Cuộc gặp gỡ của ca sĩ lai randy và mẹ là ai?

Cuộc hành trình đi tìm mẹ ruột của ca sĩ hải ngoại Randy vẫn chưa có hồi kết, tuy nhiên đã có nhiều thông tin sai sự thật nói rằng Randy đã tìm ra được mẹ của mình. Các nguồn tin vô căn cứ đã làm cho anh vô cùng bức xúc và tổn thương trầm trọng.

Chiều ngày 8.6, trong một cuộc gặp gỡ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới tại TP.HCM, ca sĩ hải ngoại Randy bày tỏ sự bức xúc của mình khi anh phát hiện ra có loạt thông tin sai lệch nói rằng mình đã tìm gặp được mẹ ruột. Ca sĩ Randy khẳng định những thông tin đó là hòan toàn là sai sự thật.

Trong sự bức xúc của mình ca sĩ hải ngoại Randy nói với chúng tôi: “Gần đây có một số thông tin trên mạng đăng một số tin nói rằng Randy đã tim thấy mẹ rồi, thật ra khi mà đọc những thông tin đó Randy cảm thấy rất là buồn và vô cùng bức xúc. Chẳng hạn có một số tin nói rằng “Randy đã tim được mẹ qua Ngôi sao Phương Nam” rồi có một cái tin nữa là “Cuộc tìm kiếm mẹ của ca sĩ Randy đã đến hồi kết và có rất nhiều bài báo viết theo chủ đề “Randy đã tìm được mẹ đẻ” và toàn thông tin có liên quan đến việc tôi đã tìm ra mẹ là hoàn toàn không chính xác. Đặc biệt tôi thật sự bức xúc và không hài lòng khi phát hiện ra một bài báo có tiêu đề “Randy căm thù lẫn buồn tủi khi gặp được mẹ”…. Khi tôi đọc đến những dòng chữ như thế thì cảm thấy rất tổn thương và bị xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của mình”.

Sau những bức xúc là sự buồn bã thể hiện trên gương mặt của Randy

Ca sĩ Randy liên tục bày tỏ thái đội bức xúc, anh nói: “Chính vì những thông tin vô cùng tai hại và sai sự đó đó hôm nay tôi chính thức lên tiếng và khẳng định rằng tôi vẫn chưa tìm ra được mẹ ruột. Nếu ai đọc những bài báo từ hôm này trở về trước có nói rằng tôi đã tìm ra được mẹ rồi là hoàn toàn vô căn cứ và không chính xác. Tôi mong mọi người hiểu được cảm xúc này. Tôi cũng mong những thông tin tương tự sẽ không còn xảy ra nữa, trừ khi những thông tin đó được chính tôi xác nhận”.

Ca sĩ Randy cho biết, dù bất cứ lý do gì, bất cứ hoàn cảnh nào anh cũng không hề có có ý nghĩ sẽ “căm thù” mẹ ruột của mình. “Nếu tôi căm thù hay hận mẹđã bỏ rơi tôi lúc còn bé thì tôi đã không cất công đi tìm mấy chục năm nay. Với tôi bất cứ một manh mối nào dù rất nhỏ tôi vẫn không bỏ qua cơ hội để tìm lại mẹ ruột”.

Video: Randy lên tiếng bác bỏ thông tin anh đã tìm được mẹ:

Randy kể rằng, sau khi thành danh ở Mỹ và trở về Việt Nam anh đã dành rất nhiều thời gian cho việc tìm lại người mẹ ruột của mình. Từ đó đến nay qua sự giúp đỡ của một số tổ chức cũng như cá nhân, anh đã có hàng trăm cuộc gặp gỡ trên mọi miền đất nước để tiếp xúc với những người phụ nữ mà có nhiều khả năng là mẹ ruột của mình. Sau khi sàng lọc những thông tin đáng tin cậy Randy đã qua 8 cuộc thử ADN với 8 người phụ nữ được cho là mẹ ruột của mình. Tuy nhiên tất cả những cuộc xét nghiệm ADN đều cho ra kết quả không như mong muốn. Không có ai trong số những người phụ nữ đã xét nghiệm ADN có trùng huyết thống với anh cả.

