Đánh giá đường sắt cát linh năm 2024

Nhưng trong báo cáo hoàn thành thi công dự án gửi tới Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng mới đây, Bộ Giao thông vận tải cho rằng 16 cảnh báo của tư vấn ACT xuất phát từ những khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trong đầu tư, khai thác, vận hành hệ thống metro giữa châu Âu và Trung Quốc.

Đơn vị tư vấn đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông [tư vấn ACT] cho rằng dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành hệ thống metro của châu Âu.

Theo tư vấn ACT, hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông không bảo đảm an toàn hệ thống điện kéo, hệ thống phanh điện; hệ thống chưa sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp trong khai thác, khi thử nghiệm 10 quy trình khẩn cấp của hệ thống có 8 quy trình thất bại. Tổng thầu EPC - Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc không cung cấp đủ tài liệu liên quan tới an toàn vận hành hệ thống; hệ thống an toàn cháy nổ nhà ga trên tuyến không bảo đảm; an toàn hệ thống cầu cạn cũng chưa bảo đảm.

Qua đánh giá 76 mối nguy hiểm, 31 chức năng an toàn, quản lý rủi ro và 10 tình huống xử lý khẩn cấp của hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tư vấn ACT đã đưa ra 16 khuyến cáo về nguy cơ mất an toàn trong vận hành thương mại tuyến đường sắt này.

ACT nhấn mạnh nếu vận hành hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, chủ đầu tư [Bộ Giao thông vận tải/Ban Quản lý dự án đường sắt] phải chấp nhận các rủi ro và hệ quả tương ứng.

Tuy nhiên, theo giải thích của Bộ Giao thông vận tải, 13 đoàn tàu của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, cấp chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Mỗi đoàn tàu trong thời gian vận hành thử đã chạy hơn 1.500km, bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã cấp chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy cho hệ thống; TUV cấp chứng nhận chất lượng an toàn cho hệ thống phanh điện, điện kéo; tổng thầu EPC Trung Quốc và nhà sản xuất đoàn tàu BSR đã cam kết chất lượng và an toàn kỹ thuật cho các đoàn tàu; Metro Hà Nội đã thuê tư vấn Trung Quốc hỗ trợ 1 năm vận hành hệ thống quản lý an toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Bộ Giao thông vận tải cũng thừa nhận tư vấn ACT đã đánh giá dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo tiêu chuẩn châu Âu trong khi dự án được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn Trung Quốc, nên có nhiều tiêu chuẩn không bảo đảm.

Chẳng hạn, tiêu chuẩn Trung Quốc chỉ yêu cầu đánh giá và cấp chứng nhận an toàn tín hiệu, không yêu cầu đánh giá an toàn hệ thống điện kéo, phanh điện, trong khi tiêu chuẩn châu Âu phải đánh giá an toàn cả 3 hệ thống.

Thời gian qua, để vận hành hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Công ty Metro Hà Nội cũng cử hàng loạt cán bộ, chuyên gia sang Công ty Metro Bắc Kinh, Metro Thâm Quyến để đào tạo kỹ năng vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn Trung Quốc.

Trong thời gian qua, khi vận hành thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Metro Hà Nội đã tổ chức diễn tập 63 quy trình xử lý tình huống khẩn cấp dưới sự hỗ trợ của chuyên gia Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số khuyến cáo của tư vấn ACT cũng được các bên liên quan khắc phục.

Liên quan đến 16 cảnh báo của Tư vấn ACT [Pháp] tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhiều ý kiến cho rằng, tại sao dự án sử dụng tiêu chuẩn Trung Quốc nhưng tư vấn lại đánh giá theo tiêu chuẩn Châu Âu và các cảnh báo mất an toàn sẽ xử lý ra sao cũng như ai chịu trách nhiệm nếu trong quá trình vận hành dự án xảy ra rủi ro.

Đoàn tàu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Đ.T

Vì sao có vênh nhau về tiêu chuẩn?

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải [Bộ GTVT], dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được Tư vấn ACT cấp chứng nhận an toàn hệ thống vào ngày 29.4.2021.

Tuy nhiên, Tư vấn ACT cũng chỉ ra 16 khuyến cáo chưa đạt tiêu chuẩn Châu Âu theo các nhóm gồm: Dự án không bảo đảm an toàn hệ thống điện kéo, hệ thống phanh điện; nhân sự chưa sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp trong khai thác; Tổng thầu EPC Trung Quốc không cung cấp đủ tài liệu liên quan tới an toàn vận hành hệ thống; hệ thống an toàn cháy nổ nhà ga trên tuyến không bảo đảm; an toàn hệ thống cầu cạn cũng chưa bảo đảm.

Giải thích về vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng, ngay từ đầu ký hợp đồng dự án, các quy định xây dựng đường sắt và quy chuẩn của Trung Quốc không có đánh giá an toàn hệ thống. Tuy nhiên, đến 2017 khi công trình xây dựng xong và lắp đặt thiết bị để chuẩn bị cho giai đoạn khai thác, Luật Đường sắt được ban hành và có quy định đánh giá an toàn, đặc biệt đây lại là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam.

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tại thời điểm đó, để đánh giá an toàn dự án, Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên phải thuê tư vấn là bên thứ 3 để đánh giá độc lập, khách quan, minh bạch. Sau đó, đã tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn tư vấn đánh giá an toàn và lựa chọn Tư vấn ACT trúng thầu.

