Đặc trưng chu trình kinh doanh bảo hiểm là một chu trình đảo ngược được hiểu như thế nào

Hoạt Động Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? Khái Niệm Và Đặc Điểm về kinh doanh bảo hiểm là gì? Để hiểu rõ hơn về những khái niệm kinh doanh bảo hiểm và đặc điểm hoạt động kinh doanh là gì? Ở bài viết này dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ tại Luận văn Panda, có chia sẻ rõ hơn về khái niệm, đặc điểm của việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, còn rất nhiều đề tài luận văn thạc sĩ về bảo hiểm xã hội. Nếu như các bạn có nhu cầu tham khảo thêm nhiều đề tài khác nữa, thì các bạn tham khảo tại đường link dưới đây nhé.

===>>> Kho Tài Liệu  Luận Văn Thạc Sĩ Về Bảo Hiểm Xã Hội

1. Khái quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.1 Sản phẩm bảo hiểm

Từ các góc độ khác nhau, có thể đưa ra các định nghĩa khác nhau về sản phẩm bảo hiểm. Tuy nhiên, xét trên góc độ quản trị kinh doanh bảo hiểm thì có thể định nghĩa một cách đơn giản: sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm bán. Các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là tiến hành kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm [tức bán sản phẩm bảo hiểm] để thu lợi nhuận.

Ngành bảo hiểm là một ngành dịch dịch vụ, do đó sản phẩm bảo hiểm cũng có các đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ như tính vô hình, tính không thể tách rời và không thể cất trữ được, tính không đồng nhất và tính không được bảo hộ bản quyền; Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm còn có các đặc điểm riêng đó là: Sản phẩm không mong đợi, sản phẩm của chu trình kinh doanh đảo ngược và sản phẩm có hiệu quả xê dịch. Chính vì có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng này nên sản phẩm bảo hiểm được xếp vào loại sản phẩm dịch vụ “đặc biệt”. Sản phẩm bảo hiểm có những đặc điểm nổi bật như sau:

1.2 Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm “không mong đợi”

Một trong những đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần tuý, mặc dù đã mua sản phẩm – nhưng khách hàng đều không mong muốn rủi ro xảy ra để được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại thậm chí là thiệt hại, do đó số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được. Đặc tính này cũng làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn.

Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm không thể triển khai kinh doanh bảo hiểm. Đơn giản là vì mặc dù các cá nhân, các tổ chức “không mong đợi” nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Do đó nếu biết chọn đúng thời điểm để tuyên truyền về bảo hiểm thì việc khai thác sản phẩm sẽ  vẫn thành công.

Xuất phát từ đặc điểm này nên sản phẩm bảo hiểm thường được xếp vào nhóm sản phẩm “được bán chứ không phải được mua”. Nói cách khác, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của “nhu cầu thụ động” – người tiêu dùng không chủ động tìm mua, mà chỉ mua sau khi có các nỗ lực marketing của người bán. Nhưng trong thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thiết lập các trang web và bán  bảo hiểm qua mạng. Điều này minh chứng rằng người tiêu dùng coi sản phẩm bảo hiểm là các sản phẩm thông thường do đó họ chủ động tìm kiếm để mua chứ không phải là các sản phẩm của nhu cầu thụ động nữa.

1.3 Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của “chu trình hạch toán đảo ngược”

Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm – giá cả của sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi phí có thể phát sinh trong tương lai như chi bồi thường [trả tiền bảo hiểm], chi hoa hồng, chi tái bảo hiểm…Trong đó, khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi bồi thường [trả tiền bảo hiểm]. Khoản chi này được xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và các ước tính tương lai về tần suất và qui mô tổn thất. Việc sử dụng số liệu thống kê trong quá khứ để xác định giá cả cho sản phẩm bảo hiểm trong tương lai đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằm giúp doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có thể phát sinh và thu được lợi nhuận hợp lý.

1.4 Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch”

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí của người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi trả. Do vậy, với việc thu phí trước, nếu không có hoặc có ít rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suất hoặc với qui mô lớn hơn dự kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ. Điều này có nghĩa là nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, hiệu quả kinh doanh có thể xác định được chính xác ngay tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, thì trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh khó có thể xác định được ngay tại thời điểm sản phẩm được bán.

Về phía khách hàng, hiệu quả từ việc mua sản phẩm cũng mang tính “xê dịch”

  • không xác định. Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia bảo hiểm cũng “được nhận” số tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm [trừ trường hợp mua các sản phẩm nhân thọ mang tính tiết kiệm]. Nói một cách khác, khách hàng chỉ thấy được “tác dụng” của sản phẩm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với họ [Nguyễn Văn Định, 2009, 79-80].

Ngoài ra, các bạn học viên đang gặp khó khăn trong việc làm bài luận văn thạc sĩ của mình, mà muốn tham khảo giá viết luận văn thạc sĩ, thì có thể tham khảo tại đây nhé.

