Công văn về việc ký hóa đơn tct vĩnh long năm 2024

- Thông tư 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14/03/2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

Tải định dạng File PDF

Tải định dạng File Word

- Công văn 2402/BTC-TCT ban hành ngày 23/02/2016 về việc hướng dẫn người mua ký số vào hóa đơn điện tử:

Trả lời công văn số 453/CT-TTr ngày 21/9/2007 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long về việc xử lý đối với hóa đơn bất hợp pháp, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1/ Tại Mục IV, phần E Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế quy định: “IV Thời hạn ra quyết định sử phạt:

1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm pháp luật về thuế hoặc những tình tiết phức tạp khác và vụ việc cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, nhưng quá 03 ngày, kể từ ngày hết hạn ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự mà cơ quan thuế không nhận được thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng về việc khởi tố hoặc không khởi tố thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoặc ngày kể từ ngày hết hạn ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 Bộ Luật tố tụng hình sự.

5. Trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định thu đủ tiền thuế trốn, tiền thuế thiếu và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, tịch thu tang vật vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.

Trường hợp cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để trốn thuế, gian lận thuế thì phải lập biên bản vụ việc vi phạm về thuế và ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Mục IV, phần E Thông tư số 61/2007/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp không ra quyết định xử phạt [ví dụ: quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính…] thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định thu đủ tiền thuế trốn, tiền thuế thiếu.

2/ Tại Mục V phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC nêu trên quy định: V. Hóa đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng trong các trường hợp dưới đây được coi là không hợp pháp:…

6. Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà thời Điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn bất hợp pháp;

7. Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà tại thời Điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn bất hợp pháp”.

Căn cứ quy định nêu trên thì cơ quan thuế, cơ quan công an và cơ quan chức năng khác trong quá trình kiểm tra, xác minh, Điều tra căn cứ vào các chứng từ thu thập được có quyền kết luận hóa đơn doanh nghiệp sử dụng là bất hợp pháp và cơ quan đưa ra kết luận chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình. Thông báo của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa Điểm đăng ký kinh doanh là căn cứ để Cục thuế các tỉnh, thành phố xác định thời Điểm doanh nghiệp đã bỏ trốn và tự kết luận về việc hóa đơn bất hợp pháp hay không.

3/ Tại Điều 26 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế quy định: “Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau: …

2. Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, cơ quan quản lý thuế có cơ sở chứng minh người nộp thuế hạch toán không đúng, không trung thực các yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp”.

Trường hợp qua kiểm tra Cục Thuế xác định doanh nghiệp thực tế có mua hàng hóa nguồn gốc hợp pháp, có hạch toán trên sổ kế toán, nhưng hóa đơn mua hàng không hợp pháp thì Cục Thuế căn cứ quy định nêu trên và các thông tin liên quan để ấn định chi phí mua hàng làm căn cứ tính thuế TNDN.

Tổng cục Thuế nhận được Văn bản số 1079/CTVLO-KK ngày 1/8/2023 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long về việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế có sai sót sau thanh tra, kiểm tra thuế. Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế;

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế;

Căn cứ điểm đ khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

Căn cứ khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty Cổ phần du lịch Cửu Long phát hiện một số hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào bị bỏ sót phát sinh từ tháng 3/2019 đến 06/2021 vào thời điểm tháng 7/2023, sau khi Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long ban hành quyết định số 721/QĐ-CTVLO ngày 22/12/2022 về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế sau thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế niên độ năm 2019, năm 2020, năm 2021 thì thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 và khoản 3 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long khi có văn bản gửi Tổng cục Thuế phải có đánh giá vướng mắc theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, từ đó đề xuất nội dung cụ thể để xử lý vướng mắc và phân tích rõ lý do đề xuất.

Chủ Đề