Dẫn chứng như thế nào

Một bài nghị luận xã hội hay, ghi dấu ấn với người đọc phải là bài văn làm rõ được vấn đề nghị luận, truyền đạt được đầy đủ ý và cảm xúc của người viết. Để viết được bài văn hay đó thì người viết phải có nhiều yếu tố cần thiết. Trong một bài nghị luận xã hội, muốn làm sáng tỏ vấn đề cần phải có luận điểm rõ ràng. Trong mỗi luận điểm phải có hệ thống luận cứ để chứng minh cho luận điểm đó. Luận cứ bao gồm lý lẽ và dẫn chứng có quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu như chỉ có lý lẽ mà không có dẫn chứng thì bài viết không thể được hoàn thành một cách hoàn hảo. Vì vậy, đối với nghị luận xã hội, dẫn chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bài viết. Vậy ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu dẫn chứng có vai trò như thế nào và các phương pháp, kỹ năng chọn lọc dẫn chứng để đưa vào bài làm sao cho hiệu quả nhé!

Dẫn chứng như thế nào

Vai trò của dẫn chứng:
-Dẫn chứng là mắt xích quan trọng trong mạch lập luận, thể hiện khả năng tư duy của người làm bài.
-Dẫn chứng thể hiện vốn kiến thức sâu rộng, bộc lộ được lối viết văn của người viết.

Kỹ năng chọn dẫn chứng:
a) Dẫn chứng phải cụ thể, xác thực:
-”Nói có sách, mách có chứng” nên khi chọn dẫn chứng chứng minh cho quan điểm của cá nhân, cần phải chọn dẫn chứng gần gũi, thiết thực  với đời sống.


b) Lấy dẫn chứng cần phải đi kèm với sự phân tích:
-Tránh việc liệt kê hàng loạt các dẫn chứng nhưng không phân tích.
-Cần phải phân tích dẫn chứng mình lấy ra để người đọc biết được bạn nghĩ gì về sự vật, hện tượng cụ thể bạn đưa ra.
-Phân tích dẫn chứng phải xoay quanh và bám sát yêu cầu đề bài.


c) Dẫn chứng phải nổi bật, không lấy tràn lan:
-Lấy những dẫn chứng tiêu biểu, không lấy “càng nhiều càng tốt” vì như vậy sẽ không đọng lại trong lòng người đọc điều gì.
-Những dẫn chứng được lấy phải là dẫn chứng mang tính thời sự, được cập nhật thường xuyên, mới nhất, nóng hổi nhất.


d) Hạn chế mức tối đa lấy dẫn chứng văn học:
-Những tác phẩm văn học giàu giá trị nhận thức và thẩm mĩ, gíao dục nhưng không thích hợp để đưa vào bài nghị luận xã hội. Nó là sự minh chứng đơn điệu và không thuyết phục đối với một dạng đề liên quan đến cuộc sống hiện tại.

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7  – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.

Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.

Luận điểm là gì, luận cứ là gì, ví dụ trong Ngữ văn 7

Đối với văn nghị luận những luận điểm và luận cứ cực kỳ quan trọng, hãy cùng LoiGiaiHay tìm hiểu luận điểm là gì luận cứ là gì, giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? bài học này do tác giả biên soạn, sưu tầm tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Nội dung chính Show

  • Luận điểm là gì, luận cứ là gì, ví dụ trong Ngữ văn 7
  • Luận điểm luận cứ là gì?
  • Luận điểm là gì
  • Luận cứ là gì
  • Ví dụ luận điểm và luận cứ
  • Nghĩa của từ là gì, cho ví dụ Lớp 6
  • Quan hệ từ là gì, ví dụ kiến thức lớp 5, 6, 7
  • Từ đơn là gì, từ phức là gì? ví dụ và phân biệt
  • Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8
  • Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)
  • Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? cho ví dụ minh họa
  • Từ mượn là gì, ví dụ về từ mượn Lớp 6
  • Video liên quan

Luận điểm luận cứ là gì?

Luận điểm là gì

Khái niệm luận điểm

Luận điểm có thể hiểu đó là các tư tưởng, lập luận chính của các văn bản nghị luận hoặc vấn đề nghị luận đang được đề cập.

Một bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm, luận điểm sẽ giúp cho tác giả đạt được mục đích nghị luận.

Khi trình bày luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, có tính định hướng giúp người đọc/người nghe hiểu rõ vấn đề đang được đề cập.

Xác định luận điểm như thế nào?

Trước khi bắt đầu viết một chủ đề, người viết cần biết cách xác định các luận điểm. Một số cách xác định luận điểm thông thường như:

Dựa vào các dữ liệu có sẵn trong đề bài.

Dựa vào cách đặt các câu hỏi.

Dựa vào cách thức nghị luận.

Trình bày luận điểm

Có một số cách để trình bày luận điểm, ví dụ như:

Kể chuyện sau đó nêu ra luận điểm.

Trình bày bối cảnh sau đó xác định luận điểm.

Sử dụng theo phương pháp quy nạp.

Sử dụng phương pháp diễn dịch.

Xem thêm >>> Tham khảo luận điểm luận cứ là gì? Cách trình bày luận điểm luận cứ

Luận cứ là gì

Khái niệm luận cứ

Theo định nghĩa sách giáo khoa, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

Theo lý thuyết, luận cứ là cơ sở, nền tảng còn luận điểm có tính kết luận.

Các yêu cầu của luận cứ

Luận cứ cần phù hợp với yêu cầu của các luận điểm, có nghĩa là luận cứ phài hài hòa với nội dung của luận điểm.

Luận cứ cần có tính chính xác, khi nêu lên các luận cứ các biết rõ các thông tin đó có tính xác thực hay không? ví dụ như luận cứ về thời gian, số liệu, nhân vật có tính lịch sử

Luận cứ cần tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung nổi bật, đặc trưng để nêu. Ví dụ nhà thơ có nhiều tác phẩm văn học hãy chọn các tác phẩm giá trị, nổi bật nhất.

Luận cứ cần phải toàn diện, khi nêu lên luận cứ cần đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu đầy đủ, toàn diện cho luận điểm.

Luận chứng

Các bạn có thể hiểu thêm khái niệm luận chứng, luận chứng là những bằng chứng sử dụng trong văn bản nhằm lập luận.

Luận chứng có thể là bằng chứng về số liệu, giấy tờ, bằng chứng

Ví dụ luận điểm và luận cứ

Học sinh có thể lấy ví dụ về Tuyên ngon độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm ví dụ cho luận điểm và luận cứ, cụ thể:

Có thể thấy luận điểm chính là dòng đầu tiên khẳng định tội ác về kinh tế của thực dân Pháp. 4 luận cứ phía dưới càng làm rõ luận điểm đó là tội ác của chúng trên mọi phương diện.

Lời lẽ rõ ràng, mạnh mẽ, đanh thép của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm >>> Tham khảo luận điểm luận cứ là gì? Cách trình bày luận điểm luận cứ

Như vậy, chúng tôi vừa giúp các em học sinh hiểu rõ về luận điểm là gì luận cứ là gì? trong văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn 7 cả luận điểm và luận cứ cực kỳ quan trọng, học sinh cần phối hợp với nhau hài hòa, chặt chẽ giúp các vấn đề nghị luận có tính thuyết phục cao đối với người đọc/người nghe.

Thuật Ngữ -
  • Nghĩa của từ là gì, cho ví dụ Lớp 6

  • Quan hệ từ là gì, ví dụ kiến thức lớp 5, 6, 7

  • Từ đơn là gì, từ phức là gì? ví dụ và phân biệt

  • Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8

  • Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)

  • Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? cho ví dụ minh họa

  • Từ mượn là gì, ví dụ về từ mượn Lớp 6