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

2. Thị trường bảo hiểm là gì?

Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ. Theo thuật ngữ bảo hiểm, thị trường bảo hiểm là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm. Tham gia vào thị  trường bảo hiểm có người mua, tức là khách hàng; người bán và các tổ chức trung gian. Người mua – khách hàng là những cá nhân hay tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự trước pháp luật, tính mạng hoặc thân thể có thể gặp rủi ro cần bảo hiểm thì mua các dịch vụ [sản phẩm] bảo hiểm hoặc trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức trung gian. Người bán là các doanh nghiệp bảo hiểm. Trung gian bảo hiểm là cầu nối giữa người mua bảo hiểm với người bán bảo hiểm. Trung gian bảo hiểm gồm các công ty môi giới và đại lý bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm cũng như các loại thị trường khác, đều có những đặc trưng chung đó là:

2.1 Cung, cầu về các loại sản phẩm luôn biến động

Cung về bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện. Các doanh nghiệp bảo hiểm ngày một nhiều và luôn đưa ra thị trường những sản phẩm mới thích ứng với thị trường. Sản phẩm bảo hiểm ngày một nhiều và luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật của nền kinh tế, của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá…Điều đó chứng tỏ sản phẩm bảo hiểm không dừng lại ở con số ban đầu mà luôn được cải tiến, hoàn thiện và sang chế, phát minh ra cái mới.

Cầu về bảo hiểm của dân cư, của các tổ chức xã hội, của doanh nghiệp…cũng không ngừng tăng lên. Khi nền kinh tế phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo; đời sống vật chất và tinh thần của dân cư cũng được cải thiện…do đó, nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên. Chẳng hạn, những năm đầu thế kỷ XX, dịch vụ bảo hiểm tài sản chỉ có trên [dưới] mười sản phẩm nhưng cuối thế kỷ XX số sản phẩm bảo hiểm tài sản tăng lên trên 50 loại [chưa kể sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm con người].

Cung cầu về sản phẩm bảo hiểm phát triển song hành. Cầu tăng thì cung tăng và ngược lại. Ở đây, không có hiện tượng mất cân đối giữa cung và cầu, không có hiện tượng khủng hoảng thừa.

2.2 Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Giá cả bảo hiểm thực chất là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là số tiền mà người mua – khách hàng nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở thoả thuận giữa người mua và người bán về một dịch vụ bảo hiểm nào đó. Phí bảo hiểm được thoả thuận giữa người mua và người bán, cũng có thể xem đó là giá chấp nhận của thị trường về dịch vụ hay sản phẩm bảo hiểm. Phí bảo hiểm bao gồm phí thuần và phụ phí. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm [số tiền người mua chấp nhận với người bán – người bảo hiểm đưa ra] với tỷ lệ bảo hiểm.

Phí bảo hiểm luôn thay đổi theo thời gian. Bởi vì, mỗi thời gian có xác suất rủi ro khác nhau, mức độ thiệt hại khác nhau; điều kiện bảo hiểm cũng thay đổi theo nhận thức của con người…Mặt khác, những chính sách quản lý của Nhà nước như chính sách thuế, lãi suất, hợp tác và liên kết…cũng ảnh hưởng đến chi phí quản lý, đến chính sách đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Như vậy, phí bảo hiểm [giá bảo hiểm] phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài những yếu tố trên, phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào quy luật cung cầu của thị trường, quy luật cạnh tranh.

2.3 Cạnh tranh và liên kết diễn ra liên tục

Thị trường bảo hiểm cũng như các thị trường khác, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng, để thu nhiều lợi nhuận diễn ra liên tục, gay go, quyết liệt. Cạnh tranh diễn ra trên nhiều khía cạnh, thủ thuật. Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm là dễ bắt chước, không bảo hộ bản quyền nên các doanh nghiệp bảo hiểm “đổ xô” vào những sản phẩm được thị trường chấp nhận [ngoài việc tung vào thị trường những sản phẩm mới] bằng cách cải tiến để hoàn thiện sản phẩm đó hơn các doanh nghiệp khác, bằng cách tuyên truyền quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách hàng và đặc biệt giảm chi và tăng tỷ lệ hoa hồng để giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường…Thực tế sôi động đó đẫ được chứng minh khi thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tham gia.

Cùng với cạnh tranh là liên kết. Cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát triển. Liên kết thường diễn ra giữa các doanh nghiệp mới, còn yếu về tiềm lực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh; liên kết giữa các doanh nghiệp có thế mạnh để hoà hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau…Liên kết còn diễn ra giữa các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh cho doanh nghiệp nhỏ, để đảm bảo an toàn trong cạnh tranh và cũng để tăng thêm đồng minh cho doanh nghiệp lớn.

Liên kết còn là nhu cầu của thị trường bảo hiểm mới hình thành và phát triển trong điều kiện thị trường thế giới đã ổn định, có tiềm lực. Liên kết cũng là xu hướng của hội nhập và toàn cầu hoá [Nguyễn Văn Định, 2009, tr.29-32].

3. Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm

Mục tiêu của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng là lợi nhuận. Muốn vậy, phải tiêu thụ được sản phẩm của mình qua các kênh phân phối sản phẩm. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng nhiều loại kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm khác nhau.

Kênh phân phối là sự kết hợp hữu cơ giữa nhà sản xuất và những trung gian để tổ chức vận động hàng hoá hợp lý nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Trên thực tế mỗi kênh phân phối chỉ phù hợp với một số sản phẩm và thị trường mục tiêu nhất định. Việc lựa chọn kênh phân phối của doanh nghiệp bảo hiểm có mối quan hệ tương tác với thị trường mục tiêu và sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm chào bán. Lựa chọn kênh phân phối không phải là một lựa chọn mang tính nhất thời. Mục tiêu của kênh phân phối là giới thiệu và bán sản phẩm theo cách vừa đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp bảo hiểm vừa thích hợp với người tiêu dùng. Nếu có sự thay đổi các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài thì kênh phân phối cũng được thay đổi cho phù hợp. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường định kỳ điều chỉnh kênh phân phối để tăng tính cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả cao trong bán hàng.

Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên trong quá trình kinh doanh bảo hiểm. Việc sản phẩm bảo hiểm có đến được tay người tiêu dùng hay không, phụ thuộc phần lớn vào kênh phân phối. Với một kênh phân phối phù hợp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chủ động trong việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm tới tay người tiêu dùng. Kênh phân phối đồng bộ và hoàn chỉnh luôn là một yêu cầu mà các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải tự hoàn chỉnh.

Ngoài ra, kênh phân phối cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế và tính phí cho sản phẩm bảo hiểm cũng như cách thức khuyếch trương sản phẩm đó. Hơn nữa, cách thức bán hàng và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ nói chung cũng như sản phẩm bảo hiểm nói riêng có thể có những tác động rất lớn đến doanh thu bán hàng và cuối cùng là giá trị của thương hiệu. Vì vậy, kênh phân phối có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một sản phẩm bảo hiểm, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm trong một môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá.

Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm thường được chia thành 2 loại: Kênh trực tiếp và kênh gián tiếp:

  • Kênh trực tiếp là việc bán hàng thẳng từ doanh nghiệp bảo hiểm đến khách hàng bằng việc gặp gỡ trực tiếp, điện thoại, thư tín, mail và các phương tiện điện tử khác. Việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp là thích hợp khi khách hàng có sự am hiểu nhất định về sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt đối với các sản phẩm bảo hiểm mang tính đại trà và đã được triển khai từ trước.
  • Kênh gián tiếp là việc bán hàng thông qua một hoặc nhiều bên trung gian thứ ba như các công ty môi giới, đại lý bán buôn và bán lẻ. Nên sử dụng các kênh phân phối gián tiếp khi doanh nghiệp bảo hiểm chào bán nhiều loại sản phẩm bảo hiểm cùng lúc, hợp đồng bảo hiểm thường được thoả thuận chi tiết các điều khoản và không được in sẵn. Phân phối gián tiếp sẽ rất hiệu quả đối với những sản phẩm bảo hiểm mới được triển khai trên thị trường hoặc những sản phẩm bảo hiểm đặc biệt [Nguyễn Văn Định, 2009, 137-139].

4  Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, mọi hoạt động đều mang đặc trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm [chiến lược tổng quan hay chiến lược bộ phận] đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt mục tiêu đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tính đến những đặc điểm sau:

4.1 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vốn pháp định lớn

Nguồn vốn của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm vốn điều lệ, phí bảo hiểm thu được, lãi đầu tư…Trong đó, vốn điều lệ phải đảm bảo như mức vốn pháp định do luật quy định. Vốn pháp định lớn như vậy là do đặc thù kinh doanh bảo hiểm – kinh doanh rủi ro.

4.2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn phải có dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp. Bởi lẽ kinh doanh bảo hiểm có sự tích luỹ rủi ro, phí bảo hiểm thu được các doanh nghiệp bảo hiểm phải trích dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn và dự phòng toán học…Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

  • Dự phòng phí chưa được hưởng dùng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo.
  • Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa được giải quyết.
  • Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn. Cụ thể để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất lớn xẩy ra sau khi đã trừ hai loại dự phòng nghiệp vụ trên không đủ để trả tiền bồi thường thuộc phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

4.3 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn gắn kết với hoạt động đầu tư.

Hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động đầu tư vừa góp phần phát triển quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tăng quỹ phúc lợi, vừa tăng thu nhập cho người lao động, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Nguồn vốn đầu tư phát triển gồm có vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện, các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng, vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm [Nguyễn Văn Định, 2009, tr.59-62].

Video liên quan

Chủ Đề