Gần đây nhất là vào tháng 5.2017, có một người phụ nữ quê ở Quảng Nam tìm gặp anh, trong linh cảm của mình anh thấy người này rất giống mẹ ruột của mình, Randy rất mừng và hi vọng sẽ kết thúc cuộc tìm kiếm tại đây. Tuy nhiên sau khi kiểm tra có một số thông tin, Randy nhận thấy có quá nhiều điểm không trùng khớp, điều này làm anh rất buồn và hụt hẫng. Phía người phụ nữ đi tìm con bị thất lạc, khi biết Randy không phải là con ruột của mình bà cũng tỏ ra rất đau buồn, Randy đã an ủi bà rất nhiều.

Randy luôn tâm niệm rằng tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng, có thể vì một lý do bất khả kháng nào đó mẹ anh đã bỏ rơi mình từ lúc nhỏ, tuy nhiên trong sâu thẳm từ trái tim của người mẹ và đưa con luôn có một một sợi dây vô tình ràng buộc không thể nào chia cắt được.

Tính đến thời điểm hiện tại, ca sỹ Randy có hàng trăm cuộc tìm kiếm và tiếp xúc với nhiều người phụ nữ trong đó có nhiều lần đi xét nghiệm ADN với những người được cho là mẹ ruột của anh, nhưng tất cả đều không có kết quả như mong muốn, không có ai trong số đó trùng huyết thống với anh.

“Những thông tin sai lệch nói rằng tôi đã tìm được mẹ không những làm tổn thương tinh thần của tôi còn ảnh hưởng rất lớn đến việc tôi tìm lại mẹ ruột của mình. Bởi vì khi đọc được những tin tức như vậy thì chắc chắn những bà mẹ đang nghĩ tôi con của sẽ không bao giờ tìm đến tôi nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội tìm lại mẹ ruột của tôi ngày càng nhỏ lại và đi vào ngõ cụt - Mọi hi vọng tìm được mẹ đang ngày càng nhỏ lại, tuy nhiên tôi không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào dù nhỏ nhất. Tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm” – Randy khẳng định.

Ca sĩ Randy có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn, theo giấy khai sinh tại cô nhi viện ghi anh sinh ngày 25.1.1971. Sau khi ra đời đúng một tháng anh được mẹ mang đến cô nhi viên Thánh Tâm tại Đà Nẵng. Có một chi tiết Randy chắc chắn rằng cái tên Trần Quốc Tuấn là do chính mẹ ruột anh đặt cho mình. Bởi vì theo quy định tại cô nhi viên Thánh Tâm, khi nhận trẻ mồ côi vào nuôi nhưng ai chưa được cha mẹ ruột đặt tên đều được cô nhi viện đặt cho tên lót là Bảo, riêng Randy thì trong khai sinh thì trong khai sinh được ghi là Trần Quốc Tuấn.

Randy lớn lên tại cô nhi viện Thánh Tâm Đà Nẵng đến 5 tuổi thì được một gia đình ở Cẩm Hà [Hội An] nhận làm con nuôi. Đến năm 1983 sang định cư tại Mỹ theo chính sách con lại của chính phủ Mỹ, sau đó anh nỗi danh tại trong cộng đồng người Việt tai đây trong vai trò ca sĩ.

Sau khi thành danh, năm 1990 Randy bắt đầu có chuyến trở về Việt Nam, từ đó đến nay, cứ mỗi lần về thăm hoặc biểu diễn tại quê hương là hình ảnh người mẹ trong tâm tưởng luôn hiện diện trong tim mình từng giây từng phút. Cho đến thời điểm hiện tại, dù mọi thứ gần như mờ mịt, nhưng hi vọng một lần thật sự gọi lên tiếng “mẹ ơi !” trong anh vẫn chưa bao giờ dừng lại trong suy nghĩ của anh.

Tiểu Vũ

Tuổi thơ đắng cay

Randy [tên thật là Trần Quốc Tuấn] là ca sĩ da màu duy nhất của Việt Nam hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại. Từ những năm 90, ca khúc “Nó” mà Randy thể hiện đã từng khiến hàng triệu người nghe nhạc phải khắc khoải, bởi đó là tiếng lòng của một đứa con luôn khát khao tình mẫu tử. 

Những lời ca: “Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ/ Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo…/ Nhiều lúc nó khóc trong mơ/ Mẹ ơi! Con yêu mong chờ/ Bao giờ cho đến bao giờ?” như đã vô tình vận vào cuộc đời anh bao nhiêu năm qua.