Từ đây dẫn đến sự "lệch pha" khi dự án thực hiện phần lớn theo tiêu chuẩn của Trung Quốc bao gồm từ thiết kế, thi công, nghiệm thu tới vận hành khai thác. Trong khi đó, Tư vấn ACT lại đánh giá theo tiêu chuẩn Châu Âu nên mới xảy ra sự “lệch pha” giữa tiêu chuẩn. Ngoài ra, dự án được phê duyệt thiết kế từ năm 2010-2011, trong khi một số nội dung được Tư vấn ACT đánh giá theo công nghệ hiện nay.

Cụ thể, tiêu chuẩn tàu điện đô thị của Trung Quốc chỉ yêu cầu đánh giá và cấp chứng nhận an toàn với hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu, không đánh giá và cấp chứng nhận an toàn cho các hạng mục hệ thống điện kéo, phanh điện của đoàn tàu và các hệ thống còn lại của dự án. Trong khi đó, tiêu chuẩn Châu Âu lại yêu cầu đánh giá.

Một số chuyên gia giao thông cho rằng, thực tế đối với tiêu chuẩn thiết kế xây dựng đường sắt đô thị tại các nước Châu Á nói chung trong đó có Trung Quốc đều không có quy định phải đánh giá an toàn hệ thống.

Thông lệ chung, các nước sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu từng phần như xây lắp, thiết bị... bảo đảm đúng khối lượng và các tiêu chuẩn thiết kế. Sau đó, cho vận hành thử từ 6 đến 9 tháng, khi thấy không có trục trặc hoặc vấn đề nghiêm trọng xảy ra, sẽ quyết định đưa vào vận hành khai thác thương mại.

Theo đó, bản chất của việc đánh giá an toàn hệ thống là phát hiện và đưa ra những khuyến cáo phòng ngừa rủi ro khi vận hành khai thác. Đây thực chất là một công việc để tạo dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác quản lý rủi ro hoặc hệ thống quản lý an toàn.

Khi những khuyến cáo được đưa ra, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, nhà khai thác công trình, thiết bị nếu giải quyết được ngay hoặc có giải trình, giải pháp khắc phục trước mắt, lâu dài thì cũng được xem xét để triển khai. Những khuyến cáo đó vẫn được đơn vị Tư vấn ACT đánh giá bảo lưu và nêu vào chứng chỉ.

Nghiệm thu xong sẽ đưa vào khai thác

Theo đại diện Công ty Metro Hà Nội, hiện 13 đoàn tàu đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện.

Các đoàn tàu đã vận hành thử hơn 15.000km đảm bảo an toàn. Dự án cũng đã được cấp chứng nhận của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, kết quả đánh giá an toàn bước 2 về hệ thống tín hiệu.

Với 16 khuyến cáo của ACT, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết đó là những khuyến nghị mang tính phòng ngừa rủi ro trong quá trình vận hành, khai thác. Khi Tư vấn ACT vào đánh giá đã đưa các tiêu chí đang hiện hành không phù hợp với thiết kế ban đầu của dự án như ke ga, cảnh báo cháy tự động qua cửa thông gió, cảnh báo lái tàu ngủ gật… và cả những cảnh báo dành cho tàu điện ngầm, trong khi đó có cả cảnh báo cháy ở dưới ngầm dẫn đến các mâu thuẫn về tiêu chí và từ đây dẫn đến các hoài nghi.

Cùng đó một số cảnh báo rủi ro được nêu ra là thiếu hồ sơ chứ không phải là rủi ro về an toàn của dự án. Để giải quyết vấn đề này Cát Linh - Hà Đông sẽ bố trí thêm nguồn nhân lực lại các ke ga để hỗ trợ và cảnh báo người dân. Cùng đó, với thiết bị chống ngủ gật, hiện chúng ta đã có quy định lái tàu chỉ được phép làm việc 4 giờ liên tục, cùng đó bổ sung thêm nhân viên giám sát.

Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, từ tháng 1.2021 đến tháng 3.2021, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã khắc phục và hoàn thành sửa chữa theo các khuyến nghị mà Tư vấn ACT đưa ra.

Công ty Metro Hà Nội [đơn vị vận hành khai thác dự án] cũng đã hoàn thiện lại 64 quy trình xử lý tình huống khẩn cấp, đã diễn tập ngoài hiện trường, bổ sung các biển chỉ dẫn cho người khuyết tật... đồng thời thuê tư vấn nước ngoài để hỗ trợ vận hành và hoàn thiện hệ thống trong một năm.

Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng đã hoàn thiện các khuyến nghị thuộc trách nhiệm của Công ty Metro Hà Nội.

Từ cuối tháng 4.2021, Ban Quản lý dự án Đường sắt [Bộ GTVT] và Công ty Metro Hà Nội đã hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ tài liệu, hoàn thành công tác kiểm đếm tài sản dự án tại hiện trường.

Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP.Hà Nội đã phối hợp thực hiện việc tiếp nhận dự án và hoàn thiện các giải pháp xử lý đối với những khuyến cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tư vấn ACT.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước hiện đang tiến hành kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, kinh nghiệm quốc tế và đánh giá một cách thận trọng, kỹ lưỡng cũng như toàn diện nhất trước khi thống nhất kết quả đánh giá cuối cùng, sau đó mới chính thức bàn giao dự án cho Hà Nội để vận hành thương mại.

Dự án được thực hiện đảm bảo đúng quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế được duyệt, nội dung hợp đồng dự án và đáp ứng các chỉ tiêu vận hành theo tiêu chuẩn dự án.

Phía Tư vấn ACT cũng đã cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án và hồ sơ nghiệm thu dự án cũng đã được Bộ Giao thông Vận tải gửi Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng từ cuối tháng 4.2021.

Chủ Đề