Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Bát Đoạn Cẩm là bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc; có tác dụng phòng trị bệnh cho cả người già lẫn người trẻ, người ốm lẫn người bình thường. Gần đây, nó đã được phổ biến ở TP HCM và Huế.

Từ bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, các "đại sư" khí công của Sở Thể dục thể thao Bắc Kinh nghiên cứu chuyển thể ra bài tập quốc tế đơn giản gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể, gia tăng khí lực, đạt đến sự trường thọ không bệnh tật. Bài tập đã thu hút được hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia.

Khác hẳn bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, bài Bát Đoạn Cẩm quốc tế dễ tập, có cách thở đơn giản hơn và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Nó không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Mỗi động tác đều mang những tác dụng thực tiễn.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Động tác 1.

1. Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu

Tam tiêu gồm Thượng tiêu (não, hệ tuần hoàn, hô hấp), Trung tiêu (hệ tiêu hóa), Hạ tiêu (hệ tiết niệu - sinh dục). Luyện thông kinh Tam tiêu có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý - sinh dục được điều chỉnh; trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán; trí tuệ thanh thản, không lười biếng, linh động hơn.

- 2 tay đưa lên: hít vào, điều khí đến cả vùng Tam tiêu từ huyệt Bách hội ở đỉnh đầu đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên. Phải nhón chân lên.

- 2 tay đưa xuống về 2 bên đùi: thở ra, cong 2 ngón chân cái lên để kích thích các huyệt thuộc kinh Đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Động tác 2.

2. Tay trái, phải dương ra như bắn cung

Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân; thông kinh Đại tràng gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.

- Tay đưa ra bắn cung: hít vào.

- Tay đưa chéo về lại trước ngực: thở ra.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Động tác 3.

3. Điều hòa tỳ vị, một tay đẩy lên

Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh tỳ, vị (dạ dày và lá lách). Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.

- Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái: hít vào.

- 2 tay lật lại đưa về ngang chấn thủy: thở ra.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Động tác 4.

4. Liếc nhìn phía sau, xua đi sự hao mòn sức khỏe

Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh, đưa máu đầy đủ lên não.

- Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi: hít vào.

- Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng: thở ra.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Động tác 5.

5. Lắc đầu vẫy đuôi, xua hết tính nóng nảy

Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu. Động tác: - Đầu nghiêng qua một bên: hít vào. - Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa: thở ra.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Động tác 6.

6. Phía sau giẫm gót bảy lần, trăm bệnh tiêu tan

Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh nhâm và đốc (đường đi giữa trước và sau thân), tăng sinh lực, hồi sức, giúp thân thể cường tráng.

- Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống: hít vào.

- Hạ chân xuống, 2 tay đưa lên: thở ra. Động tác này làm tối thiểu 30 lần.

- Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất: thở bình thường. Tối thiểu làm 100 lần.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Động tác 7.

7. Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực

Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.

- Tay thủ ở hông: hít vào.

- Tay đấm ra: thở ra; rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra và thở ra.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024

Động tác 8.

8. Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo

Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm - đốc và thận kinh; giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái; bổ thận tráng dương.

- Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau: hít vào.

- Thân cúi xuống, vuốt 2 chân: thở ra.

Bài khí công Bát Đoạn Cẩm rất hiệu quả với bệnh đốt sống cổ dạng động mạch hoặc u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng - đùi, rối loạn chức năng dạ dày - ruột, chán ăn...

Lưu ý:

- Bài tập trên không thích hợp cho người đang bệnh nặng.

- Vận dụng bài tập trên cần thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý.

Nhưng không chỉ có bà Vượng, rất nhiều người đã tìm đến với Tĩnh khí công và tự chữa khỏi các bệnh về lục phủ ngũ tạng, huyết áp, tiểu đường... Họ đều không dùng đến thuốc, chỉ bằng lòng kiên trì và niềm tin chiến thắng bệnh tật.