Randy kể rằng, anh về Việt Nam để bắt đầu hành trình tìm mẹ ruột từ năm 2007. Tính đến nay đã gần 15 năm ròng rã nhưng anh vẫn chưa tìm được mẹ của mình. Năm 2010, khi anh về lại cô nhi viện Thánh Tâm ở Đà Nẵng, anh mới biết mình tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 25/1/1971. Cái cảm xúc của một người đàn ông ngoại tứ tuần mới biết mình là ai đã khiến anh khóc “tu tu” như một đứa trẻ.

“Trong hồ sơ còn lưu tại cô nhi viện, Randy mới biết sau khi được một năm một tháng thì mình được đưa vào cô nhi viện Thánh Tâm. Và đến 15/11/1975 thì Randy được một người phụ nữ xin về làm con nuôi. Cho đến bây giờ, Randy vẫn không quên được cái cảm giác tìm ra thân phận của mình qua bao cơn nổi chìm của số phận”, Randy chia sẻ.

Ca sĩ Randy mang hai dòng máu Việt - Mỹ. 

Randy từng tâm sự, những tưởng rời khỏi cô nhi viện Thánh Tâm về sống với gia đình mẹ nuôi, anh sẽ được lan truyền hơi ấm tình thương và một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng số phận đã “trêu ngươi” khi 8 năm sống cùng người mẹ nuôi ở Cẩm Hà [tỉnh Quảng Nam], anh đã phải hằn in trên thân thể không biết bao nhiêu vết thẹo của những trận đòn roi và cả những vết thương lòng không bao giờ nguôi ám ảnh.

Bây giờ, vết thương lòng trong quá khứ đã mờ phai. Anh đã học được cách tha thứ để những kỷ niệm cũ không đè nặng tâm can trong cuộc sống đời thường. Nhưng mỗi khi ai đó vô tình gợi chuyện, anh vẫn không thể kiểm soát được cơn nhói lòng đầy tủi hờn và nặng trĩu mà mình từng đi qua trong thuở ấu thơ.

Năm 1983, người mẹ đã nuôi bán Randy cho một gia đình người Hoa ở Hội An [tỉnh Quảng Nam] với giá 3 cây vàng. Anh cứ nghĩ biến cố này sẽ giúp anh thoát khỏi “địa ngục trần gian” nhưng cuộc sống ở gia đình người Hoa của anh cũng chẳng khá hơn là mấy. 

Mãi sau này anh mới biết, hóa ra gia đình này mua anh về không phải để nhận làm con mà vì anh nằm trong diện “những đứa trẻ lai được trở về đất cha” nên nếu có anh, họ sẽ hợp thức hóa được hộ khẩu để có cơ hội qua Mỹ.

Đến năm 1990, Randy cùng gia đình người Hoa được giải thủ tục qua Mỹ. Lúc ra đi, anh nghĩ mình sẽ không bao giờ trở về nữa bởi nơi anh được sinh ra và lớn lên có nhiều kỷ niệm buồn.

“Lúc rời khỏi đó, Randy cảm thấy hân hoan lắm, không muốn trở về để đối diện với những nỗi đau ám ảnh trong quá khứ. Nhưng sau này, khi lớn lên, Randy đã suy nghĩ khác đi. Nghĩ rằng phải trở về mới tìm được mẹ nên bằng mọi giá Randy phải trở về”, Randy tâm sự.

Vẹn nguyên khát khao tìm mẹ

Nam ca sĩ cũng chia sẻ trong chương trình “Hát câu chuyện tình” rằng, trong suốt ngần đó năm khát khao tìm mẹ, anh đã mơ về mẹ không biết bao nhiêu lần. Những khát khao cháy bỏng tự đáy sâu tâm khảm đã khiến anh hình dung về mẹ với nhiều hình hài trong giấc mơ. Đó cũng là ngọn nguồn cảm hứng để anh đã viết những ca khúc về mẹ với lời lẽ thiết tha, nồng nàn, sâu lắng.

“Có một lần đang đi diễn ở bang Boston [Mỹ], Randy đã mơ mẹ mặc một bộ đồ trắng mắc màn cho Randy ngủ. Đó là giấc mơ đặc biệt nhất của Randy trong những ngày tháng chưa tìm thấy mẹ. Bởi giấc mơ đó khiến Randy cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và ngọt ngào chưa bao giờ có”, Randy nói.

Nam ca sĩ bảo rằng, sau giấc mơ ấy, bao nỗi nhớ mong và khao khát được tìm thấy mẹ lại trỗi dậy trong anh mãnh liệt. Vì lẽ đó mà trong các bài hát anh viết về mẹ luôn có những màn đối đáp giữa mẹ và con. Anh vừa hỏi mẹ nhưng cũng đóng vai mẹ để tự giải đáp những điều mình khắc khoải.

