Đánh giá năng lực tư vấn giám sát

- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành xây dựng công trình thủy, công trình thủy lợi, công trình cảng - đường thủy hoặc công trình giao thông đường thủy.

- Có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình giao thông hạng II trở lên cho công trình giao thông (công trình thủy hoặc công trình giao thông cảng/đường thủy).

Quá trình đấu thầu, nhà thầu trúng thầu có nhân sự giám sát trưởng như sau: Có bằng đại học công trình cảng - đường thủy và chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình cảng hạng 1.

Tuy nhiên quá trình thanh kiểm tra, cơ quan kiểm tra cho rằng chứng chỉ của giám sát trưởng chưa phù hợp với công trình giám sát là công trình giao thông (luồng hàng hải) theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ông Minh hỏi, nhận định trên của cơ quan kiểm tra có đúng không? Đối với các dự án nạo vét tuyến luồng (hàng hải hoặc đường thủy) thì chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thuộc lĩnh vực nào là phù hợp nhất?

Về vấn đề này, Cục Hàng hải Việt Nam trả lời như sau:

Về yêu cầu năng lực của tư vấn giám sát trưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo thông tin do ông Hồ Văn Minh cung cấp, giải trình cơ bản phù hợp (bằng cấp, chứng chỉ tư vấn giám sát trưởng kê khai trong hồ sơ dự thầu trùng với yêu cầu của hồ sơ mời thầu).

Về ý kiến bằng cấp, chứng chỉ nhân sự tư vấn giám sát trưởng của nhà thầu theo ý kiến của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị ông Hải cung cấp hồ sơ, tài liệu phê duyệt dự án để xem xét, xác định loại công trình, cấp công trình để đánh giá sự phù hợp giữa chứng chỉ kê khai trong hồ sơ dự thầu và quy mô loại cấp công trình đã được duyệt.

Bên cạnh đó, đề nghị lấy ý kiến tham vấn cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát là Bộ Xây dựng về kiến nghị nêu trên.

Đối với công tác xử lý sau đấu thầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra (trường hợp chứng chỉ theo hồ sơ dự thầu không phù hợp với quy mô cấp công trình), đề nghị lấy ý kiến tham vấn cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về đấu thầu là Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bạn Nguyễn Thành Bắc Công ty Xây Dựng Nam Sơn có hỏi: “Tôi tốt nghiệp Đại học Xây Dựng chuyên ngành Dân Dụng Công Nghiệp được 6 năm. Đã tham gia thi công xây dựng công trình được 5 năm kinh nghiệm. Không biết theo quy định hiện hành tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công không? Và lĩnh vực được cấp là giám sát hạng mấy?” Để biết được câu trả lời, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng như sau:

Mẫu đơn cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Đọc ngay để cập nhật nội dung mới nhất!

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng 1:

  • Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
  • Yêu cầu trình độ tốt nghiệp đại học trở lên có thời gian kinh nghiệm hoạt động phù hợp với lĩnh vực đề nghị từ 7 năm trở lên.
  • Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát còn hạn hoặc hết hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp từ hạng 2 trở lên.
    Đánh giá năng lực tư vấn giám sát
    Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng 2:

  • Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
  • Yêu cầu tốt nghiệp trình độ Đại học, có thời gian kinh nghiệm hoạt động phù hợp với lĩnh vực đề nghị từ 5 năm trở lên.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng 3:

  • Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
  • Có trình độ chuyên mộn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công tác phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ từ 3 năm đối với Đại học, 5 năm đối với Cao Đẳng hoặc Trung học chuyên nghiệp.
    Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án là bản đánh giá vắn tắt năng lực, chuyên môn của cán bộ, kỹ sư xây dựng được quy định tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP. Đây cũng là cơ sở để các cán bộ, kỹ sư xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình.

Phạm vi hoạt động chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Hạng 1: Do Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng – Bộ Xây Dựng cấp. Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Hạng 2: Do các Sở Xây Dựng địa phương cấp. Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Đánh giá năng lực tư vấn giám sát
Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát

Hạng 3: Cá nhân được làm giám sát và trực tiếp giám sát các công trình xây dựng từ cấp 3 trở xuống. Ở hạng mức này, cá nhân vẫn được phép tham gia giám sát một số công việc khác của các công trình cấp II cùng loại với cùng 1 loại công trình hứng chỉ hành nghề giám sát.

Bạn đã biết điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng gồm những nội dung gì chưa? Tham khảo ngay bài viết của chúng tôi để có câu trả lời chính xác nhất!