Củ cải đường là gì

Mô tả ngắn: Củ cải đường là cây thảo có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu thẫm. Thường được dùng chữa sỏi thận, thuốc bổ dưỡng cho người già, kích thích ăn ngon miệng là loại thuốc tốt cho người thiếu ngủ, mắc bệnh thần kinh, lao và ung thư. Lá đắp chữa vết bỏng, vết bầm tím, củ còn dùng cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Củ cải đường.

Tên khác: Sugar bet.

Tên khoa học: Beta vulgaris subsp. vulgaris convar. vulgaris var. altissima.

Họ: Rau muối - Chenopodiaeae.

Đặc điểm tự nhiên

Củ cải đường là cây thảo có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu đỏ thẫm. Thân đứng có vằn, ít phân nhánh. Lá có phiến hình trứng, màu lục, có mép lượn sóng. Hoa màu lục nhạt, mọc thành bông khá dài.

Củ cải đường có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, nhiều tác dụng trong y học dân gian.

Phân bố, thu hái, chế biến

Củ cải đường có nguồn gốc từ loài cây hoang dại vùng bờ biển Địa trung hải và Đại tây dương, được trồng và tạo ra các chủng khác nhau; có loại lấy củ, có loại làm thức ăn gia súc và có loại dùng lấy đường, chế rượu.

Cây được đưa vào trồng thử ở nước ta trên vùng đất cát pha tỉnh Ninh Bình nhưng kém phát triển. Người ta đem thứ có củ đỏ [var. rubra [L.] Moq.] vào trồng ở Đà Lạt, cây mọc tốt và phát triển. Ta trồng để lấy củ làm rau ăn, vừa làm thuốc. Lá và hạt cũng được sử dụng; lá thu hái quanh năm dùng tươi; hạt lấy ở quả già.

Hình ảnh Củ cải đường

Bộ phận sử dụng

Củ, hạt, lá - Radix, Semen et Folium Beta Vulgaris.

Thành Phần Hóa Học Của Củ cải đường

Người ta đã biết trong Củ cải đường đều có các vitamin A, B, C, PP, nhiều đường, các chất khoáng như K [chỉ thua men bia], Mg, P, Rb, Ca, Fe, Cu, Br, Zn, Mn, và các acid amin; asparagin, betain, glutamin... Màu đỏ của Củ cải đường là do có chất betanidin, một β-cyanin khi vào cơ thể con người có thể bị thoái hoá hay không.

Ở Ấn Độ, người ta đã định được lượng Zn trong Củ dền là 2mg/kg. Củ cải đường còn xanh chứa nhiều sắt và giàu vitamin hơn, nhất là vitamin A.

Củ Cải đường chứa nhiều vitamin

Tác Dụng Dược Lý Của Củ cải đường

Trong y học dân tộc, Củ cải đường được xem như có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu vừa làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và ra mồ hôi; lá tiêu sưng viêm.

Củ cải đường là loại rau bổ dưỡng và tạo năng lượng kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt và lợi tiểu. Nó là loại thuốc tốt cho những người thiếu ngủ, cho người bệnh thần kinh, bệnh lao và cả bệnh ung thư, cũng rất có ích khi có dịch cúm. Không dùng cho người bị bệnh đái đường. Ở Ấn Độ, lá được dùng để đắp trị các vết bỏng và vết thâm tím.

Liều Dùng, Cách Dùng Của Củ cải đường

Củ cải đường cũng được sử dụng như các loại củ khác để xào hoặc nấu canh. Có thể xào với thịt, nấu canh thịt hoặc hầm với xương; cũng dùng luộc ăn chấm mắm, xì dầu. Ta thường dùng nấu chín ăn, nhưng có thể dùng củ nạo ra ăn trong những đĩa rau sống. Nếu có thể, thì hằng ngày dùng một cốc nước dịch nguyên chất hay hỗn hợp với các chất khác trong vòng một tháng.

Người ta có thể dùng Củ cải đường xắt nhỏ phơi khô cho đều và nghiền ra thành bột cất dành trong hộp gỗ để dùng cho những người già.

Bài Thuốc Có Củ cải đường

Chữa bệnh ôn dịch sốt cao:

Giã Củ cải đường vắt lấy nước cốt uống thì giải khát, hạ nhiệt. Mùa hè luộc Củ cải đường ăn thì giải nhiệt.

Chữa kiết lỵ và đại tiện ra máu:

Giã Củ dền vắt lấy nước cốt uống. Cũng có thể dùng lá tươi giã ra vắt nước uống.

Nước cốt củ cải đường là bài thuốc chữa kiết lỵ và đại tiện ra máu

Lưu Ý Khi Sử Dụng Củ cải đường

Lưu ý khi bạn sử dụng Củ cải đường: Không dùng cho người bị đái tháo đường hay tiểu đường.

Nguồn Tham Khảo

  1. 3033 cây thuốc đông y của Tuệ Tĩnh.

