Coông văn chi theo chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 31/5, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ ngại về tiến độ, khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra trong các nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ triển khai các giải pháp giao vốn, phân bổ vốn, sửa đổi văn bản hướng dẫn thực hiện... nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của các đối tượng được thụ hưởng.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 31/5: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đồng bộ.

Thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13; các Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về 03 Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025. Thời gian qua, các địa phương trong cả nước đã tích cực, chủ động điều hành, thực hiện các Chương trình MTQG. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn, vướng mắc dẫn đến tỷ lệ giải ngân đến nay còn thấp ảnh hưởng đến hiệu quả, mục tiêu của chương trình.

Coông văn chi theo chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Hà Đức Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai cho biết, Thủ Tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn tại Quyết định 652, ngày 28/5/2022 và Quyết định 653 về dự toán ngân sách Trung ương năm 2022. Tuy nhiên, đối với nguồn vốn sự nghiệp mới được giao năm 2022, 2023 mà chưa giao cả giai đoạn 2021-2025. Do vậy, địa phương gặp khó khăn trong việc xây dựng các danh mục sử dụng vốn sự nghiệp, nhất là các dự án có thời gian thực hiện trong nhiều năm.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính quyết định giao dự toán bổ sung có mục tiêu vốn sự nghiệp cho các địa phương phân bổ cho từng dự án, từng lĩnh vực chi. Khi triển khai có nhiều nội dung chưa phù hợp, nhiều lĩnh vực thừa kinh phí, nhiều lĩnh vực có khả năng chi nhưng thiếu kinh phí. Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ và hệ thống các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình MTQG đã ban hành, nhiều nội dung chưa rõ ràng nên khó khăn cho địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện.

Coông văn chi theo chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Hà Đức Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai

Đại biểu Hà Đức Minh cho biết, tại khoản 3, Điều 53, Luật Ngân sách nhà nước về thời hạn điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách quy định: Hoàn thành trước ngày 15/11 năm hiện hành. Tuy nhiên, thực tế để giải ngân hết vốn kế hoạch, việc xác định được cụ thể khối lượng chính thức hoàn thành trong năm, điều chỉnh kế hoạch vốn, dự toán kinh phí giữa các dự án, các hoạt động cho phù hợp thì phải đến thời điểm tháng 12.

Về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đại biểu Bế Minh Đức – Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng cho biết, chương trình đã được cụ thể hóa bằng Quyết định 1719 ngày 14/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành tập trung phát huy mọi nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Năm 2023, bước sang năm thứ hai các địa phương được Trung ương giao nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia này vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, cũng là nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân vốn chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Đại biểu cho biết, nguyên nhân của tình trạng này do nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 giao chậm, vì vậy, số vốn phải chuyển nguồn kéo dài sang giải ngân năm 2023 khá lớn nên khối lượng công việc nhiều, gây áp lực lớn cho việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn năm 2023.

Coông văn chi theo chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Hà Đức Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai.

Phạm vi, nội dung thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia rộng, nhất là đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Vì vậy, khi thực hiện cần có hướng dẫn, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp nên mất nhiều thời gian.

Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện vốn sự nghiệp, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đến nay, các bộ, ngành trung ương vẫn chưa có hướng dẫn đầy đủ hoặc một số hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa đủ cơ sở để các địa phương thực hiện.

Đại biểu lấy ví dụ nội dung hỗ trợ về nhà ở thuộc dự án 1 giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đến nay còn thiếu quy định về mức hỗ trợ quy trình lập dự án quản lý chất lượng, công tác nghiệm thu, thanh quyết toán vốn. Tiểu dự án 4 thuộc dự án 5, tiểu dự án 1 thuộc dự án 9 vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành chủ quản. Mặt khác, một số văn bản hướng dẫn còn khó thực hiện, chưa phân cấp triệt để cho các địa phương chủ động như theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 40 Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ, thì việc ban hành danh mục các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù quy định tại Điều 14 Nghị định 27/2022/NĐ-CP phải lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực. Do vậy, việc ban hành danh mục dự án của Ủy ban tỉnh phải xin ý kiến của bộ, ngành liên quan, dẫn đến mất nhiều thời gian để thực hiện. Vì vậy, các địa phương, đơn vị gặp nhiều khó khăn trong công tác giải ngân vốn được giao.

Chính phủ cần đánh giá, dự báo khả năng hoàn thành các mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua hoạt động giám sát của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo và nỗ lực trong tổ chức triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG. Đặc biệt, tại Công điện 71 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ 21/42 Điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia gây khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình.

Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm các vướng mắc, bất cập trong thời gian qua đã được Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành trung ương tháo gỡ cho địa phương, nhưng qua giám sát, có một số bộ ngành, sau khi lý giải, chỉ dẫn vòng vọng lại khẳng định đề nghị áp dụng theo quy định của pháp luật. Đại biểu cho rằng, vấn đề này không được quan tâm, giải quyết một cách thấu đáo, từ nay đến cuối năm 2023, các mục tiêu của 3 Chương trình MTQG rất khó giải ngân vốn.

Coông văn chi theo chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Để khắc phục những vướng mắc trong triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG, đại biểu Hà Đức Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai đề nghị Quốc hội trong quá trình sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước nghiên cứu bổ sung thêm nội dung quy định: “riêng đối với thời hạn điều chỉnh dự toán thực hiện các chương trình MTQG ở các cấp địa phương hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm hiện hành”.

Cùng với đó, để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ giao vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình MTQG cả giai đoạn 2021 - 2025 (giống như đầu tư công) cho địa phương để địa phương chủ động trong công tác lập và triển khai thực hiện.

Giao vốn sự nghiệp hàng năm thực hiện các chương trình MTQG cần giao tổng kinh phí từng dự án thành phần, không giao chi tiết đến lĩnh vực chi để các địa phương được chủ động phân bổ cho từng lĩnh vực, phù hợp thực tế của từng địa phương. Đồng thời, nguồn vốn sự nghiệp không có khả năng thực hiện giải ngân trong giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn hỗ trợ sản xuất giai đoạn 2026-2030, đề nghị thực hiện theo hướng Không hỗ trợ vốn trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân, mà có cơ chế sử dụng ủy thác thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, cho vay lãi suất ưu đãi.

Đại biểu cũng cho biết, hiện nay các Chương trình MTQG cũng như vốn đầu tư công khác, tiến độ thực hiện chậm, trong đó nguyên nhân chính là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ dự án cần nghiên cứu quy định tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án riêng đối với tất cả các dự án (không chỉ các dự án trọng điểm Quốc gia). Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chủ quản chủ động xây dựng khung đánh giá kết quả, hiệu quả của Chương trình, để các địa phương căn cứ vào đấy đánh giá; từ đó kịp thời chỉ đạo nhằm phát huy được hiệu quả, mục tiêu của chương trình.

Coông văn chi theo chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ đánh giá mức độ hoàn thành 100% mục tiêu của chương trình đến năm 2025 theo nghị quyết của Quốc hội như Chính phủ đã báo cáo. Trong báo cáo của Chính phủ chưa làm rõ cơ sở trong các dự báo, trong khi nhiều nội dung quan trọng, số vốn chưa giải ngân lớn và đang có những vướng mắc về chế độ, như hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung thêm các phân tích, đánh giá cụ thể về những khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo trong quy trình xây dựng chính sách, trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Đồng thời, đánh giá, dự báo khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội, phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình như hiện nay.

Việt Nam có bao nhiêu chương trình mục tiêu quốc gia?

Do vậy, các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân 3 chương trình này vẫn đang tiếp tục được đặt ra trong năm 2023. Hiện Việt Nam có 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững.

Chương trình mục tiêu quốc gia là gì?

Theo đó, có thể hiểu chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những chương trình thuộc lĩnh vực đầu tư công, được xây dựng để thực hiện các mục tiêu quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn cụ thể trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Chương trình mục tiêu là gì?

Chương trình mục tiêu là gì? Chương trình mục tiêu là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu trong từng ngành, ở một số vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn cụ thể.