Đánh giá đăng ký đại học trực tuyến

  • Giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Đại học

Thứ sáu, 19/8/2022, 16:18 [GMT+7]

Từ 21/8 đến 17h ngày 28/8, thí sinh nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến và theo thành ba đợt tùy từng tỉnh thành.

Theo kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thí sinh sẽ phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17h ngày 20/8 và thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 21/8 đến 17h ngày 28/8.

Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị hạ tầng kết nối và thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển vào đại học thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia với 15 kênh thanh toán trực tuyến chính của cả nước. [Xem danh sách kênh]

Để đảm bảo việc nộp lệ phí diễn ra an toàn, thông suốt, tránh lượng lớn truy cập đồng thời gây quá tải hệ thống, Bộ phân chia lịch mở hệ thống thanh toán theo tỉnh/thành [dựa trên phiếu đăng ký của thí sinh] như sau:

Thời gian Tỉnh, thành
Từ 21/8 đến
17h ngày 26/8
Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng.
Từ 22/8 đến
17h ngày 27/8
Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.
Từ 23/8 đến
17h ngày 28/8
Tỉnh, thành còn lại.

2022 là năm đầu tiên ngành giáo dục tổ chức thanh toán lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. Để đảm bảo mọi thí sinh thực hiện được giao dịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở chỉ đạo các trường THPT sẵn sàng hỗ trợ thí sinh trong các việc phổ biến, hướng dẫn cách thức nộp lệ phí xét tuyển trên hệ thống; nhắc nhở thí sinh chuẩn bị các điều kiện để tham gia thanh toán trực tuyến theo tài liệu hướng dẫn. Tài liệu này đã được đăng tải trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ.

*Xem tài liệu

Bộ cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chuẩn bị phương án sẵn sàng hỗ trợ thanh toán giúp thí sinh [trên giao diện phần mềm thanh toán của thí sinh] trong trường hợp các em không thể tự thực hiện, đặc biệt là các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 22/7 đến 12h ngày 19/8, có gần 598.000 trong tổng số 941.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng số nguyện vọng là gần 2,9 triệu. Số lượng nguyện vọng trung bình một học sinh đăng ký là 4,82.

Để tránh các rủi ro về kỹ thuật, Bộ nhắc nhở thí sinh không để sát thời gian hết hạn mới đăng ký nguyện vọng. Tương tự, thí sinh cũng không nên nộp lệ phí xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến ngay trước hạn cuối.

Từ ngày 21.8, thí sinh bắt đầu nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến trên 15 kênh khác nhau.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển các phương thức tuyển sinh sớm vào ĐH năm nay

Đ.N.T.

Chỉ nộp lệ phí xét tuyển phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến 17 giờ hôm nay [20.8] thí sinh hoàn thành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học [ĐH] đợt 1 năm nay. Tiếp theo đó, từ ngày 21.8 đến 17 giờ ngày 28.8, thí sinh thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến.

Trong khoảng thời gian này, thí sinh thực hiện xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo số lượng nguyện vọng đã đăng ký.

Đây là lần đầu tiên ngành giáo dục tổ chức thanh toán lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. Bộ GD-ĐT có thông báo hướng dẫn cụ thể về việc thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển vào ĐH thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia với 15 kênh thanh toán trực tuyến chính.

Lệ phí đăng ký xét tuyển năm nay là 20.000 đồng/nguyện vọng và chỉ áp dụng với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Các nguyện vọng đăng ký theo phương thức xét tuyển khác, thí sinh thực hiện theo quy định của trường ĐH.

Lựa chọn 1 trong 15 kênh thanh toán

Thí sinh được lựa chọn 1 trong 15 kênh thanh toán khác nhau được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia để đóng lệ phí xét tuyển, cụ thể như sau:

Trong đó, các kênh ngân hàng gồm: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB, VPBank. Những tổ chức trung gian thanh toán gồm: các ngân hàng khác qua VNPT Money, ngân lượng, KeyPay, Payoo, Napas. Còn các ví điện tử là VNPT Money, Momo, Viettel Money. Kênh thanh toán di động thì có VNPT Mobile Money.

\n

Thí sinh chỉ thực hiện việc nộp lệ phí trên hệ thống xét tuyển, không thực hiện trên bất kỳ kênh thanh toán nào khác [trường hợp phát sinh kênh thanh toán khác Bộ GD-ĐT sẽ có thông báo trên hệ thống xét tuyển và các phương tiện thông tin đại chúng].

Các bước thanh toán cụ thể

Bộ GD-ĐT đã công bố tài liệu hướng dẫn thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học theo từng kênh khác nhau. Chẳng hạn, các bước thanh toán thông qua Vietcombank cụ thể như sau:

Tài liệu hướng dẫn của Bộ GD-ĐT cũng lưu ý: “Trong trường hợp thí sinh không nhìn thấy nút “Thanh toán” tại giao diện đăng ký nguyện vọng xét tuyển có nghĩa là thời điểm đó không thuộc khoảng thời gian nộp lệ phí thanh toán hoặc đang được tạm ẩn đi nhằm chống nghẽn hệ thống thanh toán. Quá trình thanh toán trực tuyến phụ thuộc việc kết nối nhiều hệ thống khác nhau vì vậy thí sinh có thể gặp tình huống tắc nghẽn hệ thống. Trong trường hợp đó, thí sinh không nên cố gắng truy cập lại ngay, chờ khoảng 30 phút sau thực hiện lại”.

Tin liên quan

  • Bộ GD-ĐT mở hệ thống thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến theo địa phương
  • Đăng ký xét tuyển chỉ được xem là hoàn thành sau khi thí sinh nộp lệ phí
  • Gần 50% thí sinh chưa đăng ký: Những ‘cảnh báo’ để tránh mất cơ hội xét tuyển

Chủ Đề