  2. Tracuuduoclieu.vn

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Khi có ai đó nhắc đến củ cải đường, chắc hẳn có nhiều bạn sẽ nghĩ tới hình dáng của củ cải trắng phải không nhỉ? Liệu rằng củ cải đường có phải củ cải trắng không, trong củ cải đường có chất gì và có công dụng gì đối với sức khỏe con người không ta? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức bếp chúng mình giải đáp một loại những câu hỏi về loại thực vật này như: Củ cải đường là gì? trong củ cải đường có chất gì? Ăn củ cải đường có tốt không, tác dụng của nó đối với sức khỏe con người… Hãy cùng theo dõi chi tiết.

Tham khảo: Củ cải đỏ là gì?

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Củ cải đường là gì?
  2. Phân biệt củ cải đường, củ cải[trắng, đỏ], củ dền
  3. Củ cải đường có chất gì?
  4. Củ cải đường có ăn sống được không?
  5. Tác dụng của củ cải đường
    1. Bổ sung máu cho cơ thể
    2. Hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng
    3. Bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp
    4. Giải nhiệt, giải độc cơ thể
    5. Hồi phục năng lượng
  6. Giá củ cải đường bao tiền 1kg hiện nay?
  7. Mua củ cải đường ở đâu?
  8. Cách trồng củ cải đường tại nhà
    1. Lựa chọn thời vụ thích hợp
    2. Cách chọn đất để gieo hạt giống
    3. Tiến hành gieo trồng củ cải đường
    4. Bón phân cho củ cải
    5. Chăm sóc củ cải đường
  9. Lời kết

Củ cải đường là gì?

Củ cải đường là một loại củ thuộc họ Dền, tên tiếng anh của củ cải đường là Sugar Beet, tên khoa học là Beta vulgaris. Loại thực vật này xuất hiện lần đầu tiên tại châu Âu và châu Mỹ, giống cây này chủ yếu được trồng để sản xuất đường vì trong nó chứa hàm lượng đường khá cao, đây cũng là nguồn gốc cái tên của nó.

Về hình dáng, củ cải đường có hình tròn, độ dài trung bình khoảng 13 cm, vỏ ngoài thô, màu sắc nâu kem, củ khá rắn chắc, phần lá củ củ cải đường có màu xanh lục, có thể ăn được, nấu canh hoặc xào lên đều rất tốt.

Phân biệt củ cải đường, củ cải[trắng, đỏ], củ dền

Quá nhiều loại củ cải khác nhau nên mọi người hay bị nhầm lẫn, đôi khi cần cái này lại lẫn sang cái nọ, vậy nên mình sẽ tổng hợp lại bảng so sánh để các bạn dễ quan sát và dễ phân biệt hơn, không bị mua nhầm nữa.

Củ cải đường có chất gì?

Trải qua một thời gian nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã đưa gia bảng thành phần của củ cải đường, nhìn chung thì củ cải đường không có độc, chúng chứa 92% nước, 1.5% protid, 3.7% glucid, 1.8% celluloz, pentosan, adenin, arginin, histidin, cholin, trigonellin, diastase, glucosidase, oxydase, catalase, vitamin A, B, C và một số nguyên tố vi lượng nhỏ khác.

Củ cải đường có ăn sống được không?

Đối với những người lần đầu sử dụng củ cải đường thì không biết là loại củ này có ăn sống được không hay là phải nấu chín. Thì câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể ăn sống củ cải đường, vị của chúng khá thanh, nhiều nước. Cách phổ biến nhất để ăn sống củ cải đường là thái mỏng, trộn với salad, nộm…

Còn nếu bạn nấu chín thì sẽ áp dụng cho các món luộc, áp chảo hoặc rang với thịt. Ngoài ra, củ cải trắng còn được phơi khô để làm muối chua ăn quanh năm.

Tác dụng của củ cải đường

Củ cải đường vẫn được mọi người ví với cái tên “thần dược ngon bổ rẻ”, bởi như các bạn cũng đã thấy từ đầu, bảng thành phần của củ cải đường không có độc, đa số là vitamin và chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Vậy trong Y học, tác dụng của củ cải đường như thế nào?

Bổ sung máu cho cơ thể

Lượng vitamin B12 trong củ cải đường sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt, ổn định lượng máu trong cơ thể và ngăn ngừa các căn bệnh thiếu máu.

Hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng

Trong củ cải đường có nhiều chất xơ, nước và hàm lượng calo cũng thấp nên các chị em nào đang ăn kiêng giữ dáng thì hãy thêm củ cải trắng vào thực đơn của mình nhé, khi tiêu thụ củ cải trắng, hệ tiêu hóa không cảm thấy no nhờ lượng chất xơ dồi dào.

Bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp

Hợp chất kali và chất oxy hóa trong củ cải đường khá mạnh, chất kali thì giúp bảo vệ tim mạch, còn chất oxy hóa thì giúp hấp thu cholesterol xấu, đào thải chúng qua hệ bài tiết, nhờ đó huyết áp sẽ ổn định hơn.

Giải nhiệt, giải độc cơ thể

Mùa hè nóng bức, bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi thì hãy nạp ngay 1 cốc nước ép củ cải đường, nhờ vậy bạn sẽ thấy sức khỏe, tinh thần được tốt hơn rất nhiều, vì trong củ cải đường 90% là nước, dễ dàng lọc các chất bẩn ra khỏi máu nhờ vào con đường tiết niệu.

Hồi phục năng lượng

Sau khi tập thể dục, tập gym bạn có thể hồi phục lại sức và năng lượng bằng cách uống sinh tố, nước ép củ cải đường, bù lại lượng nước cần thiết cho cơ thể sau quá trình tập luyện mệt mỏi.

Giá củ cải đường bao tiền 1kg hiện nay?

Thường thì củ cải đường không bán quá rộng rãi hay phổ biến tại Việt Nam, vì hầu hết chúng đều đem đi để ép làm đường hết[tương tự mía], tuy nhiên thì vẫn có một số siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn bán. Hoặc bạn có thể tìm tới những nông trại chuyên trồng củ cải đường để hỏi mua.

Giá củ cải đường thường dao động từ 7.000 vnđ – 15.000 vnđ/kg tùy thời điểm, nếu thu mua tại ruộng thì còn rẻ hơn, chỉ khoảng 5.000 vnđ/kg.

Mua củ cải đường ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy củ cải đường ở các chợ địa phương, hàng chuyên bán rau tươi sạch, siêu thị …

Nếu không tìm được củ cải tươi, bạn cũng có thể cân nhắc mua củ cải khô đã đóng gói sẵn ở hàng tạp hóa, chợ, siêu thị…

Nếu không tìm được đúng loại mình cần, bạn có thể mua thử loại củ cải đỏ, loại này người dân Việt Nam vẫn hay gọi là củ cải đường.

Cách trồng củ cải đường tại nhà

Lo sợ trên thị trường buôn bán tràn lan củ cải Trung Quốc, không đảm bảo sạch sẽ và chất lượng cho nên thời gian này, các chị em nội trợ đang rộ lên phong trào tự trồng củ cải đường tại nhà trong chậu hoặc thùng xốp.

Lựa chọn thời vụ thích hợp

Vụ chính gieo hạt củ cải đường: tháng 8-9 dương lịch

Vụ muộn gieo hạt củ cải đường: tháng 10-11 dương lịch

Vụ xuân hè gieo hạt: tháng 2-4 dương lịch.

Cách chọn đất để gieo hạt giống

Hạt giống củ cải đường bạn có thể mua trên mạng hoặc các cửa hàng bán hạt giống đều có bán nhé.

Khi trồng củ cải đường, bạn nên ưu tiên trọng những nền đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Nơi trồng thì bạn có thể trồng trong thùng xốp, chậu cây hoặc nếu có vườn thì trồng trực tiếp trong vườn luôn càng tốt. Nên chọn những nơi thoáng mát, có ánh sáng vừa phải, không quá gắt để cây dễ sinh trưởng.

Tiến hành gieo trồng củ cải đường

Bạn lấy hạt giống ra, ngâm vào nước ấm khoảng 3-5 tiếng đồng hồ, điều này giúp hạt giống nảy mầm nhanh hơn. Khi nào hạt giống xuất hiện vết nứt nhỏ thì bắt đầu đem trồng ra đất.

Sau khi gieo hạt, bạn cần chú ý tưới cây đều đặn 1-2 lần/ngày tùy thời tiết, hôm nào mưa thì không cần tưới, còn nắng gắt thì tưới 2 lần. Sau khoảng 1 tuần thì củ cải sẽ bắt đầu ra lá.

Bón phân cho củ cải

Bạn nên sử dụng những loại phân bón như: phân chuồng hoai mục, lân Lâm Thao, kali để bón, tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa ủ kỹ để bón vì nó sẽ làm cho củ cải không được sáng mã.

Chăm sóc củ cải đường

Bạn nên thường xuyên theo dõi các biểu hiện sâu bệnh, nếu cần thiết thì có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu để hỗ trợ phòng trừ.

Lời kết

Những thông tin xoay quanh loại củ cải đường trên đây đã được chúng mình giải đáp khá chi tiết và kĩ càng, không biết bạn có còn thắc mắc hay băn khoăn nào về loại thực vật này nữa không nhỉ. Theo mình thấy củ cải đường sử dụng rất tốt cho sức khỏe, lại làm được nhiều món ăn ngon. Bạn cũng có thể tự trồng củ cải trắng tại nhà để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của gia đình, vừa sạch vừa yên tâm chất lượng.

Chủ Đề