Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp do ít nhất 02 thành viên làm chủ sở hữu chung và cùng nhau kinh doanh và có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn, thành viên hợp danh tự chịu trách nhiệm nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của mình, có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. [quy định tại Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014].

1.Khái niệm công ty hợp danh

Luật Doanh nghiệp 2020 không đưa ra định nghĩa khái quát về công ty hợp danh mà xây dựng khái niệm về công ty hợp danh dưới dạng liệt kê các đặc điểm của công ty hợp danh [Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020]. Theo đó, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Có thể thấy, khái niệm công ty hợp danh ở Việt Nam tương đối rộng. Căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản thì công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2014 được chia ra làm hai loại, bao gồm: công ty hợp danh chỉ có các thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

Doanh nghiệp tư nhân là gì

Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp được phép hoạt động tại nước ta cùng với Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần,…

Tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân tài sản của doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sản của doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn.

>> Xem thêm: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Quyền Thành Lập Công Ty TNHH Không?

Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật

Pháp nhân là gì

Tư cách pháp nhân

Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật. Một tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

>> Xem thêm: Công Ty Cổ Phần Mua Lại Doanh Nghiệp Tư Nhân Thực Hiện Như Thế Nào?

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Căn cứ khoản 1, Điều 74 BLDS 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân nếu đủ 04 điều kiện:

  • Phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
  • Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo đảm bảo cho tổ chức có khả năng để hoạt động trên thực tế và đảm bảo điều hành nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nghĩa là tài sản của pháp nhân phải độc lập với tài sản của người thành lập, thành viên của tổ chức, pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và trong giới hạn vốn góp;
  • Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

>>> Xem thêm: Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh về vấn đề so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là Luật doanh nghiệp năm 2014.

2. Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình doanh nghiệp có nhiều điểm tương đồng. Cụ thể:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và các thành viên của công ty hợp danh đều chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của bản thân.
  • Mỗi cá nhân chỉ sở hữu được một doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên góp vốn của một công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp không được huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng khoán hoặc trái phiếu.

3. Điểm khác nhau giữadoanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh
Tư cách pháp lý Không có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân
Chủ thể thành lập Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Ít nhất hai thành viên hợp danh là cá nhân thành lập.
Loại thành viên Có một chủ sở hữu. Thành viên hợp danh là thành viên tham gia thành lập.

Thành viên góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty.

Trách nhiệm tài sản Chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.

Đại diện theo pháp luật Chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật. Tất cả thành viên hợp danh đều là đại diện theo pháp luật.
Vốn của doanh nghiệp Vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp do chủ sở hữu tự đăng ký.

Lưu ý: tài sản của doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn độc lập với tài sản của chủ sở hữu.

Bao gồm vốn góp của thành viên hợp danh khi thành lập và vốn góp của thành viên góp vốn.

Lưu ý: Tài sản của công ty hợp danh độc lập hoàn toàn với tài sản của cá nhân thành viên hợp danh.

Quyền đối với phần vốn góp Chủ sỡ hữu có thể cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân. Thành viên hợp danh không có quyền chuyển nhượng phần vốn góp, trừ trường hợp được các thành viên hợp danh khác đồng ý.

Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng vốn góp.

Cơ cấu tổ chức Chặt chẽ, phức tạp, bao gồm:

  • Hội đồng thành viên
  • Chủ tịch hội đồng thành viên
  • Giám đốc hoặc tổng giám đốc [Trường hợp điều lệ không có quy định khác thì chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giữ chức vụ này].
Đơn giản, bao gồm:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Người quản lý khác [trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp quản lý và thuê người khác quản lý].
Các tiêu chí so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

Câu hỏi liên quan

Thành lập công ty hợp danh mất bao lâu?

Sau khi bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sử Kế hoạch và Đầu tư; nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc; bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Chưa được xóa án tích có được thành lập công ty hợp danh không?

Pháp luật quy định, đang chấp hành hình phạt tù; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự… sẽ không được thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa được xóa án tích tức là đã chấp hành xong hình phạt tù. Do đó, bạn vẫn được thành lập công ty hợp danh.

Nhược điểm của công ty hợp danh là gì?

1. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Vì vậy tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh.
2. Thành viên hợp danh bị hạn chế nhiều quyền như: không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty khác…
3. Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào; việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế.

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm những loại giấy tờ gì?

Khi thành lập loại hình công ty này; bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với những giấy tờ:
– Giấy đề nghị thành lập.
– Điều lệ công ty.
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn[đối với cá nhân]: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
– Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… [đối với thành viên góp vốnlà pháp nhân].
– Danh sách thành viên.
– Giấy ủy quyền [nếu không trực tiếp thực hiện].

4/5 - [2 bình chọn]
công ty hợp danhdoanh nghiệppháp nhântư cách pháp nhân

Câu hỏi
  • 14/01/2021 Công ty hợp danh - Ưu điểm và nhược điểm
  • 14/01/2021 Công ty hợp danh được quyền góp vốn, mua cổ phần không?
  • 14/01/2021 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh
  • 14/01/2021 Phân biệt công ty cổ phần và công ty hợp danh
  • 14/01/2021 Trách nhiệm liên đới trong công ty hợp danh

Kính chào Công ty ANS Law, tôi và một người bạn có dự định thành lập doanh nghiệp để kinh doanh. Chúng tôi thấy mô hình công ty hợp danh rất phù hợp cho điều kiện kinh doanh cũng như quản lý. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tôi được biết công ty hợp danh không tách bạch tài sản của chủ sở hữu và công ty nhưng vẫn có tư cách pháp nhân, trong khi đó doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân. Mong luật sư có thể làm rõ hơn vấn đề này và giải đáp thắc mắc của tôi.

Tại sao Doanh nghiệp tư nhânkhông có tư cách pháp nhân

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Khi nhắc đến loại hình Doanh nghiệp tư nhân, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? Và để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần làm rõ một số vấn đề như sau:

Video liên quan

Chủ Đề