Cùng em học tiếng việt lớp 4 tập 2 trang 5,6,7

Đáp án và lời giải chi tiết, phương pháp làm Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2


Đề bài

Câu 1. Xếp các từ sau đây vào cột thích hợp trong bảng: tài giỏi, tài ba, tài liệu, tài chính, tài khoản, tài đức, tài trí, tài sản, trọng tài, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, gia tài, tiền tài, tài hoa, tài tử, tài nguyên.

“Tài” có nghĩa là “năng lực cao”

“Tài” không có nghĩa là “năng lực cao”

Mẫu: tài giỏi

…….

…….

…….

Mẫu: tài liệu

…….

…….

…….

Câu 2. Đặt hai câu kể Ai làm gì? có sử dụng phép nhân hóa để nói về:

a] Đồ chơi của em.

b] Chiếc hộp bút của em.

Câu 3. Hãy viết bài mở rộng cho bài văn tả chiếc cặp sách của em.

Vui học

Kết quả

            Giờ Khoa học, thầy hỏi:

            – Ví dụ xe của chúng ta đang chạy với tốc độ lớn mà đột nhiên phanh gấp để dừng lại thì chúng ta sẽ thế nào?

            Một học sinh giơ tay:

            – Thưa thầy! Ta sẽ vào bệnh viện ạ!

            Cả lớp:

            – ?!?!

[Sưu tầm]

Em hãy kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe và trò chuyện theo các ý sau:

– Câu chuyện có điều gì gây cười?

– Vì sao bạn học sinh lại trả lời thầy giáo như vậy?

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Gợi ý:

Năng lực cao: khả năng, sức lực cao hơn so với người thường.

Lời giải:

“Tài” có nghĩa là “năng lực cao”

“Tài” không có nghĩa là “năng lực cao”

tài giỏi, tài ba, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử

tài liệu, tài chính, tài khoản, tài sản, trọng tài, đề tài, gia tài, tiền tài, tài nguyên.

Câu 2: Đặt hai câu kể Ai làm gì? có sử dụng phép nhân hoá để nói về:

Gợi ý:

– Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối hoặc hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn chỉ để gọi hoặc tả con người.

– Trong câu kể Ai làm gì?

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Lời giải:

a. Đồ chơi của em

-> Cô búp bê dạy trẻ con học.

b. Chiếc hộp bút của em

->  Bác hộp bút cất giữ biết bao bí mật be bé của em.

Câu 3: Hãy viết kết bài mở rộng cho bài văn tả chiếc cặp sách của em

Gợi ý:

Kết bài mở rộng: Mở rộng ra nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả.

Lời giải:

Chẳng biết từ bao giờ chiếc cặp sách đã trở thành người bạn thân thiết của mình nữa. Hằng ngày theo mình đến trường rồi lại theo mình về nhà. Nó giúp mình cất giữ biết bao tri thức quý giá, bao nhiêu kỉ niệm đáng nhớ. Mình sẽ giữ gìn cặp sách thật cẩn thận, để nó có thể ở bên cạnh mình lâu thật là lâu hơn nữa.

VUI HỌC:

Gợi ý:

Con hãy đọc thật kĩ câu chuyện để nắm được các ý chính và trả lời.

Lời giải:

– Câu chuyện có điều gì gây cười:

Câu chuyện gây cười ở câu trả lời của học sinh “Thưa thầy! Ta sẽ vào viện ạ!” khi mà thầy giáo hỏi bạn ấy rằng chuyện gì sẽ xảy ra khi đang đi nhanh mà đột nhiên phanh gấp. Lẽ ra trong phạm vi một tiết khoa học, bạn ấy chỉ cần trả lời thầy giáo rằng theo quán tính chúng ta sẽ lao về phía trước.

– Vì sao bạn học sinh lại trả lời thầy giáo như vậy?

Bạn học sinh trả lời thầy giáo như vậy là vì thông qua báo đài hoặc thực tế cuộc sống, bạn ấy biết có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra khi người ta đi với tốc độ quá nhanh rồi đột ngột dừng lại.

Sông Hồng

Sông Hồng chảy qua rất nhiều nơi, nhưng có lẽ nơi đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử mạnh mẽ nhất đó là đoạn chảy qua địa phận thành phố Hà Nội. Sông Hồng đã ghi dấu biết bao thăng trầm của lịch sử, và cũng đã góp phần làm cho Thủ đô thêm trù phú và thơ mộng hơn. Sông Hồng là tuyến đường thủy được xem là huyết mạch giữa Hà Nội và nhiều tỉnh khu vực phía Bắc. Càng xuôi dòng về phía Nam, sông Hồng càng mở rộng ra và chia thành nhiều nhánh. Mỗi cây cầu bắc qua sông Hồng cũng có một điểm nhấn của hiện tạ và quá khứ.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng là cây cầu nối bờ Bắc của Hà Nội với phía đông. Cây cầu này vừa hùng vĩ mà trông cũng mềm mại như một con rồng sắt khổng lồ. Ít ai để ý rằng đây là cây cầu duy nhất ở Thủ đô Hà Nội mà những phương tiện di chuyển theo hướng tay trái, do tập tục và kiến trúc mà người Pháp đã để lại. Một cây cầu cũng nổi tiếng không kém trên dòng sông Hồng đó chính là cây cầu Thăng Long. Cây cầu hai tầng này một thời được xem là niềm hãnh diện không chỉ của người dân Thủ đô mà còn của người dân cả nước.

[Theo Tản văn]

a] Sông Hồng có giá trị như thế nào đối với thành phố Hà Nội?

