Crl trong siêu âm là gì

CRL là gì và ý nghĩa chỉ số CRL trong kết quả siêu âm là những kiến thức mà các mẹ bầu thường rất quan tâm, đặc biệt là các mẹ chưa từng có kinh nghiệm với mong muốn hiểu rõ hơn về tình trạng của con nhỏ nằm trong bụng.

Đây là những chỉ số rất quen thuộc và thường được ghi trên giấy kết quả mỗi khi các mẹ đi siêu âm. Vậy CRL là gì? Chỉ số này có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển ở trẻ? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết sau đây.

CRL là gì?

Một thắc mắc mà các mẹ bầu hay đặt ra mỗi khi đi siêu âm, đó chính là những ký tự viết tắt thể hiện cho các chỉ số của thai nằm trên giấy kết quả, chẳng hạn như CRL có ý nghĩa gì?

Trong y khoa, từ CRL là một từ viết tắt cho cụm Crown Rump Length, chúng là chỉ số nói lên chiều dài đo được ở thai nhi và được tính từ phần đầu cho đến mông, đơn vị ở đây sử dụng là mm.

Đây là chỉ số đo lường được trong quá trình siêu âm thai, chúng có thể được dùng để đánh giá về tuổi thai cũng như sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ.

Ý nghĩa chỉ số CRL trong kết quả siêu âm

Bên cạnh việc tò mò về chỉ số CRL, các mẹ cũng nên tìm hiểu về ý nghĩa của chúng để hiểu rõ hơn về tình trạng thai nhi trong bụng và biết được chúng có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Về vấn đề này thì theo các chuyên gia chia sẻ, tương tự như các chỉ số khác thì CRL cũng sẽ chịu sự tác động từ nhiều yếu tố như di truyền, số lượng thai nhi, thể trạng, tuổi tác cũng như cân nặng của người mẹ. Vì thế, việc xác định CRL sẽ giúp bác sĩ ghi nhận và đánh giá được tổng thể về quá trình phát triển và tăng trưởng của trẻ, để khi có dấu hiệu bất thường hoặc vấn đề gì thì họ cũng sẽ nhanh chóng phát hiện và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra nhằm đưa ra hướng giải quyết một cách hiệu quả.

Mặt khác, CRL sẽ biến đổi liên tục trong quá trình trẻ phát triển, nên nó cũng nói lên được phần nào tốc độ tăng trưởng hiện thời của thai nhi, nhưng thường sẽ được đánh giá kèm theo các chỉ số khác như BPD, GA, FL, HC… để có kết quả chính xác hơn.

Vậy khi nào mới được tiến hành đo CRL?

Ở những thời điểm nhất định, khi xác định thai đã phù hợp với điều kiện đo thì các bác sĩ mới tiến hành đo đạc cụ thể dựa trên thiết bị siêu âm, thường việc này sẽ diễn ra vào tuần 6 – 20 của thai kỳ. Cho đến tuần thứ 21, thai nhi sẽ chuyển sang tư thế khác so với hình dáng nằm cuộn tròn như ban đầu, lúc này sẽ chuyển sang việc đo từ đầu tới chân thay cho chỉ số CRL lúc đầu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thông báo các chỉ số liên quan để các mẹ có thể theo dõi được sự thay đổi theo từng giai đoạn.

CRL bị lệch có ảnh hưởng gì không?

Sẽ có một số trường hợp thai có chỉ số CRL không nằm trong tiêu chuẩn bình thường, khi đó bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thai phụ tiến hành siêu âm thêm hoặc làm các xét nghiệm khác để kiểm tra sâu hơn về tình trạng từ đó nhằm chắc chắn thai đang được phát triển bình thường.

Trong trường hợp chỉ số CRL nhỏ hơn mức bình thường, rất có khả năng trẻ đang bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ bị dị tật. Lúc đó, chuyên gia dinh dưỡng có thể xem xét và yêu cầu mẹ bổ sung thêm canxi trong thực đơn ăn uống hằng ngày hoặc đưa ra hướng xử lý phù hợp để cải thiện tình trạng.

Ăn gì để hỗ trợ cho sự phát triển của thai?

Thời gian mang thai là lúc nhu cầu canxi trong cơ thể người mẹ đạt mốc cao nhất. Bởi theo ước tính, cứ trung bình một ngày là người phụ nữ sẽ phải cung cấp khoảng 1000mg Ca cho thai nhi, điều này giúp đảm bảo tính ổn định và bền vững ở cấu trúc xương – răng cho cả thai phụ lẫn thai nhi.

Khi lượng canxi mà mẹ bổ sung không đáp ứng đủ nhu cầu hấp thu và phát triển ở trẻ, sẽ dẫn đến các vấn đề sau:

Đầu tiên, thai sẽ lấy canxi từ người mẹ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi ở thai phụ và làm họ dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến xương - răng.

Tiếp đến, khi lượng canxi ở mẹ vẫn không đủ để cung ứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu canxi ở trẻ, việc này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trong việc cấu trúc xương – răng cũng như tình trạng phát triển chiều cao của trẻ sau này.

Khác với quan niệm trước đây, cho rằng chiều cao của mỗi người chủ yếu là do gen di truyền. Thì thực tế hiện nay cho thấy, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện được chiều cao cho trẻ nhỏ ngay từ khi trong bụng.

Vậy nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện chiều cao cho trẻ? Hãy tham khảo một số gợi ý sau:

- Nên phong phú phần ăn bởi nhiều nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, chất béo, hoa quả, sữa và thực phẩm liên quan.

- Dùng những thức ăn có thành phần phô mai, sữa chua hoặc các loại thực phẩm bổ sung canxi theo yêu cầu của bác sĩ.

- Bổ sung các món ăn có nguồn gốc từ động vật, chúng sẽ giúp bổ sung đầy đủ lượng protein và các khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm và đừng quên ăn thật nhiều cá để hỗ trợ việc phát triển trí não ở trẻ.

Trên đây là những thông tin về “CRL là gì và ý nghĩa chỉ số CRL trong kết quả siêu âm”, qua đó cũng thấy được tầm quan trọng của CRL trong việc phản ánh quá trình phát triển của thai nhi, nhờ đó cũng giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc theo dấu các giai đoạn tăng trưởng ở thai kỳ.

Nếu các mẹ có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ siêu âm thai uy tín, có thể đến trực tiếp địa chỉ số 200-206 Tô Hiến Thành, P15, Q10 Tphcm hoặc liên hệ đến HOTLINE để được trao đổi kỹ hơn cùng bác sĩ.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

[Được Sở y tế cấp phép hoạt động]

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chủ Đề