Đánh giá lịch đi học lại của hà nội

Tại cuộc họp rà soát công tác tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp diễn ra chiều 7/2, Sở GDĐT thông tin về lịch đi học của học sinh.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT và Thành ủy, Sở GDĐT Hà Nội đã triển khai từng bước cho học sinh đi học.

Đầu tiên là học sinh lớp 9 huyện Ba Vì đi học từ ngày 8/11. Từ ngày 22/11, học sinh lớp 9 tại 18 huyện ngoại thành đến trường. Tiếp đến, ngày 6/12, Hà Nội cho học sinh lớp 12 trên toàn TP học trực tiếp luân phiên.

Học sinh Trường THCS Mỹ Đình 1. Ảnh: Tào Nga

Sáng 7/2, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, học sinh khối 9 và khối 12 trên địa bàn TP đã đến trường học trực tiếp theo kế hoạch. Từ 8/2, được sự đồng ý của UBND TP, Hà Nội có thêm khối 7, 8, 10, 11 [cấp THCS, THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên] đến trường.

Với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, UBND TP thống nhất chủ trương bước 1 sẽ cho học sinh tại 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp từ ngày 10/2. Lý do bởi qua khảo sát cho thấy, học sinh cấp học này ở 12 quận thường cư trú ở nhiều địa bàn nhau còn tại 18 huyện, thị xã thì chủ yếu học sinh ở địa bàn nào đều học ở trường thuộc địa bàn đó, như vậy sẽ đảm bảo an toàn khi triển khai học trực tiếp.

Với học sinh tiểu học và lớp 6 nội thành, theo Giám đốc Sở GDĐT Trần Thế Cương, sau khi cho đối tượng học sinh này tại 18 huyện ngoại thành đi học trực tiếp, Sở GDĐT sẽ có đánh giá sơ bộ, nếu đảm bảo an toàn thì dự kiến từ ngày 21/2 sẽ có kế hoạch cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 12 quận được đến trường.

Cũng như các lần triển khai trước, một trong những công tác quan trọng trong tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp là việc ký cam kết giữa nhà trường và phụ huynh trong thực hiện "một cung đường hai điểm đến"; các bước lưu ý khi phát hiện F0; ngoài ra các trường cần xây dựng kế hoạch, phương án và thực hiện Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học [sửa đổi, bổ sung] của Bộ GDĐT. Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản, ngắn gọn, cập nhật liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 trong trường học trên cơ sở các hướng dẫn chung của Bộ Y tế, Bộ GDĐT và Tổ chức Y tế thế giới.

Học sinh của 1 quận ở Hà Nội có thể được đi học lại, 3 nơi tạm nghỉ học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2022.

Học sinh của 1 quận ở Hà Nội được đi học lại, 3 nơi tạm nghỉ học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2022. Ảnh: Hải Nguyễn.

UBND thành phố Hà Nội ngày 31.12 vừa có thông báo về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2 [màu vàng, nguy cơ trung bình].

Hà Nội hiện có 10 quận, huyện ở cấp độ 3 [màu cam, nguy cơ cao] gồm: Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì và Thanh Xuân.

Như vậy, quận Đống Đa đã giảm mức độ dịch so với tuần trước. Theo tình hình này, học sinh lớp 12 các trường THPT trên địa bàn quận Đống Đa có thể đi học từ tuần sau nếu trường học đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch. 

3 quận huyện là Thanh Trì, Gia Lâm và Thanh Xuân chuyển từ cấp độ 2 [vàng] sang 3 [cam], do đó, học sinh lớp 12 tại các quận, huyện này phải tạm dừng học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch. 

Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, học sinh tại các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ tiếp tục duy trì việc học online.

Học sinh khối 12 tại các quận, huyện Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đống Đa, Hà Đông, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Phúc Thọ tiếp tục đến trường học trực tiếp. 

Lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn quận Đống Đa cho biết, hiện vẫn chưa thể quyết định có tổ chức dạy học trực tuyến từ tuần sau đối với học sinh khối 12 hay không. 

"Dù quận Đống Đa đã chuyển mức độ dịch từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2 nhưng có nhiều học sinh thuộc địa phận quận Thanh Xuân, các khu vực lân cận và có nguy cơ lây nhiễm cao.

Do đó, nhà trường phải đợi sự chỉ đạo của UBND quận cũng như Sở GDĐT về việc có tổ chức dạy học trực tiếp với học sinh khối 12 từ ngày 4.12 hay không" - Hiệu trưởng 1 Trường THPT trên địa bàn quận Đống Đa cho biết. 

Hà Nội -  Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có thông tin về việc chưa cho học sinh tiểu học, lớp 6 của 12 quận đến trường và việc tổ chức ăn bán trú cho học sinh.

Học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Phạm Tu, Thanh Trì, Hà Nội, đi học trở lại sáng ngày 10.2. Ảnh: Phạm Mai/TTXVN

Ngày 12.2, thông tin trên báo chí, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cho biết, từ ngày 10.2, Hà Nội chỉ tổ chức cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 vùng ngoại thành đi học. Sở GD&ĐT Hà Nội gọi đợt tổ chức đến trường lần này là đợt 1 của đối tượng từ lớp 1 đến lớp 6.

Về lý do Hà Nội chưa cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 ở nội thành đến trường, ông Trần Thế Cương thông tin, qua khảo sát cho thấy, học sinh cấp học này ở 12 quận thường cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau còn tại 18 huyện, thị xã thì chủ yếu học sinh ở địa bàn nào sẽ học ở trường thuộc địa bàn đó. Như vậy, việc tổ chức cho học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành đi học trước sẽ đảm bảo an toàn.

Sau khi cho đối tượng học sinh tiểu học, lớp 6 tại 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp, Sở GD&ĐT sẽ có đánh giá sơ bộ kết quả; nếu đảm bảo an toàn thì Sở sẽ đề xuất TP cho đối tượng học sinh này ở các quận nội thành được đến trường từ ngày 21.2.

Trong buổi đầu tiên học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường, Giám đốc Sở GD&ĐT đã có những đánh giá về công tác tổ chức dạy và học trực tiếp của các nhà trường.

Cụ thể, qua kiểm tra một số trường THCS, THPT trên địa bàn quận Ba Đình và Tây Hồ, học sinh, thầy cô đều rất vui và phấn khởi khi được đến trường sau thời gian dài học trực tuyến. Cả hệ thống chính trị của thành phố từ Thành ủy, HĐND, UBND đến các quận, huyện, thị xã, đặc biệt của ban giám hiệu các nhà trường cùng phụ huynh học sinh đã chuẩn bị chu đáo mọi kịch bản, phương án, điều kiện để học sinh trở lại trường học tập an toàn.

Với kết quả và tinh thần này, ngành GD&ĐT sẽ tiếp tục có kế hoạch toàn diện để tổ chức cho học sinh các khối còn lại đi học. Thời gian tới, ngành sẽ đề xuất lãnh đạo thành phố tạo điều kiện để học sinh học bán trú nếu đủ điều kiện an toàn.

Với học sinh lớp 9 và lớp 12 sắp đối diện với kỳ thi vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Trần Thế Cương cho biết, đây là vấn đề ngành GD&ĐT rất quan tâm bởi suốt thời gian qua, các em không được đến trường mà phải học trực tuyến nên một số kiến thức ít nhiều bị thiếu hụt và có lỗ hổng.

Ngành đã chỉ đạo các trường lập kế hoạch giảng dạy; trong đó tập trung vào các nội dung cốt lõi, giảm chương trình không cần thiết để giúp các em có kiến thức tốt để tự tin trong các kỳ thi sắp tới.

Phát biểu kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo TP Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19 chiều qua, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, các địa phương phải chuẩn bị tốt mọi mặt để học sinh lớp 1 đến lớp 6 của các quận trở lại trường học theo lộ trình.

Ông Nguyễn Văn Phong cũng yêu cầu Sở GD&ĐT sớm tham mưu UBND TP về việc cho học sinh mầm non của các huyện trở lại trường. Đồng thời, các địa phương phải chuẩn bị chu đáo, phối hợp chặt chẽ với các nhà trường để bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng khi trở lại trường học tập trung.

Chủ Đề