Hướng dẫn giải:

- Sông Hồng đã ghi dấu ấn biết bao thăng trầm của lịch sử, và đã cũng góp phần làm cho thủ đô thêm trù phú và thơ mộng hơn. Sông Hồng là tuyến đường thuỷ được xem là huyết mạch giữa thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh khu vực phía Bắc.

b] Cầu Long Biên được miêu tả như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng là cây cầu nối bờ Bắc của Hà Nội với phía đông. Cây cầu này nhìn vừa hùng vĩ mà cũng rất mềm mại trông như một con rồng sắt khổng lồ.

c] Ngoài cầu Long Biên, em còn biết có các cây cầu nào bắc qua sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội?

Hướng dẫn giải:

- Ngoài cầu Long Biên còn có nhiều cây cầu khác cũng bắc qua sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội đó là: Cầu Thanh Trì, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thăng Long, …

d] Cầu Long Biên có nét gì khác biệt so với các cây cầu khác?

Hướng dẫn giải:

- Điểm khác biệt ở cầu Long Biên so với các cây cầu khác đó là: Đây là cây cầu duy nhất nằm ở ở Thủ đô mà các phương tiện giao thông di chuyển theo hướng tay trái, do kiến trúc và tập tục mà người Pháp đã để lại.

Bài 2 [trang 6 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

a] Tìm các câu kể theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn. Tô màu vào số thứ tự của câu đó.

Hướng dẫn giải:

[1] Mỗi lần tôi về quê, bà lại làm bánh nếp cho tôi ăn. [2] Bánh bà làm rất ngon. [3] Bây giờ bà đã già và yếu, tôi không còn được ăn bánh bà làm nữa. [4] Hôm nay, làng tôi tổ chức lễ mừng thọ cho bà. [5] Tôi lại được về quê, về với người bà mà tôi yêu quý nhất.

b] Gạch chân dưới chủ ngữ của các câu kể Ai làm gì? mà em vừa tìm được.

Hướng dẫn giải:

[1] Mỗi lần tôi về quê, bà lại làm bánh nếp cho tôi ăn.

[4] Hôm nay, làng tôi tổ chức lễ mừng thọ cho bà.

[5] Tôi lại được về quê, về với người bà mà tôi yêu quý nhất.

Bài 3 [trang 6 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Đặt câu có những từ sau làm chủ ngữ:

Hướng dẫn giải:

a] Cô giáo em.

- Cô giáo em đang giảng bài say sưa trên bục giảng.

b] Những chú chim.

- Những chú chim đang hót líu lo trên cành na.

Bài 4 [trang 7 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Đặt 2 câu câu kể Ai làm gì? Có dùng phép nhân hóa để nói về:

Hướng dẫn giải:

a. Đồ chơi của em

- Chiếc ô tô điều khiển từ xa của em đang lượn những lòng xoay rất điêu luyện.

b. Chiếc hộp bút của em.

- Bạn hộp bút theo em đến trường và đã cất giữ biết bao bí mật nho nhỏ của em.

Bài 5 [trang 7 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Xếp những từ sau đây vào cột thích hợp trong bảng: tài trí, tài sản, trọng tài, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài giỏi, tài ba, tài liệu, tài chính, tài khoản, tài hoa, tài tử, tài nguyên, tài đức, đề tài, gia tài, tiền tài.

Hướng dẫn giải:

“Tài” có nghĩa là “năng lực cao” “Tài” không có nghĩa là “năng lực cao”
tài giỏi; tài ba; tài đức; tài trí; tài nghệ; nhân tài; thiên tài; tài hoa; tài tử tài liệu; tài chính; tài khoản; tài sản; trọng tài; đề tài; gia tài; tiền tài; tài nguyên

Bài 6 [trang 7 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Hãy viết kết bài mở rộng cho bài văn tả về chiếc cặp sách của em.

Hướng dẫn giải:

Chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn thân thiết của em. Cặp cùng em đến trường mỗi ngày, cùng em học bài và cùng trải qua những ngày vui buồn của thời học sinh mơ mộng. Em sẽ luôn giữ gìn chiếc cặp này thật cẩn thận để nó có thể luôn ở bên cạnh em.

Vui học [trang 8 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

Kết quả

Giờ Khoa học, thầy hỏi:

- Ví dụ xe của chúng ta đang chạy với tốc độ rất lớn mà đột nhiên phải phanh gấp để dừng lại thì chúng ta sẽ như thế nào?

Một học sinh giơ tay trả lời:

- Thưa thầy! Chúng ta sẽ vào bệnh viện ạ!

Cả lớp:

-? !? !

[Sưu tầm]

Em hãy kể câu chuyện trên cho người thân và bạn bè cùng nghe và trò chuyện theo những ý sau:

- Câu chuyện có điều gì gây cười?

Hướng dẫn giải:

Câu chuyện gây cười ở phần câu trả lời cuối của bạn học sinh. Đúng ra khi đang học tiết khoa học thì bạn học sinh phải trả lời câu hỏi liên quan đến khoa học như khi xe đang đi mà phanh gấp thì theo quán tính thì người chúng ta sẽ lao về phía trước.

- Tại sao bạn học sinh lại trả lời thầy giáo như vậy?

Hướng dẫn giải:

Vì thông qua thực tế cuộc sống hoặc báo đài, bạn ấy biết rằng có có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra, nạn nhân phải vào bệnh viện cấp cứu khi người ta đi với tốc độ quá nhanh và phải phanh đột ngột.

Bài trước: Tuần 18 trang 66, 67, 68, 69, 70 [trang 68 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1] Bài tiếp: Tuần 20 trang 8, 9 , 10, 11 [trang 10 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]

Video liên quan

Chủ Đề