Dùng khí, không dùng thuốc

Phòng khám của Chưởng môn Tĩnh khí công Hoàng Vũ Thăng lúc nào cũng có hàng chục bệnh nhân đợi đến lượt. Trong chiếc tủ sách kê ở cửa có hơn 20 đầu sách của chính vị Chưởng môn này với các tựa đề khá mới mẻ: "Khí công tự chữa bệnh - dưỡng sinh"; "Luyện khí công công phu"; "Khí công toàn thư"; "Án ma chân pháp"; "Kình trong võ thuật"... Tại phòng khám có hai bệnh nhân đang nằm để ông Thăng và một trợ lý truyền khí vào cơ thể. Không gian yên tĩnh, mắt người truyền khí nhắm nghiền, đầu lắc lư, tập trung cao độ dồn khí lực xuống hai bàn tay áp vào lưng người bệnh. Khoảng 20 phút thì bệnh nhân xuống khỏi giường, người khác vào thay.

Bà Đặng Thị Vượng kể lại quá trình giằng giật sự sống với tử thần của mình: "Năm 2005, tôi phát hiện bị ung thư vú, đã di căn ra nách bên phải với 8 hạch. Tôi đã vào Bệnh viện K xạ trị, uống thuốc. Được một thời gian bệnh di căn xuống phụ khoa. Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u được một thời gian bệnh lại tái phát, kèm theo là chứng kháng thuốc. Đến tháng 5/2008 thì tình trạng sức khoẻ của tôi đã nguy kịch, gia đình đã tính đến chuyện hậu sự. Tình cờ qua một người bạn, tôi được gặp thầy Hoàng Vũ Thăng. Từ đó, hằng ngày tôi được các thầy truyền khí xả độc trong cơ thể, đến tối tôi tham gia tập luyện môn phái này tại Chùa Láng. Sáu tháng sau, sức khoẻ của tôi cải thiện rõ rệt, trước đây tôi rất khó thở nhưng sau một khóa tập luyện, tôi cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn rất nhiều".

Chị Trần Thị Thanh Hoà, trú tại số 3/3, tổ 63, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - một học viên đang theo học lớp Tĩnh khí công tại Chùa Láng kể lại: Năm 2011, chồng chị Hòa là anh Ứng Mạnh Giang bất ngờ đổ bệnh. Đi khám mới biết anh đã bị suy thận gần độ 4, bệnh tình diễn biến quá nhanh. Gia đình chị Hòa đã tốn không biết bao nhiêu công sức, tiền của chữa trị cho anh Giang, thậm chí đã tìm mua thận để ghép. Tình cờ, anh Giang đọc trên mạng thấy có thông tin về môn Tĩnh khí công chữa được nhiều bệnh nan y, nên đã đến khám điều trị. Được thầy Hoàng Vũ Thăng phát công, sau khoảng một tháng thì bệnh ngớt, từ đó anh Giang kiên trì theo đuổi môn phái này, tính đến nay đã được 3 năm. "Giờ anh ấy đã lái xe xuyên Việt được rồi, việc sinh hoạt vợ chồng rất ổn! Vì vậy, anh ấy bảo tôi phải tham gia tập luyện ngay khi chưa có bệnh" - chị Hòa vui vẻ cho biết.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024
Ông Hoàng Vũ Thăng đang chữa cho một bệnh nhi.

Còn ông Đào Long Đỗ (trú tại phòng 712, H10 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) thì chia sẻ: "Ban đầu, nghe cháu rể tôi là Mai Hà Huế - Giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội kể, môn khí công này rất huyền diệu, tôi bán tín bán nghi nên đi tập thử xem thế nào bởi nhiều năm nay, bệnh Gout đã hành hạ tôi đến khổ sở mỗi khi cử động, lại phải kiêng khem đủ thứ. Sau 6 tháng tập luyện, nay tôi đã thanh toán được căn bệnh khó chịu này. Thậm chí tôi còn thử với món thịt chó và bia rượu nhưng không hề hấn gì. Nếu có đau, tôi chỉ cần xả khí từ thận (tạng chủ của xương khớp) vào thẳng vùng bệnh, chỉ vài lần là tan biến cơn đau, đi lại bình thường".

Còn chị Đào Kim Hoa (Giáo viên dạy môn Sinh học Trường THCS Đền Lừ, Hoàng Mai) cho biết: "Cả nhà tôi gồm 8 người đã theo học môn phái này. Mới đây, tôi bị ngộ độc thức ăn, nghi là mua rau ở chợ về có dính thuốc sâu. Cả đêm tôi đau bụng quằn quại, gia đình đã định đưa vào khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, nhưng tôi cố nằm vận khí đưa vào tỳ vị, đại tiểu tràng rồi thanh xả độc khí ra hai gan bàn chân. Vận khí một lúc thì cơn đau giảm dần, đến sáng thì khỏi hẳn".

Theo chị phương pháp tập khá đơn giản, chỉ cần tập trung tư tưởng, dùng ý thức điều khiển dòng ngoại khí, thu từ không gian vào cơ thể (qua huyệt Bách hội đỉnh đầu), đưa xuống huyệt Đan điền theo mạch Nhâm, rồi đọc mật lệnh "đan điền sinh chân khí". Sau đó chuyển khí đến các cơ quan trong cơ thể để chữa bệnh theo phác đồ. Tất nhiên, trước đó phải học lý thuyết Tĩnh khí công và vận khí với sự dẫn luyện của thầy.

Theo giới thiệu của chị Hoa, chúng tôi gọi điện cho bà Lê Thị Tân (72 tuổi, trú tại số nhà 2, ngõ 10, tổ 8, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái). Bà Tân cho biết, bà bị suy tim độ 3, ngoài ra hai lá phổi của bà cũng gần như hỏng. Mấy năm nay, bệnh tình trở nặng, bà thường xuyên phải về Hà Nội nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Tháng 3/2013, các con đưa bà đến phòng khám Tĩnh khí công và tham gia học lớp cơ bản. Sau 3 tháng kết thúc khoá học, bà về quê tự luyện tập theo băng ghi âm. Đến nay, bệnh tình của bà đã thuyên giảm đáng kể, bà đã có thể đi chợ và làm công việc trong gia đình. Bà cho biết, môn này muốn phát huy tác dụng phải thật kiên trì tập luyện và phải có niềm tin sẽ khỏi được bệnh tật.

Niềm hy vọng của bệnh nan y?

Chưởng môn Tĩnh khí công Hoàng Vũ Thăng cho biết: Nguyên lý chữa bệnh là trong trạng thái tĩnh, dùng ý thức điều khiển khí - tức dòng năng lượng hoạt động trong cơ thể, theo mục đích và trình tự nhất định. Tĩnh khí công chủ trương chữa bệnh từ gốc, từ tạng chủ của vùng có bệnh. Để chữa bệnh hiệu quả cần phải tự tập luyện kiên trì, tự mình chữa bệnh cho mình là chính. Thầy chỉ là người đưa ra phương pháp và hướng dẫn luyện tập.

Ông Hoàng Vũ Thăng đã chia sẻ vài điều về con đường đến với khí công. Ông tên thật là Võ Thăng Bình, sinh năm 1960, quê tại Nghệ An, là con trai của cụ Võ Văn Bính, người tham gia sáng lập tổ chức Tân Việt cách mạng đảng năm 1928. Từ nhỏ ông đã được cha truyền dạy võ công và khí công. Lớn lên ông tiếp tục tầm sư học đạo. Năm 1977 ông thi đỗ vào khoa Vật lý hạt nhân - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, với mục đích để sử dụng các kiến thức khoa học hiện đại làm sáng tỏ các vấn đề trong khí công. Năm 1986 ông bắt đầu dạy khí công tại TP Hồ Chí Minh cho thanh niên.

