Giải vở bài tập sinh học lớp 6 bài 29

Vân Anh Ngày: 24-04-2022 Lớp 9

107

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người trang 65, 66 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Sinh học 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 65 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy quan sát hình 29.1 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a] Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và của người bình thường?

b] Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?

Trả lời:

a] Bệnh nhân Đao [2n+1= 46+1] có 3 NST ở cặp NST số 21, người bình thường [2n=46] có 2 NST ở cặp NST số 21

b] Bệnh nhân Đao có đặc điểm: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn,…

Bài tập 2 trang 65 Vở bài tập Sinh học 9: Quan sát hình 29.2 SGK và trả lời câu hỏi sau:

a] Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và của người bình thường?

b] Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tớcnơ qua những đặc điểm nào?

Trả lời:

a] Bệnh nhân Tớcnơ [2n-1= 46-1] có 1 NST giới tính X, người bình thường [2n=46] có 2 NST X ở cặp NST giới tính.

b] Bệnh nhân Tớcnơ có đặc điểm: bề ngoài có kiểu hình là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập trang 65,66 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các ……………… nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người ta có thể ………………… các bệnh nhân Đao, Tớcnơ qua hình thái. Các ……………… bẩm sinh như: mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người. Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân ……………… trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.

Trả lời:

Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân Đao, Tớcnơ qua hình thái. Các dị tật bẩm sinh như: mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người. Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 66 Vở bài tập Sinh học 9: Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người?

Trả lời:

Đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh là do đột biến gen lặn gây ra, chúng biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp lặn; tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra, chúng biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp trội hoặc dị hợp.

Bài tập 2 trang 66 Vở bài tập Sinh học 9: Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?

Trả lời:

Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người: các chất độc hóa học [vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…], ô nhiễm môi trường, kết hôn gần, …

Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh:

    + Đấu tranh chống sản xuất vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân

    + Bảo vệ môi trường, đấu tranh chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường

    + Hạn chế kết hôn gần, người phụ nữ đã mang tật không nên sinh con.

    + Sử dụng an toàn thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. thuốc chữa bệnh

Bài tập 3 trang 66 Vở bài tập Sinh học 9: Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và bộ NST của người bình thường là [chọn phương án đúng].

A. nhiều hơn 1 cặp NST

B. ít hơn 1 cặp NST

C. bằng nhau về số lượng NST nhưng khác nhau về cấu trúc NST

D. ít hơn 1 NST giới tính X

E. nhiều hơn 1 NST giới tính X

Phương pháp giải:

Bộ NST của bện nhân Tớcnơ là: 0X

Trả lời:

Chọn đáp án D. ít hơn 1 NST giới tính X.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Sách Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Danh sách các nội dung

  • Bài 1: Menđen và Di truyền học
  • Bài 2: Lai một cặp tính trạng
  • Bài 3: Lai một cặp tính trạng [tiếp theo]
  • Bài 4: Lai hai cặp tính trạng
  • Bài 5: Lai hai cặp tính trạng [tiếp theo]
  • Bài 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
  • Bài 7: Bài tập chương I
  • Bài 8: Nhiễm sắc thể
  • Bài 9: Nguyên phân
  • Bài 10: Giảm phân
  • Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
  • Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
  • Bài 13: Di truyền liên kết
  • Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể
  • Bài 15: ADN
  • Bài 16: ADN và bản chất của gen
  • Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
  • Bài 18: Prôtêin
  • Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
  • Bài 20: Thực hành : Quan sát và lắp mô hình ADN
  • Bài 21: Đột biến gen
  • Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể [tiếp theo]
  • Bài 25: Thường biến
  • Bài 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biến
  • Bài 27: Thực hành : Quan sát thường biến
  • Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
  • Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
  • Bài 30: Di truyền học với con người
  • Bài 31: Công nghệ tế bào
  • Bài 32: Công nghệ gen
  • Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
  • Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
  • Bài 35: Ưu thế lai
  • Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
  • Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
  • Bài 38: Thực hành : Tập dượt thao tác giao phấn
  • Bài 39: Thực hành : Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
  • Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị
  • Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
  • Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
  • Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
  • Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
  • Bài 45-46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
  • Bài 47: Quần thể sinh vật
  • Bài 48: Quần thể người
  • Bài 49: Quần thể xã sinh vật
  • Bài 50: Hệ sinh thái
  • Bài 51-52: Thực hành : Hệ sinh thái
  • Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
  • Bài 54: Ô nhiễm môi trường
  • Bài 55: Ô nhiễm môi trường [tiếp theo]
  • Bài 56-57: Thực hành : Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
  • Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
  • Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
  • Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
  • Bài 61: Luật bảo vệ môi trường
  • Bài 62: Thực hành : Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
  • Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
  • Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp
  • Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp [tiếp theo]
  • Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp [tiếp theo]

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Lời Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Virus bộ sách Kết nối tri thức chi tiết được biên soạn bám sát sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sẽ giúp các bạn làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6 dễ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề