Đánh giá hình ảnh học sinh đi học

Hà Nội - Chỉ 2 tháng nữa là kết thúc năm học, nhưng nhiều học sinh tiểu học ở Hà Nội vẫn chưa được đến trường. Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ cần được học trực tiếp để được phát triển toàn diện về thể chất và tâm sinh lí. 

Học sinh tiểu học tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã được đến trường học trực tiếp. Ảnh: Tường Vân

Đợi chờ đến bao giờ?

Bao giờ trẻ tiểu học tại Hà Nội được đến trường học trực tiếp? Đấy là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiểu học bởi chỉ còn vài tháng nữa là năm học kết thúc nhưng cô trò chưa 1 ngày gặp mặt, chỉ có thể nhìn nhau qua màn hình nhỏ.

Chị Lê Quỳnh Liên [huyện Đông Anh, Hà Nội] kể rằng, thời điểm đầu tháng 2, Hà Nội cho phép học sinh lớp 1-6 tại ngoại thành đi học trực tiếp trở lại, con gái học lớp 2 của chị vui mừng ra mặt.

Dù thời gian đến trường chưa được nhiều, nhưng con đã nhanh chóng làm quen bạn bè, thầy cô. Chị Liên kể, trong suốt thời gian con đến lớp, liên tục xuất hiện các ca lây nhiễm trong lớp học nhưng gia đình chị không quá lo lắng, chủ yếu trang bị đồ dùng cá nhân và dặn con không được tháo khẩu trang trong lớp, xịt khuẩn tay,...

“Nếu được lựa chọn, tôi sẽ cho con đi học trực tiếp vì thực tế, dù học online ở nhà, các cháu vẫn chơi đùa cùng bạn bè trong xóm, đi chơi cùng bố mẹ,… Chưa kể những trường hợp trẻ em mắc COVID-19 đều có triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh sau vài ngày. Cấm các cháu đến trường là quá thiệt thòi cho các cháu” – chị Liên nói.

Cùng quan điểm với chị Liên, chị Nguyễn Thanh Xuân [quận Cầu Giấy, Hà Nội] cho biết, trước đây, chị phản đối kịch liệt việc cho học sinh đi học trực tiếp khi các con chưa được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, sau thời gian ở nhà, 2 con nhỏ nhà chị Xuân đều đã trở thành F0 do nguồn lây từ gia đình.

Hà Nội từng cho phép học sinh tiểu học tại 18 huyện, thị xã đến trường học trực tiếp hồi đầu tháng 2. Ảnh: Vân Trang

“Ở nhà hay đến trường, các con đều có nguy cơ lây nhiễm. Riêng lớp con tôi có đến 70% học sinh đã trở thành F0. Đa số các cháu đều có triệu chứng nhẹ. Vậy nên, hiện tại tôi ủng hộ việc đi học để các con được gặp bạn bè, thầy cô dù năm học không còn nhiều. Đây cũng là nguyện vọng chung của đa số phụ huynh trong lớp học” – chị Xuân chia sẻ.

Kiên quyết đợi con tiêm vaccine COVID-19

Liên tục theo dõi tình hình dịch bệnh của Hà Nội, gia đình anh Nguyễn Đức Nghĩa [quận Long Biên, Hà Nội] vẫn không thể yên tâm cho con đến trường dù số ca nhiễm trong cộng đồng có xu hướng giảm mạnh những ngày qua. Lí giải điều này, anh Nghĩa nói, học sinh tiểu học hiện chưa được tiêm vaccine COVID-19 nên không thể đảm bảo an toàn khi đến trường học trực tiếp.

“Dịch còn phức tạp mà các con chưa được tiêm phòng. Độ tuổi tiểu học các con hiếu động, lại không tự ý thức được phòng, chống dịch bệnh nên đi học trở lại nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Có thể triệu chứng nhẹ nhưng biến chứng sau mắc còn nguy hiểm hơn.Tại sao cố cho các con đi học trực tiếp trong khi cả năm các cháu đã học online, nay chỉ còn 2 tháng là kết thúc năm học. Nếu đem dịch về thì bố mẹ nghỉ làm chăm con, lây sang cả gia đình. Điều này sẽ làm đảo lộn cuộc sống của cả gia đình. Vậy nên, tôi cho rằng, cần đợi cho đến khi học sinh tiêm đủ vaccine COVID-19, ít nhất là 2 mũi mới có thể mở cửa trường học” – anh Nghĩa phân tích.