Đến năm 1991 ông quay ra Hà Nội phát triển phong trào dưỡng sinh tại đây, đồng thời viết các trước tác về khí công trong dưỡng sinh và võ thuật. Đến nay ông đã xuất bản hơn 20 đầu sách về đề tài này. Hiện học viên của ông đã có hàng vạn người ở trong nước và nước ngoài, như Mỹ, Pháp, Đức... Trung tâm Tĩnh khí công và dạy nghề nhân đạo của ông là đơn vị thành viên của Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội.

Đánh giá tác dụng tập luyện khí công phòng bệnh năm 2024
Một ca chữa bệnh bằng Tĩnh khí công.

Ông lý giải hiện tượng bệnh tật ngày một nhiều, nhất là các chứng nan y, do những tác nhân có hại như môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, mất cân bằng sinh thái, lạm dụng tràn lan các hoá chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Y học thì vốn dĩ luôn đi sau bệnh tật. Con người hiện đại đang có xu hướng sống "hướng ngoại", ít chú ý đến cái "bên trong", bỏ quên những khả năng tiềm ẩn vốn có của con người tự nhiên, như khả năng tự khắc phục những vấn đề nảy sinh của bản thân, tự biến đổi để hoà hợp với thiên nhiên… Chương trình Tĩnh khí công dưỡng sinh của ông chủ trương giúp con người đánh thức cái "tự nhiên", tiềm ẩn trong con người mình để phục vụ cho việc tự chữa bệnh, nâng cao sức sống, sức làm việc.

Tĩnh khí công là phương pháp luyện tập với mục đích tự chữa bệnh dưỡng sinh và nâng cao, ban đầu là phục hồi, ổn định và nâng cao hoạt động của các cơ quan nội tạng, các hệ thống, các quá trình sinh học trong cơ thể, sau đó có thể khai mở các tiềm năng đặc biệt của con người. Việc vận động và hít thở tập trung cho khai thông kinh mạch. Cho nên người học phải hiểu vấn đề ngay từ đầu tập mới có kết quả. Việc hít thở trong khí công lúc tập khí công động, lúc tĩnh công thì chú tâm nhiều đến cách vận khí.

Ông Ngô Đại Cát, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Tài chính: "... Tôi thấy môn Tĩnh khí công dưỡng sinh Hoàng Vũ Thăng là một môn khoa học có lý thuyết chặt chẽ, kết hợp lý thuyết với thực hành. Là môn khoa học mới mẻ được đúc kết phát triển từ tinh túy hàng trăm ngàn năm của tổ tiên, của nhân loại, là "của quí" của dân tộc...".

Ông Nguyễn Đăng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp: "Phương pháp chữa bệnh bằng Tĩnh khí công tuy còn mới, chưa được phổ biến rộng rãi nhưng là một phương pháp rất có tương lai, vì nó đơn giản, quần chúng, không dùng thuốc uống hay tiêm, nhưng lại hiệu nghiệm nhanh và kết quả thật kỳ diệu!".

Ông Nguyễn Quang Hải, nguyên Đại tá - Hiệu trưởng Trường Quân nhạc Việt Nam: "Phương pháp Tĩnh khí công - Dưỡng sinh của NQT Hoàng Vũ Thăng là phương pháp khoa học nền tảng. Phương pháp tìm hiểu bản gốc của mình để hiểu được mình, biết mình phải làm gì, cho ai và vì ai để định cho mình những công việc kế tiếp. Để phát triển rộng và sâu nhằm "mở mắt" cho những người "sáng mắt" thì nên phổ cập…".

Ông Phạm Văn Phúc - GS.TS Trường Đại học Y khoa - Hà Nội: "Các buổi mạn đàm, giải đáp của thầy là một hình thức học tập nâng cao lý luận rất phong phú, mô phạm. Tôi đã nhận thức thêm về lý luận mang tính khoa học cao của quá trình chuyển biến khí, khí quang, khí hình, màn hình. Lý luận về phân quang trên màn hình, Ấn Đường, mắt thần...".