“Có lần Randy nghĩ, nếu mình tìm được mẹ, chắc lúc đó mẹ đã lớn tuổi rồi. Vì thế, Randy mới viết một bài hát “Xin lỗi mẹ”. Lời bài hát là nỗi thiết tha tự đáy sâu tâm khảm của một người con thiếu vắng tình mẫu tử: “Mẹ đừng rời xa bỏ con mẹ ơi/ Thiếu tình mẹ con biết sống sao đây/ Trời phủ mây bóng tối sẽ giăng đầy/ Và ngục tù đời cướp dần từng hơi thở/ Mồ côi mẹ rồi khổ có ai hay”.

Randy thú nhận, anh đã khóc rất nhiều trong quãng thời gian chưa tìm thấy mẹ. Có người thấy anh khóc nhiều đã hỏi vì sao anh không đi tìm cha để nghe cha kể về mẹ. Và biết đâu qua những lời kể của cha anh sẽ có manh mối để dễ tìm ra mẹ hơn. 

Nhưng Randy cho rằng, bản thân anh vẫn nhớ đến cha và vẫn có một vài sáng tác về cha. Chẳng hạn: “Cha ơi cha! Cha ở phương nào/ Sao không về quê mẹ tìm con?/ Tình phụ thân ai nỡ lòng chia sẻ/ Hỏi sao dòng đời lắm trái ngang…” hoặc “Cha ra đi xa khuất chân trời…/ Con giận đời ghét nghĩa mồ côi”. Tuy nhiên, tự trong sâu thẳm nỗi lòng, anh vẫn nhớ về mẹ nhiều hơn vì lẽ đó anh viết tới 9 ca khúc dành cho người mẹ của mình.

Randy bảo rằng, hơn chục lần về Việt Nam tìm mẹ, lần nào anh cũng tin là mình sẽ tìm ra mẹ. Nhưng sau nhiều lần thất bại, anh mới ngộ ra rằng, tất cả chỉ vì mình quá mong mỏi mà trái tim lại quặn lên nhiều hơn.

“Trong lần thứ 8, Randy đã sôi sục lên vì có một người phụ nữ gọi điện cho Randy. Cô thương Randy vô cùng. Nghe người đó kể, Randy thấy có nhiều điều khá trùng hợp với hoàn cảnh của mình nên đã rất sung sướng. Nghe tin cô từ miền Trung vào TP HCM để gặp Randy, Randy đã chạy từ quận 12 sang gặp cô. Khi gặp nhau, nghe cô tâm sự, trong lòng Randy dường như chắc nịch cô chính là mẹ mình. Tuy nhiên, sau khi thử AND thì kết quả lại không trùng huyết thống”, Randy tâm sự.

Mỗi lần về Việt Nam, tuy quỹ thời gian rất ít nhưng Randy cũng tranh thủ về thăm Quảng Nam và Đà Nẵng. Với Randy, có thể đâu đó trên một con đường, một góc phố nơi ngày xưa in dấu chân của mẹ, anh được gặp lại chính người mẹ ruột mà anh vẫn khát khao tìm được.

Mỗi khi trở về Việt Nam, Randy lại trải lòng mình qua các ca khúc buồn man mác. Tuy buồn như thế nhưng tiếng hát của anh luôn được đón nhận mọi lúc mọi nơi. Dù đó là không gian sang trọng của phòng trà hay dân dã đồng quê như khi anh theo đoàn đến với miền Tây, miền Trung và miền Bắc. Có lẽ những tình cảm đó phần nào an ủi những nỗi buồn trong trái tim của chàng ca sĩ mang hai dòng máu Việt - Mỹ này.

Năm 2007, Randy lần đầu về nước và sau đó anh được biết đến là “ca sĩ đi tìm mẹ” suốt nhiều năm qua. Và, với sự giúp đỡ của một số tổ chức cũng như cá nhân, anh đã có hàng trăm cuộc gặp gỡ trên mọi miền đất nước để tiếp xúc với những người phụ nữ có khả năng là mẹ ruột của mình nhưng tất cả đều không phải. Dù vậy, anh vẫn mong tìm lại mẹ ruột dù đó chỉ là hy vọng mong manh. 

Đình Phùng [biên soạn]

Theo Xa lộ pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề