Danh sách 4 chức danh chủ chốt

Ngoài các lãnh đạo chủ chốt Nhà nước, Quốc hội sẽ bầu một số phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội và phê chuẩn bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ.

Từ ngày 30/3 đến 8/4, Quốc hội bắt đầu quy trình kiện toàn nhân sự. Trong kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội dành phần lớn thời gian [7/12 ngày] cho công việc quan trọng này.

Do sau Đại hội XIII của Đảng, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, nên Trung ương thống nhất cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh một cách đồng bộ.

Đương kim Thủ tướng được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước

Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tổng số có khoảng 25 chức danh sẽ được kiện toàn. Ngoài bầu 3 lãnh đạo chủ chốt Nhà nước gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội sẽ bầu một số phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội và phê chuẩn bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ theo đề xuất của Thủ tướng.Chức danh Chủ tịch nước đang do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng thời đảm nhiệm. Vào tháng 10/2018, sau biến cố đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước. Sau rất nhiều nhiệm kỳ, người đứng đầu Đảng đồng thời cũng là người đứng đầu Nhà nước.Sau hơn 2 năm gánh vác hai vai trò quan trọng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm tái cử chức Tổng bí thư khóa XIII.

Vị trí Chủ tịch nước sẽ được kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV kiện toàn. Nhân sự được giới thiệu đề cử bầu vào chức danh này là đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là thông tin đã được Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhân sự được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước. Ảnh: Thuận Thắng

Trước đó, khi các vòng hiệp thương giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đang diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nằm trong danh sách ứng cử của khối Chủ tịch nước. Theo thông lệ, nhân sự được cơ cấu giới thiệu ứng cử ở khối cơ quan nào nghĩa là đang công tác, hoặc sẽ công tác trong khối cơ quan đó.Với chức danh Phó chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đang giữ cương vị này nhưng không tái cử Trung ương khóa XIII. Trong khi đó, danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới ở khối Chủ tịch nước ngoài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, còn có nữ Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân.Ngoài thông tin xác nhận đương kim Thủ tướng được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước, ứng cử viên cho hai vị trí chủ chốt còn lại là Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đều chưa được công bố.Nhưng nhìn vào danh sách sơ bộ nhân sự được các cơ quan Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cho thấy có một số thay đổi. Như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử khối Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ứng cử ở khối Quốc hội.Trong khối Chính phủ, sau Đại hội XIII có 9 thành viên không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.Trong đó, 8 người hết tuổi tái cử gồm: Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.Một thành viên Chính phủ là ủy viên Trung ương khóa XII đủ tuổi tái cử nhưng không trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa mới là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Đây các các chức danh sẽ được kiện toàn.


Trong 15 người được giới thiệu ứng cử vào Quốc hội khóa mới ở khối Chính phủ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính. Ảnh: Thuận Thắng


Trong khi đó, có 15 người được giới thiệu ứng cử vào Quốc hội khóa mới ở khối Chính phủ. Ngoài ông Phạm Minh Chính còn có một số “gương mặt mới” lần đầu được Chính phủ giới thiệu, như: Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên; Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn.

Toàn bộ lãnh đạo Quốc hội không tái cử

Ở khối Quốc hội, 12 người không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, trong đó, gồm toàn bộ lãnh đạo Quốc hội.Các nhân sự không tái cử Trung ương khóa mới gồm: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, 4 phó chủ tịch Quốc hội; Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng; Trưởng ban Công tác đại biểu và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.

Đây cũng là các chức danh sẽ được kiện toàn để bộ máy mới của Quốc hội có thể vận hành ngay, theo lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


Quốc hội sẽ dành 7 ngày để tiến hành việc kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo. Ảnh: Thuận Thắng

Riêng với hai vị trí của Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt, do nhân sự dự kiến giới thiệu giữ các chức danh này chưa phải là đại biểu Quốc hội nên việc kiện toàn sẽ thực hiện tại kỳ họp Quốc hội đầu tiên của khóa XV [diễn ra vào tháng 7].Trong danh sách 130 người được giới thiệu ứng cử ở khối Quốc hội có nhiều gương mặt mới. Ngoài Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ còn có Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định; Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Trần Quang Phương; Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường; Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm…Trong khi đó, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Sỹ Thanh lại được giới thiệu ứng cử ở khối Kiểm toán Nhà nước.Tại phiên thảo luận tại tổ về báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIV chiều 25/3, đại biểu Hoàng Đức Thắng [Quảng Trị] đã nêu băn khoăn về tính kế thừa, chuyển tiếp khi lần này phải thay toàn bộ lãnh đạo Quốc hội.“Tôi thấy rất e ngại về việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo Quốc hội kỳ này khi tính kế thừa của khóa XIV cho khóa XV là rất ít”, ông Thắng nói. Ông cho rằng nhiều lãnh đạo các ngành khác về Quốc hội không dễ bắt tay ngay vào công việc khi chưa có kinh nghiệm. Chắc chắn sẽ có những lúng túng, bỡ ngỡ và điều đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động giai đoạn tới.

