cá nhân.

Biểu mẫu số 02: Danh sách người điều khiển xe mô tô, danh sách người điều khiển xe ôtô.

Trong đó, Sở quản lý theo chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực như:

Trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin: Sở Thông tin và Truyền thông.

Trong lĩnh vực vận tải: Sở Giao thông.

Trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, siêu thị: Sở Công Thương…

Bước 2: Gửi danh sách đề nghị

Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người lái xe môtô, ôtô đề nghị cấp giấy đi đường gửi đến Phòng Cảnh sát giao thông qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống để duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện.

Bước 3: Căn cứ vào danh sách được duyệt, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành cấp giấy đi đường.

Bước 4: Cấp giấy đi đường

Giấy đi đường có mã nhận diện của phương tiện, người điều khiển ôtô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (qua thư điện tử) sau đó cơ quan này chuyển giấy đi đường kèm mã cho tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân… để in, cấp và sử dụng.

Giấy đi đường cho người điều khiển môtô: Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tớ cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để trả cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã được duyệt.

Dịch vụ công ích là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của mọi người dân, vì lợi ích chung của toàn xã hội, do nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các chủ thể khác đáp ứng điều kiện cung ứng nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.

Công ty dịch vụ công ích là gì

Dịch vụ công ích là gì?

1. Dịch vụ công ích công ích là gì?

Dịch vụ công ích là dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).

2. Đặc điểm của dịch vụ công ích

– Dịch vụ công ích có tính xã hội, mục tiêu chính của dịch vụ công ích là phục vụ lợi ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả người dân trong xã hội và bảo đảm công bằng và ổn định xã hội.

Mọi người đều bình đẳng, có quyền như nhau trong việc được phục vụ bởi các dịch vụ công ích… Từ đó, có thể thấy tính xã hội của dịch vụ công ích rất rõ rệt, và tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công ích.

– Dịch vụ công ích được cung ứng và quản lý bởi chủ thể đặc biệt là nhà nước hoặc được cung ứng bởi các tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện.

Nhà nước có trách nhiệm tổ chức cung cấp các dịch vụ công ích cơ bản, thiết yêu có người dân và cộng đồng như cây xanh, ánh sáng, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, cấp nước sạch, thu gom và xử lí rác thải, đây là những dịch vụ không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân và nếu việc cung cấp các dịch vụ này bị dán đoạn sẽ gây tình trạng bất ổn trong xã hội.

– Người sử dụng dịch vụ công ích không trực tiếp trả tiền, mà là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước, hoặc chỉ thu phí dịch vụ ở mức thấp phù hợp với thu nhập của hầu hết mọi người dân trong xã hội.

Dịch vụ công không mang tính chất lợi nhuận, được Nhà nước tổ chức cung ứng và quản lý như là việc thực hiện chức năng của nhà nước, do đó việc thu phí của người dân thấp không đủ để bù đắp những chi phí của dịch vụ. Tuy nhiên, Nhà nước đã dùng Ngân sách để để bù lỗ cho việc cung ứng dịch vụ này nhằm mục đích quản lý nhà nước, đảm bảo nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội.

3. Các hình thức cung ứng dịch vụ công ích

Một số những hình thức cung ứng dịch vụ công ích trên thế giới:

+ Nhà nước cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công ích.

+ Nhà nước giao cho các khu vực tự cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công ích

+ Nhà nước liên kết với tư nhân thực hiện cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công ích

Hình thức cung ứng dịch vụ công ích ở Việt Nam:

+ Nhà nước cung ứng tài chính và tổ chức thực hiện, đồng thời cũng giao cho các cấp chính quyền, địa phương thực hiện.

+ Nhà nước ủy quyền cho các tư nhân cung ứng. Như đã phân tích ở trên dịch vụ ông ích không mang tính lợi nhuận nên khi tư nhân tham gia vào việc cung ứng sẽ ít tư nhân tham gia, tuy nhiên để tránh việc độc quyền, cung cấp không đầy đủ, đẩy giá lên cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công ích mà người dân được sử dụng nên nhà nước có trách nhiệm điều tiết, quản lý việc cung ứng dịch vụ của tư nhân nhằm đảm bảo cho việc cung ứng được bình thường, đảm bảo nhu cầu cần thiết cho người dân.

Dịch vụ công ích là gì?

– Dịch vụ công ích là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của mọi người dân, vì lợi ích chung của toàn xã hội, do nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các chủ thể khác đáp ứng điều kiện cung ứng nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích là gì?

Doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích được thành lập nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đồi sống kinh tế – xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng ...

Vụ án công ích là gì?

Dịch vụ công ích là dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng dịch vụ công ...

Công ích có nghĩa là gì?

Công ích là các lợi ích công cộng (thường được Nhà nước và xã hội xác nhận hoặc thừa nhận một cách đương nhiên. Tuỳ vào các ngữ cảnh khác nhau mà ý nghĩa công cộng ở đây có thể được hiểu là lợi ích trực tiếp của một cộng đồng hoặc của toàn xã hội.