Địa lí 6 thời tiết là gì

Khái niệm thời tiết và khí hậu là gì?

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.

Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa. 

Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển tại một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định, ví dụ: nắng – mưa, nóng – lạnh, ẩm thấp – khô ráo. Các hiện tượng của thời tiết hầu hết diễn ra trong tầng đối lưu.

Thời tiết bị chi phối bởi sự chênh lệnh áp suất không khí giữ nơi này và nơi khác. Sự khác biệt về áp suất và nhiệt độ có thể xảy ra do góc chiếu của ánh sáng tại một điểm đang xét, giá trị này thay đổi theo vĩ độ tính từ vùng nhiệt đới. Sự tương phản mạnh về nhiệt độ không khí giữa vùng nhiệt đới và cực làm sản sinh dòng chảy không khí mạnh.

So sánh sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng [nắng, mưa,...].

Khác nhau: 

  • Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn, xảy ra trong thời gian ngắn tại một khu vực nào đó [ví dụ thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh]. Thời tiết luôn thay đổi.
  • Khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền [ví dụ khí hậu nhiệt đới gió mùa]. Mang tính quy luật nhiều.

Hay ví dụ khác như:  dòng hải lưu trong các đại dương đã làm cho phía Bắc Đại Tây Dương ấm lên 5 °C [9 °F] so với các vùng vịnh các đại dương khác. Các dòng hải lưu cũng phân phối lại nhiệt độ giữa đất liền và nước trên một khu vực. Mật độ các loài thực vật cũng cho thấy sự ảnh hưởng của sự hấp thu năng lượng mặt trời, sự duy trì nước lượng mưa trên cấp khu vực. Sự thay đổi của lượng khí nhà kính quyết định đến số lượng năng lượng mặt trời vào hành tinh, dẫn tới sự ấm lên hay lạnh đi trên toàn cầu. Ngoài ra, cũng có các yếu tố phức tạp khác để xác định khí hậu, nhưng có thỏa thuận chung là các phác thảo mở rộng được hiểu, ít nhất là trong phạm vi các biến đổi khí hậu trong lịch sử.

Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

Sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, nhiệt độ giữa nước và mặt đất tăng giảm khác nhau, các loại đất đá mau nóng và mau nguội, còn nước thì nóng chậm và lâu nguội hơn à sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước làm cho nhiệt độ không khí ở các vùng gần biển và vùng nằm sâu trong lục địa khác nhau -> Sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa.

1. Thời tiết và khí hậu

* Khái niệm:

   - Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

   - Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

* So sánh thời tiết và khí hậu:

- Giống nhau: Đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể

- Khác nhau:

   + Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn. Phạm vi nhỏ, hay thay đổi.

   + Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật.Phạm vi rộng và ổn định.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí

* Khái niệm nhiệt độ không khí: Là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.

* Cách đo nhiệt độ không khí

- Dụng cụ: nhiệt kế.

- Phương pháp:

   + Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m

   + Đo ít nhất 3 lần trong một ngày [5h, 13h và 21h]

   + Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25ºC, 37ºC, 34ºC. Vậy nhiệt độ trung bình là:

Nhiệt độ TB = [25 + 37+34]: 3 = 32ºC.

- Một số công thức tính nhiệt độ:

   + Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo

   + Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày

   + Nhiệt độ trung bình năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí

a. Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển

   - Nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau. → Khí hậu lục địa, và khí hậu đại dương

   - Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.

b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao

Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao

   - Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

   - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ

   - Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về cực.

   - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.

Xem thêm các phần Lý thuyết & Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 6 khác:

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 6 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 6 | Để học tốt Địa Lí 6 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề