Khoai mì ăn có tốt không

Giàu protein, lại rẻ tiền nên khoai mì là cứu tinh của dân nghèo. Tuy nhiên, ăn khoai mì hoặc lá khoai mì rất dễ bị  ngộ độc do cả củ và lá khoai mì đều có chứa một hợp chất là cyanogenic glucosides. Hợp chất này nếu có hàm lượng nhiều sẽ gây ngộ độc cyanide cấp tính có thể dẫn đến tử vong cho người và gia súc. Hàm lượng của hợp chất độc này tùy thuộc vào giống cây và tùy vào điều kiện chăm bón. Có rất nhiều loại khoai mì căn cứ vào hàm lượng cyanide. Khoai mì ngọt thì hàm lượng cyanide chứa bên trong là 40-130 ppm [phần triệu]; khoai mì không đắng chứa hàm lượng cyanide khoảng 40-180 ppm; khoai mì đắng chứa khoảng 80-412 ppm và khoai mì cực đắng chứa 280-490 ppm.

Với hàm lượng cyanide ít hơn 50 ppm thì khoai mì được xem là vô hại. Tuy nhiên, nếu cứ ăn khoai mì trong suốt một thời gian dài thì cuối cùng cũng bị ngộ độc cyanide. Ăn khoai mì đắng không được xử lý đúng cũng sẽ bị ngộ độc cyanide.

Sự ngộ độc khi ăn củ và lá khoai mì đã được nói đến từ lâu, người ta cũng đã nghĩ ra nhiều phương pháp để loại bỏ và hạn chế độc tính của nó. Đối với khoai mì ngọt, lượng cyanide chủ yếu tập trung ở vỏ, vì vậy chỉ cần lột vỏ, ngâm nước, luộc thì cũng có thể đưa lượng cyanide xuống mức vô hại. Đối với những loại khoai đắng thì cần phải bào hoặc băm nhuyễn và ngâm trong nước thật lâu. Củ khoai mì không được ăn sống mà phải nấu thật chín. Cũng vậy, chỉ nên ăn lá khoai mì non và luộc thật chín.

Tình trạng ngộ độc củ và lá khoai mì có thể sẽ tác động lên gan, thận và một số vùng ở não. Chính vì độc tính như vậy nên một số quốc gia đã hạn chế việc sử dụng  khoai mì làm thực phẩm cho người mà chỉ làm thức ăn cho gia súc.

Cây khoai mì có nguồn gốc từ Nam Mỹ, bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây là rễ vì mang lại nhiều lợi ích. Rễ cây khoai mì tích lũy tinh bột và phát triển lớn dần tạo thành củ.

Khoai mì được trồng ở các vùng nhiệt đới vì có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có thể nói, đây là một trong những cây trồng chịu hạn tốt nhất. Ở những nước khác nhau, củ khoai mì được gọi bằng những cái tên khác nhau. Ở Mỹ, người ta gọi củ khoai mì là yuca, manioc hoặc arrowroot Brazil.

Củ khoai mì là nguồn cung cấp calo và carbohydrate dồi dào, thường được dùng làm thực phẩm của người dân ở những quốc gia nghèo. Chúng ta có thể ăn được toàn bộ củ khoai mì bằng cách luộc/hấp chín, nấu chè, nấu xôi hoặc cũng có thể nghiền thành bột để làm bánh… Ít người biết rằng, củ khoai mì là nguyên liệu chính trong việc sản xuất bột năng dùng trong ẩm thực.

Thêm vào đó, khoai mì mang đến nhiều lợi ích, đặc biệt là cho những người thường bị dị ứng với ngũ cốc và các loại hạt.

Tác dụng của củ khoai mì 

Hỗ trợ giảm cân

Giàu chất xơ, khoai mì hữu ích cho những ai đang muốn giảm cân. Ít calo nhưng có hàm lượng chất xơ cao, ăn khoai mì giúp bạn no lâu, từ đó giảm nhu cầu ăn vặt liên tục, ngăn ngừa tăng cân không cần thiết.

Giảm đau đầu

Sự hiện diện của vitamin B2 và riboflavin trong củ khoai mì giảm đau đầu và đau nửa đầu, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Agricultural Economics.

Chữa tiêu chảy

Tính chất chống ô xy hóa của củ khoai mì giúp loại bỏ vi khuẩn gây các vấn đề về dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Cải thiện thị lực

Vitamin A trong khoai mì có lợi cho sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa chứng mù mắt hoặc thị lực kém.

Chữa lành vết thương

Thân cây, lá và rễ khoai mì đều có lợi trong việc điều trị, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn.

Khoai sắn hay khoai mì sợi, khoai mì nướng… là những món ăn vặt quen thuộc của bao người. Tuy nhiên, ít ai biết được khoai sắn cũng có nhiều điều kiêng kỵ khi ăn. Cùng VinID tìm hiểu về khoai sắn, những ai nên tránh dùng và các lợi ích của khoai mì với sức khỏe nhé!

Nội dung chính

  • 1. Củ khoai mì là củ gì? 
  • 2. Công dụng của khoai mì
    • Nhiều tinh bột kháng
    • Bổ sung nhiều năng lượng
    • Cải thiện sức khoẻ tiêu hoá
    • Giảm đau nửa đầu
    • Bảo vệ mắt
  • 3. Giải đáp thắc mắc khi ăn khoai sắn
    • 100g khoai mì bao nhiêu calo? ăn nhiều khoai mì có béo không? 
    • Khoai mì có độc không? 
    • Ăn khoai mì có nổi mụn không?
    • Ăn bao nhiêu là đủ?

1. Củ khoai mì là củ gì? 

Củ khoai mì là tên gọi miền Nam của củ khoai sắn ở miền Bắc. Sắn có khả năng chịu khắc nghiệt, chịu hạn rất tốt, được trồng rất nhiều ở vùng nông thôn và miền núi Tây Nguyên, là một trong những loại lương thực chủ lực của nước ta.

Củ khoai sắn hay còn được gọi là củ khoai mì

Khoai sắn ngon, ngọt và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại khoai này cũng gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của một số đối tượng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý, nấu chín đúng cách.

  • Phụ nữ đang mang thai, sau sinh vài tháng không được ăn khoai mì. Hợp chất axit cyanhydric HCN có trong củ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. 
  • Trẻ em dưới 5 tuổi tuyệt đối không cho ăn loại củ này. Vì đường ruột của trẻ non nớt, chưa hoàn thiện chức năng tiêu hóa, loại bỏ độc tố, sẽ dẫn đến tích tụ lại độc tố và gây bệnh. 
  • Khoai mì phải gọt vỏ thật sạch sẽ, ngâm, rửa nhiều lần trước khi nấu, thay nước luộc ít nhất 2 – 3 lần để loại bỏ bớt độc tố bên trong và đảm bảo khoai chín kỹ. 
  • Nên ăn kèm khoai mì với đường để trung hòa độc tố. 

2. Công dụng của khoai mì

Nhiều tinh bột kháng

Khoai sắn có chứa nhiều tinh bột kháng, có đặc tính như một chất xơ hòa tan, làm tăng số lượng lợi khuẩn có trong ruột. Từ đó, giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giúp việc hấp thụ và trao đổi chất tốt hơn. Loại tinh bột này còn tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn, hỗ trợ tích cực cho người giảm cân và tiểu đường loại 2. 

Bổ sung nhiều năng lượng

Khoai sắn giàu carbohydrate, có lượng calo cao hơn so với các loại rau củ khác, vì thế cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể, kích thích não hoạt động, đẩy lùi tình trạng lờ đờ, mệt mỏi.   

Cải thiện sức khoẻ tiêu hoá

Theo như một nghiên cứu trên trang The International Journal of Food Sciences and Nutrition, chất xơ không hòa tan có trong khoai sắn có khả năng hấp thụ các chất đọng bên trong ruột. Từ đó, giúp làm giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiêu hóa. 

Ăn khoai sắn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Giảm đau nửa đầu

Trong 100gr khoai sắn nấu chín có đến 2% vitamin B2, giúp làm dịu các cơn đau đầu, đau nửa đầu – kết quả của một nghiên cứu được công bố trên Journal of Agricultural Economics. 

Bảo vệ mắt

Ngoài ra, việc ăn khoai sắn còn giúp bảo vệ thị lực, chống mờ mắt khi về về già, vì thực phẩm này có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất kẽm cần thiết cho một đôi mắt khỏe. 

3. Giải đáp thắc mắc khi ăn khoai sắn

100g khoai mì bao nhiêu calo? ăn nhiều khoai mì có béo không? 

Trong 100gr khoai sắn được nấu chín có đến 112 calo. Tuy có hàm lượng calo cao nhưng lượng tinh bột trong thực phẩm này chỉ khoảng 2%. Vậy nên ăn củ mì sẽ không gây tăng cân, ngược lại còn có ích cho việc giảm cân, giữ dáng của chị em.

Khoai mì có độc không? 

Sắn sống có chứa độc tố axit cyanhydric HCN và glycoside cyanogen. Nếu được đưa vào cơ thể người một lượng lớn sẽ giải phóng xyanua gây hại, gây ngộ độc thực phẩm, nặng hơn là gây chết người.

Khoai mì chín không gây độc cho cơ thể mà còn thơm ngon hấp dẫn

Ăn khoai mì có nổi mụn không?

Vẫn chưa có cuộc nghiên cứu hay bằng chứng nào chỉ ra việc ăn khoai mì có thể gây nóng, nổi mụn. Do đó, bạn vẫn có thể dùng được loại củ này, dù da đang gặp tình trạng mụn viêm, mủ… 

Ăn bao nhiêu là đủ?

Việc nạp quá nhiều calo thường xuyên trong một thời gian dài, có thể làm cơ thể bị béo phì và mắc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, xương khớp… Vì thế, chỉ nên ăn khoai mì với lượng vừa phải là 70 – 120gr trong một khẩu phần ăn. 

Qua bài viết này, mong bạn đã hiểu hơn về công dụng, cùng như những lưu ý khi sử dụng khoai sắn cho cả gia đình. Truy cập ứng dụng VinID để biết thêm những món ăn ngon, bổ dưỡng từ khoai mì nhé! 

Những ai không nên ăn khoai mì?

Phụ nữ đang mang thai, sau sinh vài tháng không được ăn khoai mì. Hợp chất axit cyanhydric HCN trong củ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. Trẻ em dưới 5 tuổi tuyệt đối không cho ăn loại củ này.

Ăn khoai mì luộc có tác dụng gì?

Ăn khoai mì có thể giảm đau đầu, cải thiện tiêu hóa, chữa tiêu chảy, tăng thị lực, hạn chế giun sán và tăng năng lượng. Vitamin B2 và riboflavin trong khoai mì giúp giảm các cơn đau đầu liên tục và tăng cường hiệu quả khi chữa trị chứng đau nửa đầu. Ngâm 60 g củ hoặc lá khoai mì khoảng hai giờ và ép lấy nước uống.

Khoai mì độc như thế nào?

Giàu protein, lại rẻ tiền nên khoai mì là cứu tinh của dân nghèo. Tuy nhiên, ăn khoai mì hoặc lá khoai mì rất dễ bị ngộ độc do cả củ và lá khoai mì đều có chứa một hợp chất là cyanogenic glucosides. Hợp chất này nếu có hàm lượng nhiều sẽ gây ngộ độc cyanide cấp tính có thể dẫn đến tử vong cho người và gia súc.

Khoai mì tốt cho gì?

tin liên quan.
Hỗ trợ giảm cân. Giàu chất xơ, khoai mì hữu ích cho những ai đang muốn giảm cân. ... .
Giảm đau đầu. ... .
Chữa tiêu chảy. ... .
Cải thiện thị lực. ... .
Tẩy giun sán. ... .
Loại bỏ cảm giác chán ăn. ... .
Cải thiện tiêu hóa. ... .
Tăng cường năng lượng..

Chủ Đề