Vì thế, cần tính đến chiến lược quy hoạch cán bộ để những nhiệm kỳ sau để Quốc hội đảm bảo được tính kế thừa, vững chắc.

Theo Zing

Tin này, chưa cập nhật nội dung để máy đọc. Mời bạn quay lại sau.

Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. [Ảnh: Quang Chung]

[Thanhuytphcm.vn] - Sau hơn 1 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 9/3.

Tiếp tục kiện toàn công tác nhân sự

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các Tờ trình, Báo cáo và các nội dung của Hội nghị. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua Nghị quyết của Hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương những công việc quan trọng mà Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 1 đến Hội nghị Trung ương 2 [khóa XIII]. Ban Chấp hành Trung ương khẳng định trong thời gian chỉ hơn 1 tháng kể từ sau Hội nghị Trung ương 1 đến nay, Bộ Chính trị đã tích cực, khẩn trương triển khai nhiều công việc quan trọng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó có việc chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, kỹ lưỡng các nội dung để trình Hội nghị Trung ương 2, bảo đảm cho Hội nghị thành công tốt đẹp. Trung ương yêu cầu sau Hội nghị này, Bộ Chính trị cần khẩn trương chỉ đạo triển khai các công việc theo Chương trình toàn khóa mà Trung ương đã thông qua, trong đó có việc chuẩn bị các nội dung của các Hội nghị Trung ương tiếp theo trong năm 2021.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định với những kết quả đã đạt được, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã thành công tốt đẹp. Sau Hội nghị này, cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự cấp cao tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, chúng ta sẽ tiếp tục kiện toàn lãnh đạo các cơ quan của Trung ương Đảng, các ban cán sự đảng và đảng đoàn ở những nơi có sự thay đổi nhân sự, bảo đảm sự thông suốt, liên tục trong các hoạt động của toàn hệ thống chính trị.

Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai việc nghiên cứu, quán triệt, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, gắn với việc lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại..., đồng thời tiếp tục chuẩn bị chu đáo để tiến hành thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. [Ảnh: Quang Chung]

Kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội thứ 11

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đã làm rõ thêm một số vấn đề để thống nhất trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện liên quan đến Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Nhà nước.

Về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Nhà nước, Hội nghị Trung ương 2 [khóa XIII] cũng đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội - những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước - với số phiếu tập trung cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác nhân sự do Đại hội XIII của Đảng thông qua; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện có thể và đã đạt được sự nhất trí rất cao. Ban Chấp hành Trung ương khẳng định cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; nhất trí cho thực hiện việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Căn cứ kết quả biểu quyết và giới thiệu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước để chuẩn bị trình Quốc hội, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, vừa đúng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức của các cơ quan Nhà nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là một bước quan trọng trong việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ này và cho chúng ta thêm kinh nghiệm để tiến hành các bước tiếp theo.

Các Ủy viên Trung ương Đảng dự Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. [Ảnh: Quang Chung]

Tháo gỡ, giải quyết những khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng yếu

Về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết Trung ương cơ bản tán thành với Tờ trình và Dự thảo Chương trình làm việc; cho rằng dự thảo được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng; nội dung khá toàn diện, cơ bản thể hiện được chủ đề, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ trọng tâm do Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Những vấn đề đưa vào Chương trình toàn khóa là những vấn đề quan trọng và cần thiết nhất, nhằm tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trung ương nhấn mạnh việc xác định nội dung Chương trình toàn khóa cần bám sát Nghị quyết và các văn kiện của Đại hội XIII, tập trung cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và những vấn đề thực tiễn bức thiết đặt ra, những khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết; những khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng yếu như: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng Đảng, giữ vững bản chất cách mạng trong sáng của Đảng; xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; làm tốt công tác cán bộ, nhất là ở cấp chiến lược; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế... Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tùy tình hình cụ thể, Bộ Chính trị cần xem xét, cân nhắc để kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp. Với những vấn đề lớn, quan trọng đã được xác định rõ về chủ trương, định hướng chính sách trong Văn kiện Đại hội XIII và các nghị quyết của các khóa trước vẫn còn giá trị, hiệu lực, thì tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoặc định kỳ sơ kết, tổng kết, ban hành kết luận; không nhất thiết phải ban hành nhiều nghị quyết; nghị quyết phải bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, nội dung thiết thực, có giải pháp khả thi và xác định thời gian, lộ trình thực hiện.

Để thực hiện tốt chương trình làm việc toàn khóa đã được Trung ương thông qua, ngay sau Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai một cách nghiêm túc; phân công rõ ràng các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chuẩn bị các đề án cụ thể.

Trung Kiên

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề