Dâ u ca ch chư da i bao nhiêu

Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/7/2023, bao gồm:

  1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động [kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg]; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
  1. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
  1. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.
  1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

đ] Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương [được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg].

  1. Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
  1. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
  1. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
  1. Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01/01/1995.

Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g nêu trên nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995, sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng.

Mức tăng thêm từ 12,5% đến 20,8%

Theo Nghị định, từ ngày 01/7/2023, điều chỉnh như sau:

Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Từ ngày 01/7/2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8/2023. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/7/2023.

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh là việc cần làm nhưng nếu không đúng liều lượng và cách sử dụng dễ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để việc làm này mang lại hiệu quả tốt nhất cho con, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề trong nội dung dưới đây.

1. Công dụng của vitamin D3 với trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết thiếu D3

1.1. Công dụng của vitamin D3 với trẻ sơ sinh

Vitamin D3 đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh vì:

- Tốt cho hệ xương: với khả năng thúc đẩy hấp thu canxi ở ruột non, D3 hỗ trợ cải thiện cơ bắp và tăng cường mật độ xương. Không những thế, D3 còn hỗ trợ tăng protein tạo xương giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn.

- Cải thiện miễn dịch: bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng cách và đầy đủ còn giúp hệ miễn dịch được tăng cường để trẻ được bảo vệ trước nhiều bệnh lý đường hô hấp, dị ứng,...

- Chuyển hóa hợp chất vô cơ, nhất là canxi và photpho.

- Tái hấp thụ canxi trong thận, góp phần chính vào quá trình canxi hóa sụn.

Vitamin D3 cần cho sự phát triển hệ miễn dịch và hệ xương của trẻ

1.2. Nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3 sẽ có dấu hiệu ngủ giật mình, rụng tóc vành khăn, vã mồ hôi trộm. Điều này hoàn toàn không đúng. Với trẻ sơ sinh, giật mình là phản xạ bình thường do não bộ chưa phát triển hoàn thiện còn hai dấu hiệu còn lại thường là do trẻ quá nóng, chà xát và cựa quậy nhiều vào gối nên rụng tóc.

Về cơ bản, không có bất cứ dấu hiệu nào chẩn đoán được trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3, muốn biết chính xác thì cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để xét nghiệm.

2. Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh vào khi nào, liều lượng ra sao?

2.1. Thời điểm bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã có khuyến cáo về việc dùng vitamin D chung chứ không khuyến cáo riêng với vitamin D3. Cha mẹ khi bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có thể tham khảo khuyến cáo này: mọi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên cần ít nhất 400 IU/ ngày qua ăn uống và thực phẩm bổ sung.

Trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D3 từ ngay sau khi chào đời dù bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Việc làm này sẽ giúp trẻ có được nền tảng phát triển khỏe mạnh và sự chắc khỏe cho hệ cơ xương trong tương lai. Thời điểm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh tốt nhất là bữa sữa sáng vì D3 tan tốt trong sữa, giúp hấp thu dễ dàng và cũng tránh được tình trạng mẹ quên bổ sung cho con sau một ngày bận rộn.

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ sau khi trẻ chào đời đến hết 2 tuổi

Việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ cần kéo dài đến 2 tuổi. Thời gian sau đó, trẻ đã tham gia được nhiều các hoạt động ngoài trời hơn hay không có biểu hiện còi xương thì không cần bổ sung nữa.

2.2. Liều lượng bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ 0 - 1 tuổi thì liều lượng vitamin D giới hạn là 1.000 - 1.500 IU/ngày nhưng để an toàn thì tốt nhất nên cho trẻ dùng với liều 400 IU như đã được khuyến cáo.

Nếu bổ sung dư thừa vitamin cho trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

- Trẻ bị nôn trớ, bỏ bú.

- Bị tăng canxi huyết.

- Sỏi thận.

- Tổn thương tim mạch.

- Vôi hóa mạch máu.

- Không chịu chơi đùa, vận động, mệt mỏi.

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên cần dừng ngay việc bổ sung vitamin D3 để đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

3. Lưu ý khi chọn vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Để việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, cha mẹ cần lưu tâm một số vấn đề:

- Ưu tiên chọn loại vitamin D3 dạng nhỏ giọt

Đây là dạng bổ sung tiện lợi và dễ pha vào thức ăn hoặc nước uống của trẻ. Không những thế, dạng nhỏ giọt còn giúp cha mẹ dễ bổ sung đúng liều lượng để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu vi chất ở trẻ.

- Lựa chọn sản phẩm sản xuất từ thương hiệu uy tín và đã được cấp giấy kiểm nghiệm

Thị trường hiện có nhiều loại vitamin D3 được bán rộng rãi nên cha mẹ sẽ choáng ngợp và khó lựa chọn. Bằng cách tin vào những thương hiệu uy tín, mẹ có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn.

Cha mẹ nên tìm hiểu để mua sản phẩm vitamin D3 từ nhà sản xuất uy tín

- Chú ý đến hạn sử dụng

Khi mua bất cứ sản phẩm vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nào cha mẹ cũng cần đọc kỹ thông tin về hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm quá hạn dùng. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên mua sản phẩm bị sách, cũ, không rõ ràng về hạn dùng.

- Chọn mua sản phẩm không chứa chất tạo màu, không chất tạo ngọt và chất bảo quản

Do ở độ tuổi sơ sinh, cơ thể trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ và chưa hoàn thiện, nhất là gan và thận. Vì thế, dù bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh hay bất cứ sản phẩm gì cũng cần chọn sản phẩm có thành phần an toàn, nguồn gốc tự nhiên để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hoặc tổn thương cho gan và thận.

- Một số vấn đề khác:

+ Nếu sử dụng vitamin D3 theo đơn kê của bác sĩ cần thực hiện đúng hướng dẫn.

+ Dùng dụng cụ chuyên biệt để đong liều lượng vitamin D3 chính xác, không đong liều lượng bằng thìa dùng để ăn.

+ Nên bổ sung chỉ vào một thời điểm trong ngày và duy trì đều đặn để tránh tình trạng quên liều.

+ Vitamin D3 liều cao có thể được chỉ định đối với một số trẻ nhất định để tránh nguy cơ thiếu hụt nhưng cần có hướng dẫn của bác sĩ.

+ Nếu trẻ sơ sinh dùng sữa công thức hoàn toàn và sữa có lượng vitamin D3 đầy đủ thì trẻ có thể không cần bổ sung thêm.

Trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3 là tình trạng tương đối phổ biến một phần vì không phải mọi chuyên gia sức khỏe đều khuyên nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh một phần khác là vì cha mẹ chưa thấy được tầm quan trọng nên không bổ sung cho con.

Những công dụng mà vitamin D3 mang lại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ là không thể phủ nhận. Vì thế, cha mẹ hãy cố gắng chú ý chọn được sản phẩm uy tín và bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng liều lượng được khuyến cáo.

Chủ Đề