Học viện với đại học cái nào cao hơn

tun cua di

Trả lời 12 năm trước

Học viện có phần dạy và phần nghiên cứu [thường Học viện là đơn vị của ngành], còn ĐH chuyên giảng dạy. Tuy nhiên, Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu; còn đào tạo của ĐH mang tính nghề nghiệp nhiều hơn. Bằng cấp của Học viện cũng như của ĐH đều giống nhau do Bộ GD-ĐT quy định, sinh viên ra trường đều được cấp bằng cử nhân hoặc kỹ sư. Hiện này do sinh viên khóa I của trường HV Hàng không vẫn chưa ra trường nên khó có thể đưa ra đánh ra về đầu ra. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay thì ngành Hàng không Việt Nam đang ngày càng phát triển và mở rộng. Chính vì điểm này mà khả năng sinh viên ra trường có việc làm là điều khá chắc chắn.

Nhiều bạn còn thắc mắc sự khác nhau giữa Đại học và Học viện, Đại học và Cao đẳng... Tuyển sinh số xin giải thích đơn giản giúp các thí sinh hiểu rõ hơn về các bậc đào tạo này. 

Học viện và Đại học khác nhau thế nào?

  • Học viện [tiếng Anh là Academy] sẽ có phần dạy và phần nghiên cứu. Học viện thường là đơn vị của ngành. Trong khi đó Đại học [tiếng Anh là University] sẽ chuyên về giảng dạy.
  • Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu. Còn đào tạo của Đại học mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.

Về cơ bản, bạn đều phải tốt nghiệp cấp 3 mới có thể học tại Đại học hoặc Học viện. Khi ra trường, bằng cấp của Học viện và Đại học đều giống nhau do Bộ GD&ĐT quy định. Sinh viên tốt nghiệp đều được cấp bằng cử nhân hoặc kỹ sư.

Một số trường Học viện tốt tại Việt Nam:

Một số trường Đại học tốt tại Việt Nam: 

Đại học và Cao đẳng khác nhau như thế nào?

Thường các trường Đại học sẽ có điểm trúng tuyển cao hơn so với trường Cao đẳng. Giáo dục cao đẳng thường diễn ra trong các trường Cao đẳng và nhiều trường Đại học cũng sẽ có cả hệ cao đẳng.

  • So với Đại học, bậc Cao đẳng đào tạo kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành một ngành nghề ở mức độ thấp hơn.
  • Thời gian đào tạo của Đại học thường là từ 4-6 năm tùy yêu cầu của từng trường. Nếu bạn đã có bằng Cao đẳng và muốn học lên, thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn khoảng từ 1 năm rưỡi - 2 năm. 
  • Thời gian đào tạo của Cao đẳng thường từ 2-3 năm tùy theo ngành và trường. Nếu bạn đã có bằng Trung cấp, thời gian đào tạo cũng sẽ được rút ngắn khoảng từ 1 năm rưỡi - 2 năm. 
  • Học phí của Đại học thường cao hơn so với Cao đẳng do thời gian học lâu hơn, số tín chỉ nhiều hơn. 

Như vậy, đối tượng phù hợp với Đại học là những người có học lực khá trở lên và không phải chịu nhiều áp lực về kinh tế. 

Phân biệt Cao đẳng và Cao đẳng nghề 

Cao đẳng chính quy: 

  • Cao đẳng chính quy thuộc bậc giáo dục đại học có trình độ đào tạo gọi chung là cao đẳng thuộc các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học.
  • Do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
  • Hình thức học tập trung và liên tục theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu về lý thuyết hơn kỹ năng thực hành
  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân trình độ cao đẳng và có khả năng hoạt động thực hành nghề nghiệp trong các quy trình công nghệ không quá phức tạp, với trình độ giới hạn về lý thuyết so với hệ đại học.

Cao đằng nghề:

  • Cao đẳng nghề thuộc bậc giáo dục nghề nghiệp có trình độ đào tạo là cao đẳng nghề thuộc hệ thống trường nghề.
  • Do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.
  • Nội dung chương trình học tập chuyên sâu vào kỹ năng thực hàng hơn lý thuyết
  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng nghề trình độ cao đẳng, phôi bằng do Bộ Lao động, thương binh và Xã hội cấp.
  • Chuyên môn tốt, vững tay nghề khi ra trường.

Trung cấp là gì?

Trình độ trung cấp đứng sau cấp bậc Đại học và Cao đẳng. Đây là hình thức đào tạo giúp học viên có thể xin việc làm ngay sau khi học xong. Có 2 loại hình trung cấp là trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Trung cấp chuyên nghiệp

  • Có bằng tốt nghiệp THCS: thời gian học từ 3 đến 4 năm.
  • Có bằng tốt nghiệp THPT: thời gian học từ 1- 2 năm.

Trung cấp nghề

Tuyển sinh từ bậc THCS trở lên. Theo học trung cấp nghề bạn sẽ được đào tạo ngành nghề bài bản với hệ thống đào tạo chính quy từ bộ Giáo Dục.

  • Đối với học viên đã tốt nghiệp THCS: thời gian học thường từ 2 năm rưỡi – 3 năm 
  • Đối với học viên đã tốt nghiệp THPT: thời gian học thường là 2 năm.

Xem thêm: Trường công lập và dân lập khác nhau như thế nào?

Suzy

Phóng to
Thí sinh dự thi kỳ thi ĐH năm 2005
TTO - * Cho em biết, học viện và đại học khác nhau như thế nào? Bằng cấp của hai tên gọi này có gì khác nhau không? [Nguyễn Phan Thế Huy, thehuy_np@]

- Học viện có phần dạy và phần nghiên cứu [thường Học viện là đơn vị của ngành], còn ĐH chuyên giảng dạy. Tuy nhiên, Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu; còn đào tạo của ĐH mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.

Bằng cấp của Học viện cũng như của ĐH đều giống nhau do Bộ GD-ĐT quy định, sinh viên ra trường đều được cấp bằng cử nhân.

* Em đạt giải 3 quốc gia môn Anh văn. Em định nộp đơn tuyển thẳng vào Trường ĐH Ngoại thương nhưng em nghe nói là giải 3 khó vào lắm. Nếu không nằm trong danh sách tuyển thẳng thì em có được tuyển vào khoa Kinh tế [ĐH Quốc gia TP.HCM] không? Em có được nộp đơn tuyển thẳng vào nhiều trường không? [Anh Tú, anhtusv@]

- Tùy tình hình số thí sinh nộp đơn tuyển thẳng mỗi năm mà các trường sẽ nhận số lượng tuyển thẳng. Thông thường trường căn cứ vào học lực, điểm trung bình các bài thi tốt nghiệp THPT, và học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia từ giải cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Mỗi thí sinh đủ điều kiện tuyển thẳng được đăng ký 3 nguyện vọng vào 3 trường [ngành] theo thứ tự ưu tiên: nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào 3 trường khác nhau, mỗi trường một ngành hoặc cả 3 nguyện vọng đều đăng ký vào 1 trường nhưng ở 3 ngành khác nhau.

Do đó, bạn có thể đăng ký vào 3 trường [ngành] mà bạn ưng ý nhất. Rất ít trường hợp cả 3 nguyện vọng đều không trúng tuyển, trừ khi bạn chọn cả 3 trường [ngành] đều quá “có tiếng”!

* Em dự thi vào ngành Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng không biết điểm chuẩn các năm trước là bao nhiêu, học ngành này ra em có thể làm việc ở đâu, học phí là bao nhiêu? [thanhhuongdq@]

- Chuyên ngành Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đào tạo cử nhân kinh tế quản lý nguồn nhân lực ở các khía cạnh quan trọng sau: nguồn lao động, quản lý và sử dụng lao động, các hình thức thù lao; nghiên cứu dân số phát triển, di dân, đô thị hóa; lao động, tiền lương, quản trị nhân sự, tổ chức lao động khoa học, các vấn đề tâm lý trong quản lý lao động…

SV tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý vĩ mô ở trung ương như các bộ, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu cho đến các phòng tổ chức cán bộ, quản trị nhân sự của các cơ quan, doanh nghiệp.

Điểm chuẩn trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2004 là 16.5 điểm, năm 2005 là 19.5 điểm đối với thí sinh là học sinh phổ thông khu vực 3 cho tất cả các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường. Học phí khoảng 2 triệu đồng/năm.

* Cho em hỏi ngành Công nghệ môi trường đào tạo chuyên ngành gì? Em đã nộp đơn vào Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Xin cho em biết điểm chuẩn năm rồi là bao nhiêu [có thể cho em biết thêm điểm một số trường khác] và sau khi tốt nghiệp em có thể làm việc ở đâu? [b52bombiquaoi@]

- Ngành Công nghệ môi trường tùy từng trường sẽ tuyển sinh khối A [Toán, Lý, Hóa] hoặc khối B [Toán, Hóa, Sinh]. Các trường đào tạo ngành này gồm ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM [điểm chuẩn năm 2005 là 17 điểm], ĐH Công nghiệp TP.HCM [18 điểm], ĐHDL Văn Lang [15 điểm], ĐH Bách khoa [ĐH Đà Nẵng] [21 điểm], ĐH Bách khoa Hà Nội [25.5 điểm], ĐH Khoa học tự nhiên [ĐHQG Hà Nội] [21 điểm]...

Chuyên ngành Công nghệ môi trường sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải bằng các biện pháp sinh học, lý học, và hóa học.

Sinh viên có khả năng thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt - chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, xử lý không khí ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường và môi trường khu công nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên làm việc tại các nhà máy xí nghiệp, các công ty xử lý chất thải như: Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các Sở Khoa học công nghệ & môi trường, Sở Địa chính, Sở Khoa học và phát triển nông thôn, UBND các huyện thị; các công ty như cấp thoát nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản, có thể giảng dạy về khoa học môi trường từ bậc THPT đến CĐ, ĐH…

Xã hội càng đi dần vào công nghiệp hóa, tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên nặng nề và do vậy ngành Công nghệ môi trường càng lúc càng quan trọng. Kỹ sư ngành này hiện đang rất thiếu, do vậy cơ hội công việc đang rất cao.

* Em đã tốt nghiệp TCCN ngành Cơ khí chế tạo máy. Hiện em muốn học liên thông hay thi khối K lên CĐ hay ĐH, vậy em có thể học tại trường nào? [minh_quang110@]

- Bạn có thể thi đúng chuyên ngành bạn học TCCN là Cơ khí chế tạo máy [mã ngành 132] vào khối K của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM [1 Võ Văn Ngân, Q.Thủ Đức, TP.HCM]. Bạn sẽ thi môn Toán, Lý, Vẽ kỹ thuật vào ngày 1 và 2-8-2006. Trường nhận hồ sơ tại Phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên đến hết ngày 1-7-2006.

* Năm nay em thi ngành Đạo diễn điện ảnh Trường CĐ Sân khấu điện ảnh TP.HCM. Môn thi của ngành này là gì và nội dung cụ thể của môn năng khiếu thi những gì? [Lại Minh Khoa, thaianhkhoa_s@]

- Ngành Đạo diễn điện ảnh của Trường CĐ Sân khấu điện ảnh TP.HCM thi môn Văn, Phân tích phim, Năng khiếu. Môn Năng khiếu sẽ thi một tiểu phẩm không quá 6 phút và thi vấn đáp.

Các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có những yêu cầu thắc mắc về tuyển sinh ĐH-CĐ-THCN 2006, thắc mắc các ngành học, quy chế... có thể gửi email đến Tuổi Trẻ Online tại địa chỉ:

Tuổi Trẻ Online sẽ trả lời thắc mắc của bạn đọc trong thời gian sớm nhất. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ chữ có dấu [font chữ unicode].

QUỐC DŨNG

Video liên quan

Chủ Đề