Chứng kiến con gái lớn học lớp 7 vừa đi học trực tiếp trở lại 1 tuần đã trở thành F0, chị Nguyễn Thu Hương [Hoàn Kiếm, Hà Nội] tỏ ra e ngại khi được hỏi về việc trở lại trường của con út học lớp 2.

Theo chị Hương, các cháu đã học online gần cả năm học thì tiếp tục học online đến hết học kỳ cũng không quá ảnh hưởng. Đi học trong thời buổi bùng phát những ca F0 như thế này quá nguy hiểm khi các cháu còn chưa được tiêm phòng.

“Không cần nói đâu xa, con đầu nhà tôi vừa đi học trở thành F0, việc học liên tục bị gián đoạn, chuyển đổi từ online sang offline khiến các cháu không thể ổn định tâm lí học tập. Với độ tuổi nhỏ hơn, sẽ càng khó khăn hơn khi đi học trở lại trong bối cảnh dịch bệnh chưa được kiểm soát như hiện nay” – chị Hương bày tỏ sự lo lắng.

Trong khi chị Hương sốt ruột với việc học hành thì bé Thảo Anh – con gái út của chị lại vô cùng háo hức khi nhìn chị gái cắp sách đến trường mỗi ngày.

“Con thích được đi học để gặp thầy cô, gặp bạn, con chán học online rồi” – Thảo Anh buồn bã nói.

Trái với nguyện vọng của con, chị Hương vẫn tỏ ra kiên định với suy nghĩ của mình: “Tôi chỉ cho con đi học trực tiếp khi cháu được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Việc học có thể chậm lại 1 năm nhưng sự an toàn của con là trên hết”.

Văn bản hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các địa phương hôm 26/3 nêu rõ các Sở Giáo dục và Đào tạo phải tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình để tổ chức cho học sinh học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông năm học 2019-2020. Phần học qua Internet, truyền hình sẽ được công nhận, có kiểm tra, đánh giá.

Với kiểm tra thường xuyên, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, truyền hình, giáo viên phụ trách môn sẽ trực tiếp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua Internet và có hình thức phù hợp để đánh giá kết quả đối với dạy trên truyền hình.

Tại cuộc họp trực tuyến với các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương hôm 25/3, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ gợi ý các thầy cô có thể đánh giá thường xuyên thông qua các hình thức như sản phẩm học tập, kết quả thực hành thí nghiệm.

"Việc đánh giá thường xuyên phải đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực, vì quyền lợi của học sinh. Khi đáp ứng các điều kiện này, kết quả đánh giá được công nhận thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo", Thứ trưởng nói.

Giáo viên dạy tiếng Anh lớp 9 trong 30 phút trên kênh 1 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sáng 26/3. Ảnh chụp màn hình.

Về kiểm tra định kỳ và học kỳ, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường phải tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua Internet, truyền hình khi học sinh đi học trở lại, sau đó mới tổ chức kiểm tra. Bộ cũng đề nghị các trường phải đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, học kỳ với kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.

Nhằm đảm bảo việc học qua Internet, truyền hình được thuận lợi, học sinh dễ dàng tiếp cận, các doanh nghiệp trong ngành thông tin và truyền thông đã cam kết hỗ trợ phát sóng miễn phí bài giảng trên truyền hình, miễn toàn bộ cước phí truy cập dữ liệu cho học sinh, sinh viên, giáo viên liên quan đến chương trình học từ xa của ngành giáo dục.

43.000 trường học cũng được hỗ trợ miễn phí sử dụng giải pháp phục vụ đào tạo và quản lý giáo dục, dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa.

Năm học 2019-2020, hơn 22 triệu học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết, sau đó nghỉ phòng Covid-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lần thứ hai điều chỉnh khung thời gian năm học 2029-2020. Thời điểm kết thúc năm học được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm.

Đến sáng 27/3, Covid-19 xuất hiện tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần hơn 532.000 người nhiễm bệnh, trong đó hơn 24.000 người chết. Tại Việt Nam, số ca mắc bệnh tăng lên 153, 20 người đã khỏi và chưa ai tử vong.

Chủ Đề